Khách Việt chi hàng trăm triệu đồng đi Thụy Sĩ, Hà Lan chạy bộ
Những cung đường chạy ở Việt Nam không còn mới mẻ sau vài năm thịnh hành. Khách Việt tìm kiếm những giải chạy quốc tế, chi hàng trăm triệu đồng cho những chuyến race-cation ở nước ngoài.
Nữ du khách Việt chinh phục cự ly 55 km trên dãy Alps huyền thoại. Ảnh: Mỹ Hằng.
Bắt đầu tham gia phong trào chạy bộ từ 6 năm trước, Tiến Nguyễn (sống tại TP.HCM) lần lượt chinh phục từ cự ly 5 km rồi tăng dần lên 10 km, 21 km, 42 km, 70 km và 100 km. Ngày 3/12, runner này sang Thái Lan, tham gia giải chạy địa hình Chiang Mai by UTMB ở cự ly 100 miles (khoảng 160 km), diễn ra ngày 5-8/12.
“Tôi từng tham gia rất nhiều giải chạy lớn nhỏ ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Khi những cung đường chạy trong nước không mới mẻ, tôi chợt nảy ra suy nghĩ ’ sao mình không thử kết hợp chạy và du lịch ở nước ngoài’?”. Tiến chia sẻ.
Từ đó, nam runner bắt đầu tìm hiểu và đã chinh phục nhiều đường chạy trên thế giới tại các giải như Taipei Marathon (Đài Loan, Trung Quốc), Seoul Marathon (Hàn Quốc), Stockholm Marathon (Thụy Điển) và nhiều giải lớn, nhỏ khác.
Nâng thử thách
Phong trào chạy bộ tại Việt Nam sôi động suốt nhiều năm qua. Không chỉ dừng lại ở việc chạy bộ để rèn luyện sức khỏe, nhiều người trẻ còn biến việc chạy bộ hành một lối sống, một niềm đam mê và là một cách để khám phá thế giới. Xu hướng “race-cation” – chạy bộ kết hợp với du lịch – trở nên phổ biến hơn, từ những giải chạy trong nước đến thử thách, trải nghiệm mới trên đường đua quốc tế.
Bén duyên với chạy bộ trong khoảng 2 năm nay, Mỹ Hằng (sống tại TP.HCM) đã có cơ hội tham gia một số giải chạy trong và ngoài nước. Đầu tháng 9, cô chinh phục cự ly 55 km tại giải Ultra Trail Mont Blanc ở khu vực dãy Alps với cung đường đi qua 3 quốc gia Pháp, Italy và Thụy Sĩ.
Được đặt chân đến những vùng đất mới, ngắm nhìn và chạy trên những cung đường tuyệt đẹp là động lực thôi thúc runner Việt tham gia giải chạy ở nước ngoài. Ảnh: Mỹ Hằng.
Trước đó, khi được bạn bè rủ tham gia giải Bali Trail Running Ultra hồi tháng 7/2023 tại Indonesia, Hằng vội đồng ý vì đây là nơi cô chưa từng đặt chân đến dù bản thân chưa có kinh nghiệm chạy trail (chạy kết hợp leo núi).
“Thay vì được ngồi xe jeep lên đỉnh khám phá núi lửa, tôi cùng bạn bè chạy bộ băng qua những con đường dốc đầy sỏi đá, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của Bali. Lần đầu chạy trail trên địa hình khó khiến tôi mất khoảng 6,5 tiếng đồng hồ để hoàn thành cự ly 25 km”, nữ runner chia sẻ.
Bên cạnh đó, cô còn có cơ hội khám phá những bãi biển đẹp, ghé thăm những ngôi đền, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Bali. Việc kết hợp cả 2 sở thích khiến chuyến đi của cô thêm trọn vẹn.
Video đang HOT
Runner Mỹ Hằng trên đường chạy ở Indonesia và Thái Lan. Ảnh: Mỹ Hằng.
Khi đi race-cation, Hằng chỉ đăng ký những cự ly vừa sức để sau khi hoàn thành giải cô vẫn có thể thoải mái du lịch, trải nghiệm và khám phá điểm đến.
Trong lần tham gia giải Ultra Trail Mont Blanc, nữ du khách đến sớm để thích nghi với thời tiết, kết hợp ghé thăm nhiều điểm đến nổi tiếng như tháp Eiffel, bảo tàng Louvre ở Paris trước giải. Trên đường chạy, nữ runner đi qua nhiều thị trấn, làng nhỏ với lối kiến trúc cổ kính, ngắm nhìn những đồng cỏ núi cao với hoa dại nở rực rỡ, xa xa là khung cảnh núi non hùng vĩ tuyệt đẹp.
Sau khi hoàn thành giải, Hằng tiếp tục ghé thăm Thụy Sĩ, Italy, Hà Lan, Vatican và Cộng hòa Séc. Nữ du khách chi khoảng 120 triệu đồng cho chuyến race-cation kéo dài 2 tuần tại châu Âu.
Trong khi đó, Nhân Trần (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) có mặt tại nhiều giải chạy trên thế giới như Boston Half Marathon và Chicago Marathon (Mỹ), Seoul Marathon (Hàn Quốc), Berlin Marathon (Đức)… sau gần 10 năm chạy bộ. Tuy nhiên, nội dung 3 môn phối hợp (triathlon) lại cho anh nhiều trải nghiệm đáng nhớ hơn trong các chuyến race-cation, đặc biệt là lần thi đấu ở Australia.
Runner Nhân Trần trong giải Chicago Marathon. Ảnh: Nhân Trần.
“Trong chặng bơi ở biển, tôi được đắm mình trong làn nước trong vắt, chiêm ngưỡng những rạn san hô đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ. Khi chuyển qua nội dung đạp xe, tôi còn có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh đẹp tựa một bức tranh những đàn hồng hạc thong dong hay chú kangaroo biểu tượng”, anh chia sẻ.
Mỗi chuyến race-cation nước ngoài Nhân thường dành từ 3 tuần đến 2 tháng để tham gia giải chạy, ghé thăm bạn bè, khám phá cảnh quan tại nơi đó. Trung bình một năm, anh tham gia 2 giải quốc tế và 5 giải trong nước.
Lưu ý
Khi kết hợp du lịch và chạy bộ, phần lớn runners ưu tiên lựa chọn các giải được tổ chức tại địa điểm, quốc gia mà họ muốn đến tham quan, du lịch. Ngoài ra, họ còn cân nhắc xem ban tổ chức giải này có chuyên nghiệp, uy tín hay không để đảm bảo giải được diễn ra an toàn với sự chuẩn bị chu đáo.
Trong khi đó, vấn đề visa cũng là một tiêu chí được nhiều người quan tâm. Chia sẻ với Tri Thức – Znews, Tiến Nguyễn cho biết: “Khi tham gia giải chạy quốc tế, tôi ưu tiên chọn các nước dễ xin visa như châu Á, sau đó là cân nhắc về thời điểm tổ chức, thời tiết khi diễn ra giải chạy, loại giải (trail/road), quy mô giải”.
Khi quyết định đăng ký tham gia giải chạy, Tiến thường lên kế hoạch từ rất sớm để có thời gian tập luyện và chuẩn bị thể lực và tinh thần một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, anh còn tìm hiểu về thời tiết, khí hậu để chuẩn bị trang phục và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tiến Nguyễn kết hợp tham quan những công trình biểu tượng, trekking khám phá thiên nhiên khi đi race-cation. Ảnh: Tiến Nguyễn.
“Thông thường, tôi thường bay qua trước giải từ 3-5 ngày và kết hợp chạy nhẹ để cơ thể làm quen, thích nghi với thời tiết, khí hậu và đồ ăn nơi đó, nếu có gì không ổn, tôi sẽ điều chỉnh ngay để khi race không bị động và bỡ ngỡ”, anh nói.
Trung bình, nam du khách chi khoảng 20 triệu đồng cho một chuyến race-cation ở châu Á, đối với châu Âu, chi phí vào khoảng 35-40 triệu đồng.
Trong khi đó, Mỹ Hằng phải tham gia quay xổ số để giành vé đi Ultra Trail Mont Blanc trong khi đồng đội đều bị trượt. “Tôi từng gặp không ít khó khăn khi xin visa để tham gia giải UTMB ở Pháp. Việc chuẩn bị một bản cover letter chi tiết, giải thích mong muốn, lý do tham gia giải chạy và cam kết tuân thủ quy định, đính kèm thư mời tham dự giải của ban tổ chức là rất quan trọng”, Hằng chia sẻ.
Bận rộng với công việc văn phòng, Tiến vẫn duy trì tập luyện và tham gia các giải trong và ngoài nước. Ảnh: Tiến Nguyễn.
Khi tham gia những giải chạy quốc tế, một số runner Việt gặp khó khăn khi không hợp thức ăn bản địa dẫn đến không hoàn thành mục tiêu. Mỹ Hằng cho biết: “Các vận động viên nên chuẩn bị tâm lý cho việc đồ ăn bản địa không đa dạng, quen thuộc với người Việt”. Du khách nên cố gắng làm quen và dung nạp thực phẩm địa phương để đảm bảo sức khỏe cho quá trình thi đấu.
Top 8 lý do mà khách Việt nên tới Thụy Sĩ ít nhất một lần trong đời, ai đi du lịch một mình cứ nơi đây thẳng tiến
Với những người yêu du lịch thì Thụy Sĩ chính là ước mơ lớn bởi cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới và 1001 lý do nữa.
Thụy Sĩ nằm ở vùng núi Trung du, nổi tiếng với dãy Alps, thiên nhiên xanh tươi đẹp như phim. Trong năm 2018, có khoảng hơn 19.000 lượt khách Việt đến thăm đất nước Thụy Sĩ và nếu không có dịch bệnh đúng ra sẽ còn nhiều hơn nữa vào 2020, 2021. Khi dịch bệnh đã dần được khống chế, các tín đồ du lịch hãy đặt ra mục tiêu du lịch Thụy Sĩ ít nhất một lần trong đời vì có đất nước này có tận 8 điều tuyệt vời thế này cơ!
1. Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Thụy Sĩ được biết đến là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới với nhiều lý do. Đầu tiên, nước này không hề tham gia vào một cuộc chiến nào từ năm 1847 tới nay, theo chủ nghĩa hòa bình, luôn giữ thái độ trung lập để tránh xung đột.
Tính dân chủ của người dân Thụy Sĩ cũng rất được xem trọng khi người dân cũng có quyền đề nghị thay đổi hiến pháp, được trưng cầu dân ý về luật pháp mới.
Ngoài ra họ cũng được tiếp nhận nền giáo dục văn minh nhất, hệ thống chăm sóc sức khỏe, phúc lợi rất đảm bảo. Và thời gian làm việc chỉ khoảng 35,2 giờ một tuần, thấp hơn nhiều so với con số 48 giờ ở Việt Nam.
2. Cảnh quan thiên nhiên tráng lệ
Nhiều du khách quốc tế đã phải bày tỏ sự ghen tị đối với người dân Thụy Sĩ khi họ được sống giữa những ngọn núi tuyệt vời, những hồ nước xanh ngọc biếc và những ngôi làng xinh đẹp. Đây chính là những yếu tố làm cho Thụy Sĩ trở thành điểm đến hoàn hảo của những người yêu thiên nhiên, thích nghỉ mát
Mặc dù Thụy Sĩ là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ, nhưng địa điểm nào cũng có thể khiến du khách choáng ngợp vì đẹp hơn cả truyện cổ tích.
3. Môi trường sạch sẽ
Thụy Sĩ sử dụng chủ yếu là phương tiện công cộng ít ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí. Đất nước này gần như không phải đối diện với tình trạng ô nhiễm.
Hầu như tất cả các nhà vệ sinh công cộng ở trạm tàu đều sạch sẽ ngang phòng khách sạn.
4. Phomai & Chocolate ngon nhất thế giới
Hai trong số những điều yêu thích nhất của khách du lịch khi tới Thuỵ Sĩ đó là phomai và chocolate ngon nổi tiếng thế giới. Đây là một niềm tự hào của người dân địa phương. Nếu bạn hỏi một người Thụy Sĩ rằng họ đã hòa hợp với nhau bằng cách nào thì câu trả lời sẽ là tình yêu chung của họ dành cho phomai và chocolate.
Một cơ hội tuyệt vời để du khách có thể tìm hiểu tổng quan quy trình làm sô cô la ở Thụy Sĩ đó là tham gia "The Chocolate Train" - chuyến tham quan đến những nhà máy sô cô la nổi tiếng tại đất nước này. Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng là đất nước có nền ẩm thực phong phú, tuyệt ngon với nhiều món đặc sản khác đáng để thử.
5. Hệ thống giao thông công cộng hiện đại
Thay vì phải thuê từng phương tiện khác nhau, trả tiền từng lần thì ở Thụy Sĩ, chỉ cần 1 chiếc thẻ là bạn đã có thể đến bất cứ đâu ở đất nước này bằng xe buýt, tàu hỏa, tàu thủy và cáp treo.
6. Thiên đường lâu đài cổ
Bạn nhất định sẽ choáng ngợp khi đặt chân tới Thụy Sĩ bởi vô vàn những tòa lâu đài cổ xinh đẹp tại đây. Khu phố cổ ở Bern tại Thụy Sĩ thậm chí đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, được đánh già là một trong những thành phố cổ kính nhất trên thế giới.
7. Địa điểm quay phim nổi tiếng
Thụy Sĩ là địa điểm quay của rất nhiều bộ phim nổi tiếng từ u sang Á như "Harry Potter", "Chúa tể của những chiếc nhẫn" hay "Hạ cánh nơi anh". Lý do là bởi dù diện tích nhỏ bé, chủ yếu là núi cao nhưng Thụy Sĩ vẫn cung cấp được đa dạng khung cảnh, từ phong cảnh bờ hồ đến các ngôi làng. Bên cạnh đó, do thuộc vùng khí hậu lục địa ôn hòa nên quốc gia này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều loại thời tiết. Ngoài ra các thành phố tại Thụy Sĩ như Zurich, Lausanne cũng có kết cấu gợi nhớ, kết hợp kiến trúc lịch sử với các công trình hiện đại.
8. Đường bay thẳng từ Việt Nam tới Thụy Sĩ
Từ tháng 11/2018, để phục vụ nhu cầu du lịch Việt Nam - Thụy Sĩ, hãng hàng không Edelweiss đã mở đường bay thẳng giữa TP. HCM và Zurich. Hàng tuần sẽ có 2 chuyến bay cố định từ Việt Nam và ngược lại. Điều này tạo ra sự tiện lợi cho du khách Việt khi không phải di chuyển qua nhiều sân bay khác nhau để đến Thụy Sĩ.
'View Thụy Sĩ giữa lòng Đà Lạt' nổi rần rần, dân mạng ngã ngửa khi biết sự thật Những bức ảnh được du khách chụp lại tại một điểm check-in ở Đà Lạt đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và gây nên nhiều tranh cãi bởi sở hữu khung cảnh "view dãy Alps (Thụy Sĩ)" như trời Âu. Vài ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền địa điểm check-in có "view dãy Alps (Thụy Sĩ) hùng...