Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP tại Mỹ
Ngày 30/9 (rạng sáng 1/10 theo giờ Hà Nội), Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khai mạc tại thành phố Atlanta, thuộc tiểu bang Georgia ở Đông Nam nước Mỹ.
Bộ trưởng phụ trách chính sách Tài khóa và Kinh tế Nhật Bản Akira Amari (trái) và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (giữa) tại cuộc họp báo sau đàm phán về TPP ở Hawaii ngày 31/7. Ảnh: THX/TTXVN
Hoạt động này nhằm nỗ lực đạt được thỏa thuận liên quan tới hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trọng tâm chương trình nghị sự của hội nghị kéo dài hai ngày này là tìm cách thu hẹp các bất đồng trong một loạt vấn đề then chốt vốn đã khiến vòng đàm phán cấp bộ trưởng mới nhất diễn ra cuối tháng 7 vừa tại Hawaii không đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Video đang HOT
Đó là việc Mỹ hạn chế nhập khẩu một số linh kiện ô tô từ Nhật Bản, vấn đề Mỹ và Canada mở cửa thị trường đối với các sản phẩm bơ sữa của New Zealand và thời gian bảo hộ độc quyền đối với mặt hàng dược phẩm thế hệ mới. Khi được hỏi về khả năng đạt được thỏa thuận cuối cùng tại vòng đàm phán này, một quan chức giấu tên của Mỹ bày tỏ hy vọng các bên sẽ vượt qua được khác biệt và hoàn tất tiến trình đàm phán.
Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand John Key đánh giá vòng đàm phán này là cơ hội tốt để hoàn tất TPP, đồng thời cảnh báo các hệ quả tiêu cực trên phương diện chính trị nếu quá trình đàm phán kéo dài. Ông John Key cũng cho rằng cuộc gặp của các nhà lãnh đạo các nước tham gia đàm phán TPP tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào trung tuần tháng 11 tới ở Philippines “có lẽ là cơ hội cuối cùng để đạt được TPP trong năm 2015″.
Chuyên gia kinh tế Sean West của nhóm tư vấn Eurasia Group thì nhận định dù vẫn tồn tại khá nhiều rào cản, song một thỏa thuận cuối cùng là hoàn toàn “trong tầm tay” kể cả khi hội nghị bộ trưởng tại Atlanta tiếp tục bế tắc.
Đàm phán TPP được khởi động từ năm 2005 và đến nay đã thu hút sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Các nước này đang nỗ lực hướng tới việc ký kết thoả thuận trong thời gian sớm nhất, sau khi đã bỏ lỡ hạn chót đặt ra cuối năm 2013. Ước tính, một khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
Theo TTXVN
Khai mạc Hội nghị lần thứ 48
Hôm nay (4/8), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 sẽ chính thức khai mạc tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia).
Diễn ra trong bối cảnh thời hạn hình thành Cộng đồng ASEAN đang đến gần và tình hình khu vực đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là căng thẳng trên Biển Đông, nạn buôn nguời, cướp biển..., vì vậy, một trong những chủ đề được thảo luận trong đợt Hội nghị lần này là tăng cường hợp tác chính trị an ninh trong cấu trúc khu vực đang định hình với sự tham gia của các đối tác của ASEAN.
Hợp tác chính trị an ninh được coi là trụ cột có ý nghĩa xương sống trong tiến trình hội nhập khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Xuất phát từ nhận thức của các nước ASEAN rằng phải đưa hợp tác chính trị và an ninh lên tầm cao mới nhằm đối phó với những thách thức đang nổi lên trong khu vực, ý tưởng hình thành Cộng đồng An ninh đã ra đời năm 2003 và được nâng lên thành Cộng đồng Chính trị - An ninh sau khi Hiến chương ASEAN ra đời.
Từ sau khi kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN được thông qua, hợp tác về chính trị - an ninh trong Hiệp hội liên tục được đẩy mạnh. Tính đến nay, 85% trong số 157 hoạt động đề ra để thành lập Cộng đồng Chính trị - An ninh đã được thực hiện. Cùng với đó, ASEAN đang dần phát huy vai trò trung tâm và chủ đạo trong xây dựng cấu trúc an ninh khu vực.ể tiến tới hình thành Cộng đồng này, năm 2009, các nước thành viên đã xây dựng một kế hoạch tổng thể, xác định 157 hoạt động hợp tác cụ thể nhằm hướng đến một khu vực gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một khu vực năng động, rộng mở với bên ngoài.
Các cơ chế khu vực do ASEAN khởi xướng như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á đang ngày càng trở thành diễn đàn tin cậy cho các đối thoại hợp tác về các vấn đề ổn định an ninh không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo_VTV
Đàm phán TPP thất bại vì sữa, ô tô và sở hữu trí tuệ 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không đạt được thỏa thuận nào do bùng phát mâu thuẫn về tự do thương mại giữa Nhật và Bắc Mỹ, những vấn đề về ngành sữa của New Zealand và giai đoạn độc quyền đối với các loại dược phẩm thế hệ...