Khách Việt thăm Angkor Wat, xúc động thấy đóa sen trong tay bức tượng cổ
Tôi đến Siem Reap, Campuchia vào những ngày đầu tháng 11, với niềm háo hức để đặt chân đến Angkor Wat.
Lời tòa soạn:
Ngày càng có nhiều người Việt ra nước ngoài du lịch, học tập, sinh sống và làm việc, nhờ đó được trải nghiệm những điều thú vị trong cuộc sống, như cùng dân làng ở châu Phi nhảy múa với rắn độc, nếm phở Việt ở Pakistan với hương vị khác lạ…
Báo VietNamNet giới thiệu cùng độc giả tuyến bài ” Trải nghiệm của người Việt ở nước ngoài” về cung bậc cảm xúc của người Việt khi được đến những địa điểm mơ ước, được “thử thách” những điều mới lạ, để lại những dấu ấn không thể lãng quên.
Tôi đã trì hoãn việc đến Angkor Wat trong nhiều năm, kể từ khi còn là sinh viên kiến trúc.
Trong những giờ học về lịch sử kiến trúc phương Đông, Angkor Wat hiện lên trong tâm trí tôi như một thánh địa kỳ bí, một bảo tàng nghệ thuật vĩ đại với vô số câu chuyện hấp dẫn.
Du khách chờ đón bình minh trên Angkor Wat. Ảnh: NVCC
Một biểu tượng tôn giáo
Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suryavarman II tại Yasodharapura (Angkor ngày nay).
Nhiều người cho rằng công trình từ đầu được xây dựng như một ngôi đền Hindu thờ thần Vishnu (một trong 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo). Lối vào Angkor Wat đặt ở hướng Tây, khác với các đền thông thường.
Điều này có thể được lý giải do công trình thờ thần Vishnu nên dựa trên cơ sở của thánh đường nguyên sơ của đạo này.
Lối vào hướng Tây của Angkor Wat
Kiến trúc của Angkor Wat phản ánh tính biểu tượng phong phú của kiến trúc tượng đài, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các khái niệm Ấn Độ giáo. Ngôi đền được xem như một thế giới thu nhỏ, tái hiện nơi cư trú của các vị thần trên đỉnh núi thiêng Meru.
Năm tòa prasat (tháp thánh trong tiếng Khmer) được đặt giữa một quần thể kiến trúc đồ sộ, có thể bắt nguồn từ sự tích núi Meru trong Ấn Độ giáo. Chúng tượng trưng cho 5 đỉnh núi Meru, đỉnh cao nhất trong dãy Himalaya linh thiêng, nơi cư ngụ của các vị thần.
Một trong số các tòa prasat
Biểu tượng kiến trúc đền-núi
Angkor Wat là một công trình kiến trúc đền-núi, được thiết kế theo dạng kim tự tháp với ba tầng đế xếp chồng, độ cao tăng dần, dẫn lên tháp thánh trung tâm nằm ở tầng trên cùng.
Ngày nay, dù đã mất đi một số phần kiến trúc thượng tầng ở lối vào phía Tây, ngôi đền vẫn mang lại ấn tượng về sự cân bằng hoàn hảo của hình khối kiến trúc.
Những nghệ sĩ xây dựng Angkor Wat đã tạo nên những hình khối trải rộng theo chiều ngang, với tầm vóc rộng lớn không thể tưởng tượng nổi.
Một ngôi đền thăng trầm
Angkor Wat từ đầu được xây dựng như một ngôi đền Hindu thờ thần Vishnu nhưng sau đó đã trở thành một thánh địa Phật giáo. Biểu tượng tôn giáo của đạo Hindu này đã trở thành một trong những di tích Phật giáo quan trọng nhất ở Campuchia.
Video đang HOT
Những dấu hiệu thay đổi trong tôn giáo của ngôi đền được nhìn thấy rõ ràng nhất ở tầng của tháp thánh trung tâm, nơi các lối đi và hành lang chữ thập được đặt các bức tượng Phật. Trần nhà bên trong của những mái vòm này được bao phủ bởi trần gỗ trang trí bằng những bông sen đang nở.
Các hành lang chữ thập trở thành nơi che chở nhiều bức tượng từ các thời kỳ khác nhau.
Tượng phật trong ngôi đền
Bước dọc theo hành lang, bắt gặp một đóa sen được đặt trong lòng bàn tay của một bức tượng Phật đã bị phá hủy, tôi xúc động nhớ lại câu chuyện của A Dục Vương, vị Hoàng đế Phật tử của xứ Ấn (thế kỷ thứ III trước Tây lịch).
Nhờ những giáo lý của Đức Phật, ông đã hoàn toàn thay đổi khi tuyên bố công khai rằng ông sẽ không bao giờ rút gươm ra để thực hiện một cuộc chinh phục nào nữa.
7 ngày ở 'nơi tận cùng của Trái đất', khách Việt mê mẩn không nỡ rời xa
Vài năm gần đây, Ladak (Ấn Độ) trở thành địa điểm thu hút nhiều người Việt Nam đến khám phá và du lịch tâm linh.
Lời tòa soạn:
Ngày càng có nhiều người Việt ra nước ngoài du lịch, học tập, sinh sống và làm việc, nhờ đó được trải nghiệm những điều thú vị trong cuộc sống, như cùng dân làng ở châu Phi nhảy múa với rắn độc, nếm phở Việt ở Pakistan với hương vị khác lạ...
Báo VietNamNet giới thiệu cùng độc giả tuyến bài " Trải nghiệm của người Việt ở nước ngoài" về cung bậc cảm xúc của người Việt khi được đến những địa điểm mơ ước, được "thử thách" những điều mới lạ, để lại những dấu ấn không thể lãng quên.
Ảnh: Đức Hùng
Ladakh thuộc bang Jammu & Kashmir (J&K) nằm ở phía Bắc Ấn Độ, giữa hai dãy núi Karakoram và Himalaya. Cảnh vật ở đây hoang sơ với những ngọn núi cao phủ tuyết trắng xóa, thung lũng đẹp mê mẩn, hồ nước xanh mầu ngọc bích,...
Năm 2023, Ladakh được tạp chí Time đưa vào top 50 địa điểm đẹp nhất trên hành tinh.
Thị trấn với tu viện đẹp nhất Ladakh
Sau chuyến bay dài 3 tiếng từ Hà Nội tới Delhi, chúng tôi đợi nối chuyến bay tiếp để tới thị trấn Leh, thủ phủ của Ladakh, nằm ở độ cao gần 3.500m.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi ở thị trấn là cung điện 9 tầng màu nâu xám. Được xây dựng năm 1553 dưới thời vua Sengge Namgyal, cung điện bị bỏ hoang từ khi hoàng gia Ladakh mất quyền lực năm 1846.
Cung điện Leh được làm bằng đá, gỗ, bùn và cát. Các bức tường của cung điện mang lại sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Ngày nay, nơi đây là bảo tàng trưng bày các cổ vật và các bức tranh tôn giáo có tuổi đời hơn 450 năm.
Du khách trong và ngoài nước tới thăm tu viện Hemis. Ảnh: Đức Hùng
Từ cung điện Leh có thể phóng tầm mắt ra toàn bộ thị trấn bên dưới. Những dãy núi trùng điệp, những ngôi nhà san sát nằm dưới những rặng cây đang chuyển màu lá mang tới một khung cảnh kỳ diệu.
Chợ Leh nằm giữa trung tâm thị trấn là một điểm đến hấp dẫn với mọi du khách, vì ở đây họ thấy được hơi thở cuộc sống của người địa phương.
Ngoài là nơi buôn bán hàng hóa và các sản vật, chợ Leh còn là nơi người dân tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng vào các buổi chiều nhằm gìn giữ các giá trị truyền thống.
Chúng tôi dành ngày thứ 2 để khám phá tu viện Hemis, công trình đã có mặt trước thế kỷ 11 nhưng được xây dựng lại vào năm 1630 bởi Stag Tsang Raspa dưới sự bảo trợ hoàng gia của vua Singge Namgyal.
Tu viện gần như không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh do nó nằm sâu khuất sau dãy núi cao.
Nằm cách Leh khoảng 40km, Hemis là tu viện lớn nhất, giàu có nhất và đẹp nhất ở Ladakh. Hiện có hơn 1.000 nhà sư đang tu thiền tại hệ thống tu viện này. Hemis được xem là di sản rất quan trọng của vùng Himalaya và người dân nơi đây.
Tu viện Thiksey. Ảnh: Đức Hùng
Một tu viện nổi tiếng khác ở Leh là Thiksey. Nằm cách thị trấn Leh 19km, tu viện Thiksey được xây dựng trong thời kỳ Gelugpa mở rộng vào thế kỷ 15 trên một ngọn đồi nhỏ. Tu viện Thiksey sở hữu vẻ đẹp ngoạn mục với quần thể các ngôi chùa lớn nhỏ nằm cao dần đều.
Điểm nhấn của tu viện phải kể đến dãy bảo tháp trắng toát được lót đá mani, cùng nhiều công trình bạch cung, hồng cung xếp chồng chéo lên nhau rất đặc biệt. Tu viện có một bức tượng Phật Di Lặc cao 15m (được gọi là Chamba ở Ladakh) trong một phòng thờ 2 tầng.
Nơi tận cùng của Trái đất
Sau 2 ngày ở Leh, chúng tôi tới thung lũng Nubra, nơi từng là điểm dừng chân quan trọng trên Con đường tơ lụa hàng nghìn năm trước.
Người ta vẫn nói, phải đến thung lũng Nubra mới chạm được vào Ladakh. Thực sự là như vậy, vì những trải nghiệm trên con đường đến đây rất khó tả xiết bằng lời.
Đèo Khardungla, nhiều năm liền giữ vị trí là con đèo cao nhất thế giới mà xe cơ giới có thể đi được. Ảnh: Đức Hùng
Từ Leh đến thung lũng Nubra khoảng 150km nhưng phải mất tới gần 8 tiếng chạy ô tô, do phải vượt qua những con đèo quanh co và cheo leo trên vách núi, trong đó có đèo Khardungla, nhiều năm liền giữ vị trí là con đèo cao nhất thế giới mà xe cơ giới có thể đi được.
Đường đi hẹp, một bên là vách núi cao dựng đứng và một bên là vực sâu, đa phần không có lan can hay rào chắn nên đây được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất Ấn Độ.
Nhiều đoạn đường, các xe phải dừng lại để xe ngược chiều di chuyển vì nếu không sẽ xảy ra va chạm. Bù lại, khung cảnh trên đường tuyệt đẹp.
Anh Dorjay, hướng dẫn viên của đoàn, cho biết mùa hè là thời gian dân phượt bằng mô tô và xe đạp từ khắp Ấn Độ và thế giới đổ về đây, vì nó được coi là cung đường đẹp và khó chinh phục nhất thế giới.
Tuyến đường này đóng 3-4 tháng mùa đông do tuyết phủ dày cao hàng mét, không thể đi lại bằng ô tô.
Sau 4 tiếng chạy xe từ Leh, chúng tôi tới đỉnh đèo Khardungla. Cả đoàn được khuyến cáo chỉ dừng lại 5-10 phút để tránh bị sốc độ cao. Tuy nhiên, chúng tôi ở đây lâu hơn do thời tiết và cảnh đẹp.
Bầu trời xanh ngắt dưới ánh nắng chói chang, xa xa là các đỉnh núi cao phủ băng tuyết quanh năm, gần đó là các con suối chảy róc rách như muốn níu chân du khách.
Con đường từ đỉnh đèo Khardungla tới thung lũng Nubra chạy dọc con sông Shyok. Vào những tháng hè, con sông này đục ngầu nhưng lại trong vắt trong khoảng thời gian còn lại trong năm.
Ảnh: Đức Hùng
Sau một đêm nghỉ ở thung lũng Nubra, chúng tôi đi thăm ngôi làng Turtuk nằm sát biên giới Ấn Độ và Pakistan, được bao quanh bởi dãy Karakoram và sông Shyok.
Những ngôi nhà nhỏ với cửa sổ rực rỡ nằm dưới những vườn mơ bạt ngàn đang mùa thu hoạch. Tiếng suối chảy róc rách ở mọi ngõ ngách của ngôi làng hòa điệu cùng tiếng gió rì rào, tiếng trẻ em vui đùa tạo cho du khách một cảm giác yên bình và hạnh phúc.
Ảnh: Đức Hùng
Ở Turtuk, người dân sinh sống theo kiểu tự cung tự cấp. Nhờ được sông Shyok bồi đắp và tưới tắm, họ canh tác lúa mì, kiều mạch và một số nông sản khác như cà chua, bắp cải. Mơ là loại cây phổ biến và cũng là nguồn thu nhập chính của người dân làng Turtuk.
Tu viện Diskit. Ảnh: Đức Hùng
Sau một buổi sáng ở chơi Turtuk, chúng tôi quay lại thung lũng Nubra để thăm tu viện Diskit, thiền viện Phật giáo lớn nhất và lâu đời nhất ở thung lũng Nubra. Tu viện Diskit nằm cheo leo trên lưng chừng núi.
Toàn cảnh thung lũng nhìn từ bức tượng dưới chân tu viện Diskit. Ảnh: Đức Hùng
Hiện trong các khu biệt điện còn lưu giữ rất nhiều bức bích họa, thangka cũng như nhiều thư tịch quý của Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ.
Sau 2 đêm nghỉ ở thung lũng Nubra, chúng tôi lên đường đi hồ Pangong.
Viên ngọc quý của Ladakh
Đường từ thung lũng Nubra tới hồ Pangong đi qua đèo Changla cao 5.300m, một trong 10 con đèo cao nhất thế giới. Đường từ thung lũng Nubra đến hồ Pangong và từ Pangong trở lại Leh đẹp hơn nhiều so với đoạn từ Leh lên đèo Khardungla.
Gần như toàn bộ cung đường đã được hoàn thiện nên ít bụi. Dọc đường, chúng tôi gặp nhiều đoàn du khách chạy xe môtô và đạp xe đạp.
Đường đến hồ Pangong đi qua các thung lũng có nhiều con suối trong vắt. Ảnh: Đức Hùng
Chúng tôi thường xuyên dừng chân để ngắm và chụp ảnh các ngọn núi trùng điệp đầy màu sắc, những dòng suối lạnh chạy quanh co trong thung lũng tràn ngập hoa vàng và đỏ. Khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Sau 6 tiếng di chuyển, chúng tôi tới được hồ Pangong. Khi nhìn thấy hồ, tôi mới hiểu vì sao nhiều người sẵn sàng vượt qua những con đường cheo leo và hiểm nguy nhất thế giới để tới được đây.
Hồ Pangong xanh ngắt như một viên ngọc bích. Ảnh: Đức Hùng
Nằm ở độ cao hơn 4.350m, Pangong có diện tích khoảng 700km2, là một trong những hồ nước lợ lớn nhất thế giới. Hồ xanh ngắt như một viên ngọc bích. Mùa đông, Pangong đóng băng hoàn toàn, dù nước trong hồ có hàm lượng muối khá lớn.
Sau khi nghỉ một đêm bên hồ Pangong, chúng tôi trở lại Leh để từ đó bay đến New Delhi, nối chuyến trở về Việt Nam. Ai cũng đều thấy luyến tiếc khi phải rời xa vùng đất đẹp, hùng vĩ và đầy bí ẩn này.
Hàn Quốc kỳ vọng đón 600.000 du khách Việt trong năm 2025 Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, lượng khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc kỳ vọng sẽ đạt 600.000 lượt khách trong năm sau. Do đó, quốc gia này đang tích cực thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá, thu hút khách Việt. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong 10 tháng đầu...