Khách ùn ùn kéo về Đà Lạt
Hàng chục nghìn du khách đổ về Đà Lạt trong ngày cuối tuần, khiến nhiều cung đường trong thành phố ùn ứ vào sáng sớm và chiều tối.
Trong khi những địa phương khác đang phải chịu thời tiết nắng nóng thì tại Đà Lạt mát mẻ, thu hút lượng khách lớn vào ngày cuối tuần. Ước tính, ngày cao điểm TP Đà Lạt đón khoảng 40.000 lượt khách, tạo áp lực không nhỏ lên hạ tầng giao thông của thành phố.
Anh Thái, du khách đến từ TP HCM, than thở đoàn khách của mình phải mất 3 tiếng để đi hết 12 km vào sáng 18/7 – điều hiếm khi xảy ra ở Đà Lạt.
Chợ đêm Đà Lạt là điểm thu hút khách đến ăn uống, mua sắm tối 18/7. Vào ngày cuối tuần, nơi đây trở thành phố đi bộ. Ảnh: Khánh Hương.
Tại một số tuyến đường chính như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Đại Hành, Phan Bội Châu, Ba Tháng Tư, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Phù Đổng Thiên Vương, Trần Phú, quanh hồ Xuân Hương… luôn có lượng lớn phương tiện chở khách.
Do Đà Lạt vẫn chưa có hệ thống đèn tín hiệu giao thông nên tại các nút giao và bùng binh, lực lượng cảnh sát giao thông cùng cảnh sát trật tự thường xuyên phải phân luồng cho các phương tiện tránh ùn tắc.
Anh Lê Phong, du khách đến từ TP HCM, chia sẻ: “Sau khi các cháu nghỉ hè, gia đình chúng tôi đi Đà Lạt nghỉ mát. Thời tiết tại đây khá ổn, tuy nhiên lại kẹt xe ở nhiều tuyến đường khiến cho việc di chuyển giữa các địa điểm mất nhiều thời gian”.
Phương tiện nối đuôi nhau di chuyển trên đường phố Đà Lạt ngày cuối tuần. Ảnh: Khánh Hương.
Trong khi đó, một số dịch vụ khác như ăn uống, taxi có những thời điểm quá tải do khách tập trung sử dụng vào cùng thời điểm, điều này gây ra không ít phiền toái cho du khách khi phải chờ đợi rất lâu.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thu, hướng dẫn viên du lịch tại Đà Lạt cho biết, thời gian gần đây có sự dịch chuyển lớn trong thị hiếu của du khách khi đến với Đà Lạt. Khách du lịch lựa chọn các địa điểm mới, lạ, đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh “ sống ảo”.
Trong khi đó, các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú tại TP Đà Lạt đang trong quá trình giảm giá kích cầu du lịch. Hiện có hơn 30 công ty du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú (từ 3 đến 5 sao), khu du lịch… tại Đà Lạt công bố các gói giảm giá trung bình từ 10 – 60% so với giá niêm yết, áp dụng đến hết năm 2020.
Dòng người chen lấn cùng xe cộ ở trung tâm Đà Lạt tối 18/7. Ảnh: Khánh Hương.
Đà Nẵng "ôm mộng" trở thành thủ phủ không ngủ về đêm
"Đà Nẵng là nơi tốt nhất để khởi động cho loại hình kinh tế đêm. Bởi nếu không có kinh tế đêm thì Đà Nẵng sẽ buồn hơn rất nhiều", PGS-TS Trần Đình Thiên đánh giá.
"Nếu không có kinh tế đêm thì Đà Nẵng sẽ buồn hơn rất nhiều"
Tại Tọa đàm Kích cầu Du lịch Đà Nẵng "Vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí đêm" do Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phối tổ chức tại Đà Nẵng ngày 10/7, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Đà Nẵng là nơi tốt nhất để khởi động cho loại hình kinh tế đêm. Bởi nếu không có kinh tế đêm thì Đà Nẵng sẽ buồn hơn rất nhiều.
PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại buổi tọa đàm.
"Viêt Nam đươc khăng đinh la môt hương phat triên kinh tế đêm ơ câp đô quôc gia chư không phai riêng Đa Năng. Địa bàn Đa Năng la nơi tôt nhât đê khơi đông cho môt phương thưc hoat đông mơi cua nên kinh tê", ông Thiên đánh giá.
Xét từ góc độ lich sư, theo ông Trần Đình Thiên, không phải tới bây giơ Đa Năng mơi quan tâm, ma ngay tư 10-15 năm trươc khi ban vê chân dung phat triên cua Đa Năng tương lai thi đa ban vê khai niêm Đa Năng phai sông vê đêm như thê nao rồi. "Làm du lịch nêu chi co ban ngay không thi Đa Năng cung vui nhưng đó là cai vui ngăn. Tăm xong lai đi ăn. Ăn xong lai tăm thi chan. Rôi chi 1- 2 ngay la khăn goi lên đương trở về. Nêu không co hoạt động ban đêm thi Đà Nẵng buôn hơn rât nhiêu", nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ.
Cầu Rồng về đêm ở Đà Nẵng.
"Tôi nhớ cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh đã nói, Đà Nẵng không làm du lịch được vì lúc người ta ngủ thì ông lại dậy đi tập thể dục, ông làm lên buổi sáng sớm. Khách du lịch người ta đang ngủ đến 9h thì 4-5h ông đã dậy làm ỏi tỏi lên rồi. Còn lúc cần thức thì ông lại tắt hết đèn đi ngủ từ 8h tối. Cứ như thế mãi thì Đà Nẵng không thể làm du lịch được. Chính cách tiếp cận đó mở ra cho chúng ta thấy rằng tầm nhìn cho phát triển du lịch Đà Nẵng rất hay. Đà Nẵng đều là địa điểm có tính tiên phong", ông Thiên nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Đình Thiên đề xuất, để phát triển kinh tế ban đêm ở Đà Nẵng cần làm đầu tiên đó là lựa chọn lực lượng chủ công - định hướng và định hình để thực thi chiến lược phát triển kinh tế ban đêm, phát triển các khu đêm dọc bờ biển, dọc sông Hàn với chợ đêm, nhà hàng ẩm thực....
Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, đại dịch COVID-19 vừa qua đã tác động rất lớn đối với các nước trên thế giới. Tại Việt Nam nói chung Đà Nẵng nói riêng, công tác kiểm soát dịch bệnh cũng đã làm rất tốt.
Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố rất cần hội thảo kích cầu du lịch kinh tế đêm.
Trong suốt 23 năm qua, năm nay lần đầu tiên kinh tế Đà Nẵng bị âm hơn 3%, dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh COVID-19. TP Đà Nẵng cũng đang phục hồi phát triển, kích cầu du lịch trong thời gian qua.
Đến thời điểm này, thành phố đang dần phục hồi kinh tế du lịch. Phát triển kinh tế đêm là dịch vụ mới. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TP Đà Nẵng đã bàn ra các phương hướng nhiệm vụ, hình thành phố đi bộ... tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát triển.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, thành phố rất cần hội thảo kích cầu du lịch kinh tế đêm. Sự phát triển của Đà Nẵng sẽ tác động rất lớn đến các tỉnh miền Trung.
Định hướng phát triển kinh tế đêm ở Đà Nẵng theo 4 nhóm
Tại buổi tọa đàm, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, Sở sẽ định hướng phát triển kinh tế đêm trên địa bàn thành phố theo 4 nhóm hoạt động và dịch vụ gồm: Văn hóa - vui chơi giải trí; ăn uống; mua sắm và du lịch tham quan. Trong giai đoạn một (dự kiến 2021 - 2023), Sở sẽ thí điểm chọn các dịch vụ sẵn có trên 4 khu vực: phố du lịch An Thượng, tuyến phố đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo, tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa và tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành để hoàn thiện và khai thác phát triển.
Kinh tế đêm sẽ giữ chân du khách ở lại lâu hơn với Đà Nẵng
Giai đoạn 2 (dự kiến từ năm 2023 - 2025) sẽ xác định một số khu vực trọng điểm gồm: Phố du lịch An Thượng, mở rộng đến đường Nguyễn Văn Thoại; tuyến phố đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo và mở rộng ra đường Như Nguyệt, Chương Dương; tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa; tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành; Bà Nà Hills; khu vực làng Vân và một số khu vực riêng biệt nằm ở phía Tây Đà Nẵng.
Ông Lê Tấn Thanh Tùng, đại diện công ty lữ hành Vitours, nhấn mạnh, Đà Nẵng đang đứng trước nguy cơ lớn về cạnh tranh điểm đến, đặc biệt với 2 địa phương lân cận là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
Trong đó, Quảng Nam từ lâu đã triển khai thực hiện phố đi bộ Hội An và ngày càng mở rộng. Thừa Thiên Huế cũng đã đưa vào hoạt động phố đi bộ ở một số tuyến đường nội thành Huế.
Đà Nẵng sẽ trở thành thành phố không ngủ về đêm.
Đà Nẵng cũng phát triển mạnh về các hoạt động vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, để du lịch Đà Nẵng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn và phát triển hơn nữa, thành phố rất cần khu phố đêm (phố đi bộ) thực sự có quy mô và xứng tầm với một đô thị lớn về du lịch.
Cùng với xu hướng toàn cầu, Đà Nẵng cũng đang "ôm mộng" trở thành thành phố không ngủ về đêm. Với các sản phẩm và dịch vụ vui chơi giải trí về đêm mới mẻ và độc đáo, du lịch Đà Nẵng sẽ có thêm lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh so với những điểm đến khác trong cuộc đua kích cầu hiện tại, đồng thời góp phần gia tăng nhiều trải nghiệm mới khác lạ, giúp kéo dài thời gian lưu trú và kích thích mua sắm của du khách đến Đà Nẵng.
Huế miễn, giảm phí tham quan Du khách được giảm 50% phí tham quan các điểm di tích đến hết năm 2020; dịp Festival Huế 2020 sẽ miễn phí toàn bộ vé tham quan cố đô. Tại Diễn đàn du lịch Huế năm 2020 diễn ra hôm 31/5, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã công bố chương trình kích cầu du lịch. Trong đó, giảm 50% vé tham...