Khai mạc Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt – Trung
Hội chợ lần này có 400 gian hàng của doanh nghiệp hai nước giới thiệu những sản phẩm thế mạnh có thể tạo điều kiện xuất khẩu.
Sáng 1/12, tại Quảng trường Trung tâm Truyền thông và Văn hóa TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khai mạc Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt – Trung (Móng Cái- Đông Hưng) năm 2019 với chủ đề: “Mở rộng hợp tác- Phát triển bền vững”.
Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 1 – 7/1 với sự tham gia của 400 gian hàng, trong đó trên 300 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam, 100 gian hàng của doanh nghiệp Trung Quốc cùng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đặc biệt là các mặt hàng của tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; các gian hàng giới thiệu, quảng bá du lịch Việt Nam và du lịch Trung Quốc; các mặt hàng nông lâm, hải sản có thế mạnh xuất khẩu của cả hai bên.
Hội chợ thu hút hơn 400 gian hàng của hai nước tham gia với nhiều sản phẩm phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã.
Sau 13 lần tổ chức, Hội chợ là một trong những chương trình hợp tác thiết thực, hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại – du lịch – đầu tư của khu vực kinh tế năng động Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc).
Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hai chiều giữa 2 nước qua cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng( Trung Quốc) ngày càng tăng. Trong ngày đầu tiên khai mạc, Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt- Trung đã thu hút đông đảo sự tham gia của người dân và du khách.
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, du khách đến từ Hà Nội cảm nhận, nhiều người đến với hội mục đích là để xem, ngắm những gian hàng, những sản phẩm tiện lợi, đồ dùng sinh hoạt của Trung Quốc và Việt Nam. “Tôi thấy giá cả hàng hóa tại hội chợ rất phù hợp và được công khai tạo sức hút lớn cho du khách vừa được thăm quan, du lịch lại vừa được mua sắm”, chị Ngân cho biết.
Trong khuôn khổ hội chợ lần này còn diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như triển lãm trưng bày thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương hai nước Việt-Trung; Hội nghị kết nối xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc; Diễn đàn quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút đầu tư kết nối nối tuyến du lịch “2 quốc gia, 5 thành phố”; Cùng với đó là các Hoạt động giao lưu liên hoan văn hóa văn nghệ hát đối trên sông biên giới giữa hai địa phương…
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Móng Cái cho biết, hội chợ là cầu nối để các doanh nghiệp hai bên tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động xúc tiến, mở rộng đầu tư và phát triển du lịch.
Video đang HOT
“Thông qua các hoạt động tại hội chợ sẽ làm phong phú hơn nữa bản sắc văn hóa đặc sắc riêng có của nhân dân hai bên biên giới, tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ láng giềng, hữu nghị hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương biên giới đi vào thực chất, chiều sâu và hiệu quả, góp phần vào sự thịnh vượng chung của mỗi địa phương, mỗi quốc gia”, ông Dũng nêu rõ./.
Theo Duy Thái/VOV-Đông Bắc
Đủ trò giăng bẫy, thảm sát chim trời kiểu tận diệt ở Quảng Ninh
Tháng 9 hằng năm là mùa chim di cư, cũng là mùa săn chim trời ở Móng Cái, Hải Hà (Quảng Ninh). Các thợ săn tại 2 địa phương này ngang nhiên giăng bẫy kín các triền đê, cánh đồng, bãi biển; chim mồi được đặt khắp các ao, đầm..
Đi trên những trục đường chính của các xã, phường: Trà Cổ, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Hải Xuân, Bình Ngọc, Hải Hòa, Ninh Dương (TP Móng Cái), dễ dàng bắt gặp rất nhiều lưới được giăng khắp các cánh đồng, ao, đầm với những chú chim mồi, chòi canh dựng sẵn.
Tại bãi biển Trà Cổ, lưới bắt chim được giăng sẵn, tồn tại suốt mùa chim di cư, nhưng không có lực lượng chức năng nào xử lý.
Tiếng loa điện giả tiếng chim rả rích suốt đêm là một trong những kiểu bẫy chim trời khá tinh vi hiện nay của những người bẫy chim tại Móng Cái.
Những chú chim mồi của một thợ săn chim tại xã Hải Xuân đã được khâu chặt mí mắt, dùng để dụ chim trời sa lưới.
Theo ghi nhận của phóng viên, để đánh bẫy các loài chim trời như cò, vạc, cói, diệc... thợ săn dựng lên nhiều hàng rào lưới, kẹp số 4, những chiếc chòi canh, trên những mành lưới được gắn vỏ lon bia cho một ít đinh sắt vào trong để làm chuông báo hiệu khi chim dính lưới, loa điện giả tiếng chim, cò, cũng như nhiều cò, vạc làm mồi nhử... để săn bắt.
Những người dùng lưới bẫy cò chủ yếu thực hiện vào ban đêm, khi đó họ sẽ bật loa phát ra tiếng cò kêu, đặt ở các góc ruộng để gọi cò đang bay trên trời đáp xuống.
Lực lượng kiểm lâm huyện Hải Hà phối hợp với xã Quảng Thành xử lý tình trạng săn bắt chim di cư.
Ông M, một thợ săn chim tại phường Trà Cổ (TP Móng Cái), cho biết: Để bắt được những con cò, vạc, thợ đánh chim đã làm những con cò, con vạc giả đặt giữa các đầm nước, trên các ruộng lúa, thậm chí dùng chim còn sống cho đứng trên những thanh gỗ được đóng kiểu chữ T, chân chim được buộc vào dây cước làm mồi dụ. Trước khi trở thành chim mồi, những con cò, vạc này được huấn luyện, bị khâu mắt lại để chim mồi không mổ được nhau và để tiếng kêu to hơn bình thường.
Sau một đêm thức trắng, ông M bắt được hơn 30 con chim các loại, chủ yếu là cuốc biển, gà đồng, cò, vạc và chim két đỏ. Ông M cho biết thêm: Năm nay đánh cò, vạc khó hơn mọi năm. Con to giá bình quân 50.000-60.000 đồng/con. Mỗi đêm, may mắn cũng được khoảng chục con cò, vạc. Chúng tôi chỉ đánh bắt tại chỗ, còn hàng ngày sẽ có người đến tận nơi mua lại, bán cho các nhà hàng, quán ăn.
Tình trạng săn bắt chim di cư vẫn diễn ra công khai tại các xã của huyện Hải Hà. (Trong ảnh: Săn chim di cư tại khu vực giáp ranh giữa xã Quảng Thắng và xã Quảng Minh).
Giống như ở Móng Cái, thời gian này huyện Hải Hà cũng đang vào mùa săn chim. Tại các địa phương ven biển như Quảng Thắng, Phú Hải, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Điền... không khó để bắt gặp những "trận địa" lưới được giăng khắp các cánh đồng. Những con chim mồi được các thợ săn bố trí ở khắp khu vực giăng lưới để nhử đồng loại.
Tại xã Phú Hải, ngay phía mép biển, hàng trăm mét lưới được dựng lên để săn bắt chim di cư.
Tại các khu vực này, ngoài chim mồi, các thợ săn còn sử dụng cả bộ dàn với loa, ắc quy để phát tiếng của chim mồi đã ghi sẵn để dụ chim đến khu vực đánh bẫy.
Thợ săn chim tên Đ ở xã Quảng Thắng, cho biết: Tại xã có hàng chục người săn chim trời. Người giăng lưới bẫy chim trên đồng, người mắc lưới săn vạc dưới ao. Đặc biệt, có những thợ săn chim chuyên nghiệp từ Ninh Bình, nhiều năm nay ra khu vực này săn chim tại các bãi biển. Mỗi đêm họ đánh được hàng trăm con, thu hàng triệu đồng. Thông thường, các loại chim này có người đến tận nơi để thu mua rồi bán lại cho các quán ăn trên địa bàn.
Lực lượng kiểm lâm TP Móng Cái thu giữ lưới săn chim tại xã Hải Tiến.
Ngay khi bắt đầu mùa chim di cư, TP Móng Cái và huyện Hải Hà đã có nhiều văn bản chỉ đạo các xã, phường, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý mọi hành vi săn bắt chim hoang dã. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn không được xử lý triệt để.
Theo đó, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn đã tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập các tổ vận động, tuyên truyền, xử lý những hành vi vi phạm, bao gồm chính quyền địa phương, công an xã, kiểm lâm địa bàn, trưởng thôn, khu, tổ chức cho người dân ký cam kết không tham gia đánh bắt chim trời.
Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa kiểm lâm và công an các xã trong việc kiểm tra, xử lý săn bắt chim trời không hiệu quả; dụng cụ để săn bắt chim trời quá rẻ, nên ngay sau khi lực lượng chức năng thu lưới, tiêu hủy thì người săn chim lại giăng lưới kín đồng, kín bãi, rất khó khăn cho công tác xử lý của lực lượng chức năng.
Theo Hữu Việt (Báo Quảng Ninh)
Không chỉ xảy ra dâm ô, tại Trung tâm HTXH TPHCM còn có nhiều chuyện đau lòng Công an Q.Bình Thạnh, TP.HCM đã bắt khẩn cấp Nguyễn Tiến Dũng, nhân viên Trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM (số 463 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh) để điều tra về hành vi dâm ô với nhiều bé gái tại Trung tâm này. Vụ việc đang gây chấn động dư luận. Công an đã xác định có ít nhất 3 bé...