Khách Việt leo núi xuyên đêm, săn mây ‘đĩa bay’ ngay trước cơn bão
Anh Phùng Minh Long từng có chuyến leo núi xuyên đêm ngay trước cơn bão để săn mây thấu kính hình ‘đĩa bay’ trên đỉnh Phú Sĩ (Nhật Bản) hồi đầu tháng 11.
Hiện tượng mây này cũng vừa mới xuất hiện tại hai ngọn núi Bà Đen và Chứa Chan của Việt Nam.
Hai ngày qua, hiện tượng mây thấu kính xuất hiện tại núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Chứa Chan (Đồng Nai) với hình thù đặc biệt – dạng đĩa bay hay chiếc nón khổng lồ lơ lửng đỉnh núi được rất nhiều người quan tâm theo dõi.
Mây thấu kính ( Lenticular Clouds) là hiện tượng thiên nhiên hình thành ở tầng đối lưu. Điều kiện để hình thành mây thấu kính là có một dòng không khí khô mà lạnh di chuyển theo phương ngang, song song mặt đất, đi vào một khu vực có dòng không khí nóng ẩm đang bốc hơi ổn định từ một quả núi hay đồi. Khi lớp không khí ẩm tại quả núi bị đẩy lên cao gặp khối không khí khô và lạnh đi vào từ gió ngang thì nó ngưng tụ lại thành những đĩa mây chồng lên nhau.
Theo một số chuyên gia, hiện tượng này ít gặp ở Việt Nam nhưng thường xuất hiện tại các ngọn núi như Phú Sĩ (Nhật Bản). Đây là địa danh nổi tiếng với những người đam mê nhiếp ảnh và thích săn mây hình thù lạ.
Anh Phùng Minh Long (người Việt đang sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản) đã từng chứng kiến mây thấu kính tại đỉnh Phú Sĩ.
“Với giới nhiếp ảnh Nhật Bản, hiện tượng mây thấu kính được gọi là Kusagumo. Tôi đã bắt đầu săn mây trên đỉnh núi này hơn một năm. Và theo kinh nghiệm, mây thấu kính thường xuất hiện đẹp, rõ nét nhất trước hoặc sau cơn bão”, anh Long cho biết.
Hình ảnh mây thấu kính do anh Long ghi lại vào 5h sáng ngày 13/11 (Ảnh: Phùng Minh Long)
Lần gần nhất anh Long chứng kiến mây thấu kính tại Phú Sĩ là ngày 13/11/2022. Một ngày trước đó, khi biết tin cơn bão sắp đổ tới, anh Long nhận định đây là thời điểm thuận lợi để săn mây.
Video đang HOT
“Chiều tối, tôi quyết định đi bus từ Tokyo tới ga Kawaguchiko. Đích đến của tôi là đỉnh núi đối diện núi Phú Sĩ, bên dưới là hồ Kawaguchiko, thuộc tỉnh Yamanashi, cách Tokyo khoảng 130km. Đây được xem là điểm săn mây Phú Sĩ thuận lợi nhất, tuy nhiên chủ yếu là giới nhiếp ảnh tìm đến”, anh Long cho hay.
Thông thường, anh Long và bạn bè sẽ thuê xe để lái đến điểm chụp nhưng lần này, do thông tin gấp, lại e ngại cơn bão, không ai lên đường cùng anh. Để tới điểm săn mây, anh phải leo bộ theo đường ô tô khoảng 14km hoặc leo đường núi 7km.
“Để đảm bảo an toàn, tôi leo theo đường ô tô. Hai giờ đầu, tôi leo khoảng 7km rồi dừng nghỉ. Tôi leo trong đêm và đến điểm chụp khi tờ mờ sáng. Lúc này tại đây có một số nhiếp ảnh gia khác đã có mặt”, anh Long cho biết.
(Ảnh: Phùng Minh Long)
5h sáng, gió mạnh dần lên nhưng cũng là lúc mây thấu kính bắt đầu xuất hiện tuyệt đẹp trên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản. “Mỗi thời điểm, mây lại xuất hiện với sắc thái khác nhau nên tôi quan sát không rời mắt, chụp ảnh liên tiếp”, anh Long cho biết.
Khi gió quá mạnh, anh Long trở ngược xuống núi (Ảnh: Phùng Minh Long)
“Chuyến đi này không có kế hoạch trước, bất ngờ và khá vất vả nhưng tôi đã có thành quả xứng đáng”, anh Long cho biết (Ảnh: Phùng Minh Long)
Trước đó, ngày 10/10, anh Long cũng từng săn thành công mây thấu kính hình đĩa bay trên đỉnh Phú Sĩ. Chuyến này, anh đến cùng bạn bè, cắm trại và chụp ảnh từ công viên Oishi, hồ Kawaguchiko.
Cỏ kochia hay còn gọi cỏ đỏ, cỏ cháy, cỏ đổi màu được trồng nhiều trên khắp đất nước Nhật Bản, trong đó có công viên Oishi, dưới chân núi Phú Sĩ. Tại đây du khách có thể vừa ngắm sắc cỏ, vừa chụp được ngọn núi biểu tượng của nước Nhật.
Hình ảnh mây thấu kính này xuất hiện khi chiều tối tại Công viên Oshi. Đây là công viên nổi tiếng với khung cảnh thanh bình, hoa nở suốt bốn mùa, thu hút rất đông du khách Việt Nam khi tới du lịch Nhật Bản (Ảnh: Phùng Minh Long)
Đám mây có hình thù tương tự chiếc đĩa bay (Ảnh: Phùng Minh Long)
Phú Sĩ Ngũ Hồ – Fujigoko là tên gọi chung của quần thể thiên nhiên 5 hồ nước ngọt nằm ở chân núi Phú Sĩ gồm: hồ Kawaguchiko, hồ Saiko, hồ Yamanakako, hồ Shojiko và hồ Motosuko. Trong số đó, Kawaguchiko là địa điểm dễ đi nhất và cũng có nhiều điểm tham quan hấp dẫn nhất (Ảnh: Phùng Minh Long)
Tây Ninh: Bức ảnh đám mây hình chiếc nón trên đỉnh núi Bà Đen gây sốt
Đám mây thấu kính bao phủ trên đỉnh núi Bà Đen, nhìn từ xa trông như một chiếc nón lá khiến nhiều người thích thú trước hiện tượng thiên nhiên.
Mây thấu kính trên đỉnh núi Bà Đen, sáng 24/11. (Ảnh: Đỗ Vinh Quan)
Sáng 24/11, hình ảnh đám mây phủ trên núi Bà Đen, xã Thạnh Tân, Tây Ninh gây chú ý vì trông giống chiếc nón lá. Anh Đỗ Vinh Quân (Tây Ninh) cho biết khoảng 6h30, anh cùng bạn trên đường đến bãi dù lượn ở Tây Ninh thì bắt gặp đám mây kỳ lạ nên dừng lại chụp ảnh.
Tuy nhiều lần bắt gặp cảnh mây vờn đỉnh núi Bà Đen rất đẹp vào sáng sớm hay buổi chiều, đây là lần đầu anh chứng kiến đám mây có hình dạng khá thú vị.
Anh Quân kể từ chiều hôm qua đã thấy đám mây dần hình thành sau cơn mưa. Đến sáng nay, mây đã hiện rõ hình dạng chóp nón. Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội liền thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người.
Nhiều người ví đám mây như đĩa bay, cây nấm... Thực chất đây là mây thấu kính (tên tiếng Anh: lenticular cloud), chia thành 3 loại gồm: Altocumulus (mây trung tích), Stratocumulus (mây tầng tích) và Cirrocumulus (mây ti tích).
Chúng thường xuất hiện tại các dãy núi cao hay vị trí khuất gió bên sườn núi, nhất là khi có dòng không khí khô và ẩm ổn định bay ngang qua núi.
Đám mây bắt đầu hình thành sau cơn mưa, chiều 23/11. (Ảnh: Đỗ Vinh Quan)
Hình dạng mây tương tự thấu kính, hình thành ở độ cao nhất định. Khác với nhiều đám mây thường tan hoặc thay đổi hình dạng nhanh, đặc trưng của mây thấu kính là đứng yên và có thể giữ nguyên hình chóp nón trong thời gian dài, dù gió mạnh.
Hiện tượng này là nhờ quá trình ngưng tụ hơi nước liên tục trong bầu khí quyển. Trong vài điều kiện nhất định, đôi khi một đám mây dạng thấu kính có thể kéo dài từ hàng trăm đến hàng nghìn mét.
Núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được ví như "nóc nhà Nam Bộ" với chiều cao 986 mét.
Đây là một trong những điểm trekking, leo núi yêu thích của dân phượt miền Nam. Trong đó, cắm trại qua đêm để săn mây, đón bình minh trên đỉnh núi là hoạt động được giới trẻ ưa chuộng.
Tổ chức giải leo núi chinh phục điểm đến hùng vĩ, mốc cao Bình Liêu Huyện Bình Liêu sẽ tổ chức giải leo núi khám phá, chinh phục điểm đến đẹp, hùng vĩ nhất Bình Liêu: Sống lưng khủng long - mốc 1305. Đây là giải thường niên, nằm trong khuôn khổ Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2022, luôn hấp dẫn đông đảo người dân và du khách tham gia. Chinh phục Sống lưng khủng long mang...