Khai giảng lớp đào tạo Đại học CSND khóa 13
Chiều 30-1, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) tổ chức Lễ khai giảng lớp đào tạo Đại học CSND khóa 13 hệ vừa học vừa làm chuyên ngành Quản lý hành chính niên khóa 2013 – 2018.
Khóa học gồm 155 học viên đến từ các đơn vị thuộc CATP Hà Nội
Đến dự Lễ khai giảng có lãnh đạo Cục tổ chức cán bộ – Bộ Công an, đại diện Ban Giám đốc Học viện CSND cùng các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an thành phố Hà Nội.
Khóa học lần này được tổ chức tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an thành phố Hà Nội, với sự tham gia của 155 học viên là những cán bộ chiến sỹ trước đó đã trúng tuyển kỳ tuyển sinh đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào Tạo và Bộ Công an. Trong thời gian 5 năm, các học viên sẽ có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức nghiệp vụ thông qua 43 môn học. Ngoài ra, cũng kể từ khóa học này, chương trình giảng dạy sẽ cung cấp đến học viên những kỹ năng “mềm” như võ thuật, bắn súng, tin học…
Theo ANTD
Video đang HOT
Một giải pháp phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững
Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước. Để nâng cao sản lượng sữa tươi, Công ty sữa FrieslandCampina Việt Nam (FCV) đang chủ trì triển khai xây dựng "Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững". Đây là một giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam.
"Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững"
Chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam hiện phát triển chủ yếu theo quy mô gia đình, ở các khu vực ven đô thị, bán đô thị, nơi có điều kiện cần thiết về vốn, kỹ thuật, đầu vào... phục vụ cho nuôi bò sữa, thuận lợi cho việc chăm sóc thú y, bán sản phẩm... Nhưng quỹ đất ở đây đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận từ việc dành đất để trồng cỏ, nuôi bò không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác.
Một trang trại cung cấp sữa cho FCV
Để giải quyết bài toán này, FCV đề xuất triển khai dự án "Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững" - chăn nuôi bò sữa theo mô hình trang trại hộ gia đình tại những vùng đất có điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa và các ngành phụ trợ, được Nhà nước quy hoạch ổn định lâu dài, với những chính sách, hành lang pháp lý phù hợp. Trước hết đó phải là vùng có quỹ đất dồi dào và thổ nhưỡng khí hậu thích hợp cho việc nuôi bò sữa, trồng cỏ, trồng ngô làm thức ăn tự nhiên cho bò. Thứ hai, vùng này cần phải có sẵn hoặc được đầu tư để có cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi như giao thông, điện nước tối thiểu, cơ sở chế biến và cung ứng thức ăn, giống, thú y. Đặc biệt, nơi đây cần phải có hệ thống thu mua và chế biến sữa để đảm bảo đầu ra an toàn cho nông dân.
Ngoài ra, người nông dân tại vùng chăn nuôi phải được huấn luyện các kỹ thuật chăn nuôi, quản lý chất lượng, quản lý trang trại một cách chuyên nghiệp để có thể nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận - cơ sở để họ gắn bó với nghề lâu dài. Muốn vậy, cần có một kế hoạch tổng thể, với đầy đủ chi tiết và những bước đi thích hợp, có chính sách, quy hoạch của chính quyền, với sự phối hợp một cách tự nguyện của rất nhiều bên (chính quyền, doanh nghiệp, hộ nông dân...), đảm bảo tạo ra lợi ích chung và lợi ích lâu dài cho từng bên tham gia vào dự án.
Cùng nhau hợp tác cùng nhau có lợi
Điểm nổi bật nhất của dự án khiến mô hình được đánh giá có tính khả thi cao là triệt để tuân thủ nguyên tắc: "tự nguyện cùng hợp tác cùng có lợi lâu dài". Các hộ nông dân trong vùng có thể tham gia đầu tư nhân lực, vốn, đất đai lập trang trại chăn nuôi bò sữa. Họ sẽ được hỗ trợ huấn luyện đào tạo nghề nuôi bò sữa bài bản, được FCV tư vấn, hỗ trợ giám sát để xây dựng được hệ thống trang trại đạt chuẩn, từng bước tăng năng suất, chất lượng sữa tươi và tiết kiệm chi phí. Sản phẩm sữa được bán trực tiếp cho hệ thống thu mua tại chỗ của FCV. Trong khi đầu ra của họ được đảm bảo thì nhà máy sữa cũng có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định chất lượng cao. Ngoài ra, họ còn có thể cung cấp phân bón cho các hộ trồng trọt hay các nông trại khác trong vùng....
Quan trọng hơn, không chỉ người nuôi bò sữa được lợi mà các thành phần kinh tế khác cũng được kích hoạt. Trại chăn nuôi bò sữa sẽ tiêu thụ sản phẩm của người cung cấp thức ăn gia súc tại địa phương và tiêu thụ sản phẩm (cỏ, ngô) của hộ trồng trọt, kích thích các hộ trồng trọt đầu tư nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng. Những người chăn nuôi bò sữa, những hộ trồng trọt cũng sẽ sử dụng các dịch vụ như giống, dịch vụ kỹ thuật, thú y, bảo vệ thực vật, thu hoạch, chế biến, máy móc thiết bị nông nghiệp, vốn, huấn luyện đào tạo..., tạo điều kiện cho những nhà cung cấp dịch vụ này cũng như nguồn nhân lực tại địa phương cùng phát triển.
Lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân của FCV
Tạo lập giá trị chung
Để những "Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững" có thể hình thành nhất thiết phải có sự tham gia của chính quyền sở tại và các cơ quan quản lý có liên quan. Họ sẽ đảm bảo các chính sách về đất đai, quy hoạch, vốn, thuế, hành lang pháp lý, các quy định đầu tư và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng của dự án...
Bên cạnh đó, dự án còn cần sự tham gia của các công ty dịch vụ tư nhân. Hiện tại, với vai trò là đơn vị vừa đầu tư vừa quản lý dự án, FCV đang cùng một số tổ chức chuyên nghiệp như công ty tư vấn xây dựng và quản lý dự án Fresh Studio, Đại học nông nghiệp nổi tiếng Hà Lan Wagenigen và trung tâm nghiên cứu của trường đại học này, công ty cung cấp thức ăn gia súc De Heus... tham gia tích cực vào việc hình thành dự án này.
Ông Lưu Văn Tân, phụ trách chương trình, chia sẻ thêm: "FCV cũng sẽ tham gia vào dự án bằng cách huấn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nông dân tại các vùng triển khai dự án, đầu tư xây dựng hệ thống thu mua và kiểm tra chất lượng sữa tại chỗ, tổ chức các khóa huấn luyện nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ thú y và cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại địa phương, đồng thời phối hợp và hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc theo dõi, quản lý, định hướng cho việc phát triển đàn bò trong khu vực...".
Với dự án "Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững", Cô Gái Hà Lan đang tiếp tục hướng đến cùng nông dân nâng cao trình độ sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Theo TNO
Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ báo chí Hà Nội Ngày 17-12, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) đã khai giảng lớp "Nâng cao kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh" cho các nhà báo là họa sĩ, phóng viên, biên tập viên các báo tại Hà Nội. Lớp học do nhà báo - chuyên gia giàu kinh nghiệm người Đan Mạch Soren Ostergaard Sorensen giảng...