Khai báo y tế toàn dân thực hiện như thế nào?
Bộ Y tế cho biết, dự kiến chậm nhất từ ngày mai, 10.3, mọi người dân sẽ thực hiện khai báo y tế, phục vụ chống dịch Covid-19.
Khai báo y tế toàn dân áp dụng tương tự như khai báo y tế điện tử với người nhập cảnh tại cửa khẩu – ẢNH LIÊN CHÂU
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế), cho hay theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, dự kiến từ sáng mai, 10.3, sẽ thực hiện khai báo y tế toàn dân.
Danh sách 9 bệnh nhân mới trong số 30 người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
Theo đó, sẽ có phần mềm (app) riêng để người dân cài đặt trên điện thoại và vào cung cấp thông tin y tế cá nhân. Các thông tin sẽ rất cơ bản, ngắn gọn về tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe (bệnh mãn tính/có hay không biểu hiện ho, sốt, khó thở…). Tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc/mắc Covid-19; việc đi/về nhập cảnh từ vùng có dịch…
Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết, chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ (liên quan ca bệnh Covid-19, tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch…).
“Có thể xảy ra tình huống khai báo không trung thực, tuy nhiên, với nghiệp vụ riêng, cơ quan chức năng sẽ phát hiện được các tình huống liên quan yếu tố nguy cơ. Mỗi cá nhân khai báo y tế cho bản thân hoặc khai báo hộ cho thành viên trong gia đình (với trẻ nhỏ, người không đủ điều kiện sức khỏe trực tiếp khai báo) sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo. Nếu báo không trung thực ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử phạt”, ông Phu lưu ý.
Nghi ngờ có nguồn lây Covid-19 khác ngoài bệnh nhân số 17 trên chuyến bay VN0054
Xử phạt nếu khai báo không trung thực
“Khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời (nếu có ca bệnh), ngăn chặn dịch bệnh lây lan”, ông Phu nhấn mạnh.
Theo ông Phu, việc khai báo y tế này thực hiện với tất cả trăm triệu người dân trong nước, tương tự như áp dụng tờ khai y tế điện tử với các khách nhập cảnh đến/về từ tất cả các quốc gia. Thông tin khai báo y tế lưu giữ trên hệ thống mạng, cơ quan thẩm quyền có thể tra cứu trực tuyến, là một trong những công cụ giúp kiểm soát các yếu tố liên quan diễn biến dịch.
Bệnh nhân Covid-19 được cách ly kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng động nếu thực hiện khai báo y tế trung thực – ẢNH TƯ LIỆU BỘ Y TẾ
Trước đó, ngày 8.3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó thủ tướng cho rằng, mặc dù chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên, như vậy cũng chưa đủ và trong cuộc chiến chống dịch bệnh, cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam.
Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định, mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ TT-TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10.3, thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân trên toàn quốc.
Theo Thanh niên
Ca bệnh thứ 17 lọt qua hệ thống kiểm dịch sân bay như thế nào?
Khi N.H.N. về nước, cửa khẩu Nội Bài đã thực hiện khai báo y tế đối với hành khách trở về từ Italy. N. đã khai báo không trung thực dẫn đến việc sân bay bỏ lọt bệnh nhân.
Trao đổi với Zing.vn, bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), cho biết bệnh nhân N.H.N. đã được yêu cầu khai báo y tế ngay khi xuống sân bay Nội Bài vào rạng sáng 2/3. Tuy nhiên, nữ hành khách đã khai báo không trung thực dẫn đến việc bỏ lọt một ca bệnh nguy hiểm.
"Khi hành khách khai xong, chúng tôi có phỏng vấn, điều tra thêm nhưng người này vẫn khẳng định chỉ đi từ Anh chứ không qua các nước khác", ông Tuấn khẳng định.
Sức khỏe của bệnh nhân N.H.N. vẫn đang tiến triển tốt. Ảnh: BSCC.
Phụ thuộc ý thức tự giác
Ông Tuấn cho biết CDC Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm tra tờ khai y tế tại sân bay, còn việc kiểm tra hộ chiếu của hành khách do An ninh cửa khẩu Nội Bài thực hiện.
"Qua kiểm tra hộ chiếu cũng không phát hiện dấu vết hành khách từng đến Italy, nếu phát hiện được chắn chắn chúng tôi đã yêu cầu cách ly ngay từ sân bay", lãnh đạo CDC Hà Nội cho biết.
Để ngăn ngừa Covid-19 lây lan, sân bay Nội Bài được xác định là cửa ngõ chiến lược, nơi tập trung 3 lực lượng cùng rà soát hành khách nhập cảnh gồm lực lượng kiểm dịch y tế quốc tế thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), lực lượng An ninh cửa khẩu (Bộ Công an) và an ninh sân bay (ACV).
Tuy nhiên, cả 2 lần có hành khách nhiễm bệnh nhập cảnh (trường hợp 8 công nhân Nihon Plast Việt Nam về từ Vũ Hán và trường hợp hành khách N.H.N.), "bộ lọc" tại sân bay đều không phát hiện.
"Nhiều trường hợp đến công an cũng không phát hiện được, vậy nên điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác, trung thực của bản thân người khai báo", lãnh đạo CDC Hà Nội nhấn mạnh.
Ngày 8/3, Cục Hàng không Việt Nam đã có công văn yêu cầu các sân bay bên cạnh đảm bảo an ninh phải tham gia giám sát chặt chẽ việc khai báo y tế, đảm bảo không để lọt, bỏ sót hành khách nhập cảnh vào Việt Nam mà không thực hiện thủ tục khai báo y tế.
14 ca mới sức khỏe ổn định
Chiều 8/3, Bộ Y tế công bố thêm 8 trường hợp dương tính với virus corona ở Việt Nam. Các bệnh nhân mới là hành khách nước ngoài cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17 (chị N.H.N., 26 tuổi, ngụ tại Trúc Bạch, Hà Nội) từ Anh về Việt Nam.
Tổng số ca bệnh Covid-19 tại Việt Nam tính đến hết ngày 8/3 là 30, trong đó 16 người đã được điều trị khỏi hoàn toàn, 14 ca đang được điều trị cách ly, tình trạng sức khỏe ổn định.
Trước đó, đêm 6/3, UBND Hà Nội công bố nữ bệnh nhân N.H.N. là ca bệnh đầu tiên tại Hà Nội (thứ 17 tại Việt Nam) dương tính với virus corona. Theo điều tra dịch tễ, ngày 15/2, bệnh nhân xuất cảnh từ Nội Bài sang London (Anh). Đến 18/2, bệnh nhân từ London sang Milan (Italy) khi nơi đây chưa ghi nhận dịch Covid-19 bùng phát. Đến 20/2, bệnh nhân quay trở lại London để sang Paris (Pháp) gặp chị gái.
Ngày 26/2, bệnh nhân quay lại London. Ngày 29/2, cô có biểu hiện ho nhưng không đi khám, hôm sau xuất hiện thêm triệu chứng đau mỏi người. Trong ngày 1/3, bệnh nhân đáp chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines từ London về Nội Bài lúc 4h30 ngày 2/3 (lúc này bệnh nhân không sốt).
Sau khi về nhà riêng tại phường Trúc Bạch, bênh nhân xuất hiện sốt (38 độ C), ho nhiều, có đờm, mệt mỏi và đã đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc cơ sở 55 Yên Ninh, quận Ba Đình vào ngày 5/3. Sau khi được chẩn đoán viêm phổi, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở và được kết luận dương tính với Covid-19 tại đây.
Hạ Long phong tỏa nhiều khu vực, yêu cầu 300.000 người khai báo y tế TP Hạ Long quyết định phong tỏa 4 khu vực dân cư, khách sạn và 18 tàu du lịch. Khoảng 300 người ở TP này được yêu cầu khai báo y tế sau khi 4 du khách nước ngoài nhiễm Covid-19. Chiều 8/3, UBND TP Hạ Long ra quyết định phong tỏa 4 khu vực dân cư, khách sạn, các tàu du lịch...