Khái lược về lớp tàu LSC của hải quân Mỹ
Ngày 5-4, hải quân Mỹ đã chính thức tổ chức lễ biên chế hoạt động chiếc tàu tác chiến ven bờ tàng hình 3 thân thứ hai, mang tên USS Coronado (LCS-4), nâng tổng số tàu đang hoạt động lên con số 4.
USS Coronado là chiếc tàu tác chiến ven bờ (LSC – Littoral Combat Ship)thứ 4 và là chiếc thứ 2 thuộc lớp Independence, được biên chế hoạt động trong hải quân Mỹ và sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm quét mìn, tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm.
Được đặt tên theo thành phố Coronado thuộc bang California, LCS-4 là chiếc tàu chiến thứ 3 của hải quân Mỹ mang tên thành phố này. Chiếc đầu tiên, USS Coronado (PF-38), là một khinh hạm tuần tra hoạt động trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Chiếc thứ 2, USS Coronado (AGF-11), được thiết kế là một tàu vận tải đổ bộ (LPD) lớp Austin và năm 1980, được cải tiến thành tàu hỗ trợ chỉ huy và được biên chế giữ vai trò là tàu chỉ huy lực lượng Trung Đông, sau đó là tàu chỉ huy hạm đội 6 ở Địa Trung Hải, và cuối cùng trở thành tàu chỉ huy hạm đội 3 ở Đông Thái Bình Dương trước khi được loại biên vào năm 2006.
Tàu tác chiến ven bờ thứ 2 của lớp Independence LSC-4 USS Coronado
Phát biểu tại buổi lễ biên chế, được tổ chức tại Căn cứ hải quân North Island ở Coronado, Đô đốc Mark Ferguson – phó tư lệnh tác chiến hải quân Mỹ – đã đánh giá cao vai trò của các tàu chiến tác chiến ven bờ như USS Coronado trong chiến lược phòng thủ toàn diện và các hoạt động tiền phương của hải quân.
Ông cho biết: “Sự hiện diện của các tàu LSC sẽ đảm bảo tốt an ninh cho các vùng biển. Với tốc độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ và hoạt động ở vùng nước nông của tàu, USS Coronado cực kỳ phù hợp cho các hoạt động tác chiến ven bờ trên toàn cầu”.
Đến nay, hải quân Mỹ đã được biên chế 4 tàu chiến LCS, gồm USS Freedom (LCS-1), USS Independence (LCS-2), USS Fort Worth (LCS-3), USS Coronado (LCS-4). Toàn bộ số tàu trên đều thuộc biên chế của Phi đội LCS số 1 (LCSRON) có căn cứ chính tại thành phố cảng San Diego.
Video đang HOT
Tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom của Lockheed Martin
Lớp tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có hai phiên bản do Lockheed Martin và Austal USA chế tạo.
Phiên bản LCS thứ nhất do hãng Lockheed Martin đóng thuộc lớp Freedom có chiều dài 127,8m và rộng 30m, lượng giãn nước 2.600 tấn. Nó có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Lớp tàu này được đánh số lẻ (LSC-1, LSC-3…).
Phiên bản thứ 2 do Austal USA chế tạo thuộc lớp Independence, với chi phí khoảng 400 triệu USD. Tàu USS Coronado có tải trọng 2.790 tấn; dài 127m; rộng 30,5m, mớn nước 4,5m, tốc độ tối đa lên tới 40 hải lý/giờ và được biên chế 40 thủy thủ đoàn.
Với thiết kế 3 thân độc đáo, các tàu tuần tra ven biển lớp Independence được cho là có khả năng hoạt động với độ ổn định tuyệt vời trên biển, bất chấp sóng gió và giông bão. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình nhóm tác chiến hải quân.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-2 USS Independence là chiếc đầu tiên thuộc lớp Independence
USS Coronado có khả năng cơ động nhanh và được tích hợp một hệ thống điện tử hàng hải cực kỳ hiện đại, các hệ thống vũ khí mà nó mang theo cũng có khả năng chiến đấu rất đa dạng, bao gồm cả quét mìn, chống tàu mặt nước và chống ngầm.
Với những thiết kế hiện đại và độc đáo, các tàu thuộc lớp Freedom và Independence của hải quân Mỹ hiện là lớp tàu tàu tác chiến ven bờ hiện đại và mạnh nhất trên thế giới. Hiện tại, hải quân Mỹ đang triển khai luân phiên loại tàu này hoạt động tại đông nam Á với căn cứ tại Singapore. Dự kiến, chúng cũng sẽ được triển khai tới Nhật Bản để thay thế một số tàu chiến cũ đang đồn trú tại đây.
Trước đó, hải quân Mỹ dự định đóng tổng số 52 chiếc tàu LCS, nhưng theo kế hoạch cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc đã quyết định chỉ trang bị 32 chiếc loại này. Đến nay, tổng số 20 chiếc LCS đã hải quân Mỹ được đặt mua, trong đó 4 chiếc đã được biên chế hoạt động, 4 chiếc mới được trao hợp đồng và 12 chiếc đang trong các giai đoạn chế tạo khác nhau.
Theo ANTD
Nga biến Crimea thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
Đến năm 2016, hạm đội biển Đen sẽ trở thành hạm đội cực mạnh và sau sáu năm tới, cơ sở hạ tầng quân sự ở Crimea sẽ phát triển theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của Nga.
Theo kế hoạch nâng cao tiềm lực phòng thủ cho bán đảo Crimea, các đơn vị đóng quân trên bán đảo sẽ nhận được vũ khí và trang thiết bị quân sự hiện đại, Hạm đội biển Đen sẽ đổi mới thành phần tàu chiến, gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm, cùng với lực lượng không quân của hải quân, trước đây từng bị Ukraine cản trở hiện đại hóa.
Đến năm 2016, các thủy thủ sẽ nhận được sáu tàu hộ vệ mới lớp "Đô đốc Grigorovich" (Admiral Grigorovich) thuộc dự án 11356. Các tàu này được rang bị tên lửa chống hạm siêu mạnh Kaliber-N kiểu 3M-54E/3M-54E1, có tầm bắn 220-300km hoặc tên lửa chống hạm P-800 Oniks; tên lửa phòng không tầm trung 3S-90M Shtil-1 phóng từ ống phóng thẳng đứng, sử dụng tên lửa phòng không 3M917 (SA-N-12).
Hạm đội biển Đen sẽ là nòng cốt trong lực lượng bảo vệ Crimea
"Đô đốc Grigorovich" là chiếc đầu tiên trong loạt tàu mới được trang bị cho hạm đội biển Đen, được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm với tàu mặt nước và các mục tiêu trên không của đối phương, có khả năng tác chiến độc lập hoặc tham gia theo đội hình biên đội. Nó được khởi đóng vào tháng 12-2010 và dự kiến sẽ được biên chế chính thức cho hạm đội này ngay trong năm nay.
Chiếc thứ 2 là "Đô đốc Essen", đã được khởi đóng vào tháng 7-2011; chiếc thứ 3, mang tên "Đô đốc Makarov", được khởi đóng vào tháng 2-2012, chiếc thứ 4 là "Đô đốc Butakov" được khởi đóng vào ngày 12-07-2013, còn chiếc thứ 5 được đặt tên là "Đô đốc Istomin" cũng đã bắt đầu chế tạo vào ngày 15-11-2013. Chiếc thứ 6 là "Đô đốc Kornilov" cũng sẽ được khởi đóng ngay sau khi hạ thủy chiếc "Đô đốc Grigorovich".
Đồng thời Hạm đội biển Đen sẽ được trang bị sáu chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka, thuộc dự án 636 (NATO gọi là Kilo). Theo kế hoạch, 6 tàu ngầm này phải được hoàn thành trong năm 2016, theo đơn đặt hàng riêng của bộ quốc phòng Nga cho Hạm đội biển Đen.
Lễ hạ thủy tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Hạm đội biển Đen mang tên Novorossiisk
Chiếc đầu tiên mang tên Novorossiisk, đã bắt đầu các đợt chạy thử tại cầu cảng vào ngày 01-02 vừa qua. Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên Rostov-on-Don được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty từ tháng 11-2011 và sẽ được hạ thủy vào tháng 5 tới. Hai tàu ngầm sẽ bổ sung cho hạm đội trong năm nay, thêm hai chiếc cho năm tiếp theo, và phần còn lại sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Dự kiến đến năm 2016, khi 6 tàu hộ vệ cực mạnh và 6 tàu ngầm Varshavyanka được bàn giao đầy đủ, lực lượng của Hạm đội biển Đen sẽ trở nên rất mạnh, đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược tác chiến của Nga ở biển Đen và "bảo vệ vững chắc, giữ vững hòa bình, ổn định trên bán đảo Crimea".
Liên quan đến không quân, hiện nay các sân bay quân sự Crimea đang triển khai máy bay ném bom chiến thuật Su-24, Be-12, máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải. Ngoài ra, còn có một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 như MiG-29 của Ukraine tình nguyện gia nhập quân đội Nga.
Máy bay chiến đấu MiG-29 SMT của Nga
Sau khi hiện đại hóa cơ sở hạ tầng sân bay trên bán đảo, Nga sẽ tiếp tục bố trí bổ sung máy bay chiến đấu Su-27, máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định Tu-142 và Il-38, cũng như các loại trự thăng săn ngầm Ka-27 và Ka-29. Các loại máy bay chiến đấu khác có thể được bổ sung trong tương lai là Su-30SM và MiG-31BM.
Để bảo đảm an toàn cho Crimea có khả năng tự vệ mạnh mẽ trước các cuộc không kích, Nga sẽ xây dựng một hệ thống phòng không đa tầng hiện đại. Các phương tiện có thể triển khai đến Crimea là hệ thống phòng không tầm cao, tầm xa S-300 và các hệ thống phòng không chiến thuật. Trong tương lai, Nga sẽ xem xét triển khai thêm các hệ thống phòng không cực mạnh S-400.
Theo ANTD
Tàu chiến Trung Quốc nhận mệnh lệnh từ Úc Các tàu hải quân của Trung Quốc sẽ phải nhận mệnh lệnh từ Hải quân Úc trong một cuộc tập trận gần bang Hawaii (Mỹ) vào tháng 7 tới, hãng tin Fairfax Media (Úc) dẫn lời một quan chức Quốc phòng Trung Quốc. Tàu chiến và trực thăng Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi năm 2009 - Ảnh: Reuters...