Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 11
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch lần thứ 11 (TMM11) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) đã khai mạc sáng 19/8 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, với sự tham dự của trên 300 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt tham dự.
Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn phát biểu khai mạc Hội nghị TMM11. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Bangkok
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn nêu rõ sự bùng phát đại dịch COVID-19 đã tác động to lớn và dài hạn tới ngành du lịch toàn cầu. Hơn 62 triệu việc làm liên quan lĩnh vực du lịch đã bị mất. Tỷ trọng du lịch trong Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu đã giảm mạnh chỉ còn 5,3% trong năm 2020 và 6,1% trong năm 2021.
Bộ trưởng Phiphat nhấn mạnh là nước chủ nhà của APEC 2022, Thái Lan có tham vọng thông qua hội nghị này và các cuộc làm việc nhóm liên quan để thúc đẩy các Khuyến nghị chính sách du lịch trong tương lai, đó là “Du lịch tái tạo” để mở đường cho tương lai của ngành du lịch trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khơi dậy sự nhiệt tình chung của tất cả các nền kinh tế thành viên APEC nhằm theo đuổi một sự tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm như đã được nêu trong Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040.
Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 11. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Bangkok
Video đang HOT
Với chủ đề “Du lịch tái tạo”mà nước chủ nhà đưa ra nhằm thúc đẩy phục hồi bền vững hậu đại dịch, hội nghị tập trung vào chiến lược tiếp cận toàn diện để phát triển và quảng bá du lịch bằng việc có tính đến tất cả các tác động tiềm tàng đối với môi trường, văn hóa và lối sống của địa phương. Bên cạnh việc khôi phục các điểm du lịch, một trong những ưu tiên của chiến lược tiếp cận toàn diện là khuyến khích người dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ du lịch hòa nhập và bình đẳng, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo tồn văn hóa và môi trường. Điều này phù hợp với Mô hình kinh tế sinh học – tuần hoàn – xanh (BCG) mà Chính phủ Thái Lan đang áp dụng để vực dậy ngành du lịch nước nhà với mục tiêu là du lịch an toàn, bao trùm và bền vững. Mô hình kinh tế BCG tận dụng thế mạnh của Thái Lan về sự đa dạng sinh học và sự phong phú về văn hóa, đồng thời tuân thủ các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt dẫn đầu tham dự TMM11. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Bangkok
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ những chiến lược trọng tâm có thể áp dụng để thúc đẩy phục hồi ngành du lịch lữ hành sau đại dịch COVID-19, cách thức các nền kinh tế APEC có thể phối hợp để đóng góp và hỗ trợ quá trình phục hồi, hay vai trò của du lịch trong việc nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân các nền kinh tế APEC, du lịch tái tạo và tương lai của du lịch APEC.
Hội nghị dự kiến thông qua “Các khuyến nghị chính sách của APEC cho du lịch trong tương lai: Du lịch tái tạo” và Tuyên bố TMM11 trong cùng ngày.
Thái Lan cảnh giác nguy cơ gián điệp Iran xuất hiện ở Đông Nam Á
Cảnh sát Thái Lan trên cả nước được chỉ đạo cảnh giác trước khả năng gián điệp Iran thâm nhập, sau khi Indonesia bắt giữ một công dân Iran nghi hoạt động gián điệp.
Bị cáo Ghassem Saberi Gilchalan bị kết tội tại Indonesia vì sử dụng hộ chiếu giả. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH KOMPAS
Tờ Bangkok Post ngày 6.6 dẫn nguồn tin cảnh sát cho hay Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan (RTP) ra chỉ đạo mật cho cảnh sát trên cả nước trông chừng khả năng gián điệp Iran thâm nhập, sau khi một đối tượng bị bắt ở Indonesia dẫn đến lo ngại về an ninh.
Nguồn tin này cho hay các cơ quan an ninh đang theo dõi sát sao sự di chuyển của các công dân Iran và một số công dân Thái theo đạo Hồi bị nghi hoạt động gián điệp ở Thái Lan.
Cảnh sát trưởng quốc gia Suwat Jangyodsuk được cho là đã chỉ đạo các ban ngành liên quan và cảnh sát tại tất cả các vùng cần cảnh giác và thu thập thông tin tình báo về sự di chuyển của các đặc vụ trên.
Văn bản chỉ đạo nhắc sự việc ngày 24.5.2021, khi giới chức Indonesia nhận được tin báo về việc một người đàn ông tên Ghassem Saberi Gilchalan đến nước này, mang theo hộ chiếu Bulgaria sau đó phát hiện là hộ chiếu giả.
Đến 3 ngày sau đó, ông Gilchalan bị giới chức Indonesia tạm giữ tại sân bay Soekarno-Hatta khi chuẩn bị sang Qatar. Người này khai đã dùng hộ chiếu giả để nhập cảnh.
Cảnh sát Indonesia phát hiện người đàn ông trên đã nhập cảnh hơn 10 lần bằng những hộ chiếu giả và tòa tuyên án 2 năm tù vì những vi phạm trên.
Cơ quan chức năng còn phát hiện người này có 11 điện thoại di động, 1 máy tính bảng, nhiều thẻ SIM và tiền mặt hơn 320.000 baht (215,6 triệu đồng). Kiểm tra điện thoại, cơ quan điều tra phát hiện tên của một số người Thái theo đạo Hồi.
Giới chức Indonesia cho rằng Gilchalan là gián điệp từ Iran. Bị cáo khai rằng đã được một cựu nhân viên ngoại giao Iran ở Malaysia phân công làm gián điệp ở Malaysia và Indonesia vài lần.
Lần gần đây nhất liên quan việc vận động hành lang để giới chức Indonesia thả tàu dầu MT Horse của Iran bị giữ tại nước này vào tháng 1.2021.
Bị cáo còn lập một công ty bình phong ở Bali để che đậy hoạt động ở Indonesia. "Việc phát hiện Gilchalan gây náo động một số nước lo ngại về các chiến dịch mật và gián điệp của Iran. Những hoạt động như thế có thể cũng xảy ra tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan", theo nguồn tin cảnh sát Thái Lan.
Bị cáo Gilchalan và cựu nhân viên ngoại giao trên đã đến Thái Lan vài lần và còn gặp những người đạo Hồi dòng Shi'ite ở Thái Lan có quan hệ với Iran.
Nguồn tin trên cho biết Thái Lan sẽ tổ chức hội nghị APEC vào tháng 11 với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước nên an ninh là ưu tiên.
Du lịch Italy được dự báo trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023 Theo phóng viên TTXVN tại Rome, báo cáo tác động kinh tế mới nhất của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) mới đây cho thấy ngành du lịch và lữ hành của Italy có khả năng trở lại mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2023, với mức chênh lệch ước tính khoảng 0,3% so với năm 2019. Khách...