Khai giảng năm nay: Thủ tục rườm rà sẽ “biến mất”
Những thủ tục rườm rà như các bài phát biểu dài lê thê, báo cáo thành tích hay các em học sinh phải đội nắng để chờ các vị đại biểu tới tham dự đã được Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu cắt bỏ để buổi lễ khai giảng sẽ thực sự vì học trò.
Thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, vào ngày 5/9 tới đây, tất cả các trường học sẽ tiến hành tổ chức khai giảng.
Việc khai giảng cùng 1 ngày được thống nhất sau phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại “Hội nghị tổng kết năm học 2014 – 2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Điều đặc biệt là khác với các năm trước, năm nay lễ khai giảng sẽ được tổ chức gói gọn chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, hoạt động thể thao để lại ấn tượng đẹp cho mỗi học sinh về ý nghĩa của khai giảng thực sự là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
Lễ khai giảng năm nay sẽ diễn ra trong 1 tiếng đồng hồ và bớt các thủ tục rườm rà, nhiêu khê
Những thủ tục rườm rà như các bài phát biểu dài lê thê, báo cáo thành tích hay các em học sinh phải đội nắng để chờ các vị đại biểu tới tham dự đã được Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu cắt bỏ để buổi lễ khai giảng sẽ thực sự vì học trò. Tinh thần mới của lễ khai giảng năm nay nhận được nhiều sự đồng tình của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh.
Nhớ lại những khai giảng trước, học sinh tiểu học Nguyễn Hải Đức ở Hà Nội, năm nay lên lớp 5, cho biết: “Trước ngày diễn ra lễ khai giảng, em phải đến trường tập nhiều lần để chuẩn bị, trời nắng, ngồi ghế nhựa ở sân trường rất mệt, có bạn mang được ô còn đỡ, những bạn không mang ô đều mồ hôi nhễ nhại”.
Học sinh trung học cơ sở Nguyễn Thị Loan ở Thanh Xuân (Hà Nội) chia sẻ: “Em thấy lễ khai giảng diễn ra quá lâu, nhất là phần chào đón các vị đại biểu rồi các phát biểu của thầy cô. Sau khai giảng, chúng em cũng phải lên lớp luôn nên hầu hết đều uể oải sau khi dự xong buổi lễ”.
Lễ khai giảng trang trọng, ngắn gọn
Trước thềm lễ khai giảng năm học 2015-2016, những ngày gần đây, tại các trường học ở Hà Nội, học sinh và các thầy, cô giáo đang phấn khởi tập luyện các tiết mục trình diễn trong lễ khai giảng. Khác với mọi năm, năm nay cả thầy và trò đều không phải tập dượt nghi lễ đi đứng, xếp hàng có phần nặng nề; thay vào đó là không khí nhộn nhịp với tiếng nhạc vui tươi, học sinh trong trang phục đồng diễn màu sắc thể hiện ca khúc do mỗi lớp tự chuẩn bị.
Video đang HOT
Theo nhà giáo Văn Như Cương – Chủ tịch hội đồng Trường Lương Thế Vinh, tại ngôi trường do ông quản lý lâu nay đều có tình thần tổ chức lễ khai giảng không rườm rà, phức tạp gây mệt mỏi cho các em học sinh. “Chỉ có năm học Thứ trưởng Bộ GD&ĐT về dự lễ khai giảng tại trường thì có bài phát biểu, ngoài ra trường chỉ tổ chức chào cờ, hát quốc ca, đọc thư chủ tịch nước và đánh trống khai giảng, sau đó học sinh tổ chức văn nghệ, vui chơi”, thầy Văn Như Cương cho biết.
Cũng theo thầy Văn Như Cương việc để các trường chọn ngày khai giảng theo lịch của các đại biểu rất nhiều khê nên ông rất đồng tình, ủng hộ việc Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu tổ chức lễ khai giảng thực sự vì học trò.
Hầu hết các hiệu trưởng trên địa bàn Hà Nội đều chia sẻ rằng, do năm nay nhà trường không chủ động mời khách đến dự lễ nên những nhiêu khê về khâu chuẩn bị, đón tiếp, hoặc những phát biểu dài dòng đều không có trong buổi lễ.
Phần lễ năm nay sẽ được tổ chức không quá 30 phút. Trong đó có phần đọc thư Chủ tịch nước, hiệu trưởng phát biểu khai giảng ngắn gọn, nhưng chứa đựng cảm xúc thầy cô với thông điệp có khích lệ học sinh phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Cuối cùng là những tiếng trống vang lên để khai trường.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, nhiều năm nay, phụ huynh và các thầy cô giáo phàn nàn tổ chức khai giảng năm học mới cồng kềnh, rườm rà quá nhiều nghi lễ, nghi thức khiến cho khâu chuẩn bị của nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ các em học sinh rất mệt mỏi.
Trên cơ sở gợi ý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong hội nghị tổng kết giáo dục toàn quốc và sau đó là ý kiến của giám đốc 63 tỉnh thành, ngành giáo dục đã thống nhất tổ chức khai giảng vào 1 ngày. Và chọn ngày 5/9 có ý nghĩa toàn dân đưa trẻ đến trường.
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã có công văn yêu cầu các trường triển khai lễ khai giảng trong thời gian từ 7h30 đến 8h30, gồm đón học sinh đầu cấp, chào cờ, hát quốc ca, nghe đọc thư chủ tịch nước, đánh trống khai giảng… “Ngày khai giảng các trường tổ chức theo tinh thần ngắn gọn, bớt lễ nghi”, ông Thống cho biết.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, với quy định khai giảng ngắn gọn như năm nay giảm được nhiều áp lực cho chính các trường và lãnh đạo đi dự khai giảng. Mọi năm, dù bận đến mấy các lãnh đạo vẫn phải xếp lịch đi dự khai giảng nhiều trường để động viên các cháu, năm nay chính vì tổ chức 1 ngày nên mỗi lãnh đạo chỉ đến một trường. “Hà Nội ưu tiên những trường có điều kiện khó khăn, vùng sâu vùng xa để đến động viên và không có phát biểu nào”, ông Thống cho hay.
Với tinh thần thống nhất từ các cấp quản lý giáo dục đến các trường về một lễ khai giảng vì học trò, chắc chắn lễ khai giảng năm nay sẽ thực hiện được ý muốn nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và đúng như lời Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu : “Cả nước cùng khai giảng một buổi, cùng một giờ, cùng một thời khắc, cùng hát quốc ca, cùng chào cờ, cùng đọc thư Chủ tịch nước. Hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn còn phần sau là để ngày hội cho thầy cô giáo và các cháu. Chúng ta làm thực sự vì học sinh. Chúng ta xem lại những lễ khai giảng trước vì các cháu hay vì người lớn”.
Lê Tú
Theo Dantri
Hơn 1.000 trẻ bị đánh cắp "giấc mơ trưa"
Dù lý do gì, trẻ học xuyên trưa là điều khó chấp nhận. Không thể đổ lỗi do dân số cơ học tăng nhanh mà hoàn toàn là trách nhiệm của người lớn.
Tin tức mới nhất, còn chưa đến ngày khai giảng năm học mới mà hàng nghìn em học sinh tiểu học ở TP. Biên Hòa (Đồng Nai) đã phải chen chúc xếp hàng chờ đợi ca học xuyên trưa. Tội nghiệp quá!
Ngáp dài vì bị "đánh cắp" một "giấc mơ trưa". Ảnh VnXpress
Thầy cô giáo tỏ ra vô cùng ái ngại, xót xa và cho rằng, phải rất vất vả để có phương pháp riêng giúp các em qua cơn buồn ngủ nhưng cũng chỉ là tạm thời.
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Biên Hòa cho biết: "Chúng tôi đã dồn lớp, tận dụng các phòng chuyên môn... nhưng cũng chỉ là tạm thời, phải cần thêm nhiều trường học nữa".
Nguyên nhân tái hiện những lớp học ca ba như năm học 2015-2016 này là do dân số cơ học tăng quá nhanh, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng kịp.
Điều này cũng có nghĩa là, tình trạng dồn học sinh, nhồi nhét, tăng ca đã từng diễn ra những năm học trước đó. Nhưng vì sao, nó không được khắc phục?
Nhiều phụ huynh đã lên tiếng phản ánh rằng, cách đây chừng 20 năm, họ cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh học như thế.
Vậy là, tình trạng học xuyên trưa đã xuyên qua cả 2 thế hệ! Cách giải quyết vẫn là "tạm thời" và "hy vọng năm học tới không tiếp diễn". Buồn thay!
Có lẽ, TP. Biên Hòa, Đồng Nai sẽ ghi một dấu ấn đặc biệt trong phong trào học tập trên cả nước: Học, học liên tục, học xuyên trưa, học xuyên trưa mãi?! Một sự tréo ngoe đến khó tưởng tượng.
Giờ trưa là giờ nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học của một con người. Đến cả người lớn còn luôn khao khát được nghỉ trưa và tranh thủ vùi mình vào những giấc mơ vội vàng. Với trẻ nhỏ, giờ nghỉ trưa lại càng quan trọng. Trẻ có thể sẽ phát triển một cách lệch chuẩn và ảnh hưởng tâm sinh lý nếu nhịp sinh học bị đảo lộn trong một thời gian dài.
Nếu ngân sách của một tỉnh không đủ thì phải huy động ngân sách cả nước. Nếu ngân sách cả nước không đáp ứng được dân số tăng vùn vụt thì xã hội hóa, huy động nguồn đóng góp hảo tâm từ những tấm lòng thiện nguyện. Chắc chắn khi phát động sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Nhưng vì sao những năm trước đây và đến cả bây giờ, lãnh đạo các sở, ngành giáo dục trên địa bàn TP. Biên Hòa, Đồng Nai vẫn "cam chịu"? Cái danh nghĩa một tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế công nghiệp trong cả nước đang nằm ở đâu?
Ngay cả việc học tập một cách đúng giờ, đúng ca, các em cũng không có được thì có nên cải cách, đổi mới hay chưa? Biết rằng, đổi mới, cải cách là để tiến lên, phù hợp với xu thế của thời đại. Nhưng đến những nhu cầu cơ bản, các em học sinh ở đây còn chưa được đáp ứng thì câu chuyện đổi mới có lẽ nên chậm lại.
Chưa thể dạy các em những điều mới, chưa thể yêu cầu các em hứng khởi với bài giảng kiến thức khi mà bài học vượt qua cơn buồn ngủ còn chưa thể hoàn thành.
Nhìn những cái ngáp dài, những ánh mắt nheo nhắm vì nắng trưa gắt gỏng, dáng nằm bò xuống bàn hay ngồi vất vưởng trước sân trường đợi chờ giao ca, tranh thủ ôn bài mà thấy tội thân các em quá!
Không thể đổ lỗi cho dân số cơ học tăng nhanh được. Trách nhiệm là ở con người, cụ thể là... người lớn. Người lớn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cho trẻ được học hành, ăn nghỉ và hoạt động vui chơi trong điều kiện tốt nhất có thể. Không làm được điều đó là có tội với tương lai của đất nước.
Các em có thể được giáo dục tinh thần "học, học nữa, học mãi" để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển. Nhưng chúng ta không thể để trẻ bị ám ảnh. Với bất cứ lý do gì, để trẻ học xuyên trưa vẫn là điều không thể chấp nhận được.
Dương Thu
Theo_Người Đưa Tin
Công khai 12 số đường dây nóng phản ánh giao thông dịp lễ 2/9 Người dân có thể phản ánh về trật tự an toàn giao thông trong dịp Quốc khánh và khai giảng năm học mới theo 12 số điện thoại đường dây nóng. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa công bố 12 số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình...