Khách Trung Quốc đi vệ sinh ngay giữa bể bơi công cộng
Sau khi thực hiện xong hành vi đáng xấu hổ này, người đàn ông bỏ đi không một lời xin lỗi.
Du khách kinh hoàng chạy khỏi bể bơi khi phát hiện “vật thể lạ” nổi trên mặt nước
Một vị khách lớn tuổi người Trung Quốc khiến dư luận nước này phẫn nộ khi thản nhiên đi vệ sinh ngay giữa bể bơi công cộng ở thành phố Tô Châu.
Những hình ảnh ghi được từ camera giám sát cho thấy người đàn ông này đang bơi ngửa, thản nhiên “đi nặng” ngay tại bể bơi khiến phần chất thải nổi trên mặt nước. Những vị khách xung quanh phát hiện thấy mùi lạ, lập tức sợ hãi tháo chạy khỏi bể. Trong khi đó, người đàn ông này vẫn thản nhiên bơi ra khỏi vị trí vừa “đi bậy”.
Đáng xấu hổ hơn, người đàn ông này tiếp tục làm như không có chuyện gì xảy ra, bước khỏi bể bơi mà không để lại lời xin lỗi. Dường như người này không chút quan tâm tới ánh mắt khó chịu của những người xung quanh.
Sau sự cố “khó chịu” này, người quản lý bể bơi cho biết, họ phải tạm đóng cửa để nhân viên dọn dẹp. Toàn bộ nước trong bể sẽ được thay mới và khử trùng hoàn toàn. Những vị khách không may có mặt ở bể bơi thời điểm đó cũng được trả lại toàn bộ tiền vé để bồi thường về tổn thất tinh thần.
Bể bơi đông nghịt khách vào mùa cao điểm
Video đang HOT
Trên thực tế, việc đi vệ sinh tại các bể bơi công cộng ở Trung Quốc không còn là chuyện hiếm gặp. Vào những ngày nắng nóng kinh hoàng, bể bơi luôn là điểm đến ưa thích của nhiều người.
Tuy nhiên, theo thống kê từ một nghiên cứu tiến hành mới đây tại Trung Quốc cho thấy, 85% nam giới và 45% nữ giới ở độ tuổi từ 7 đến 17 tuổi, thú nhận từng “tiểu bậy” trong bể bơi. Tuy nhiên hành vi “đi nặng” ở bể bơi như sự việc kể trên là điều “kinh hoàng” chưa từng xảy ra.
Trước đó, năm 2017, 12 bể bơi tại Thượng Hải buộc phải đóng cửa vì tình trạng “tè bậy” trong bể bơi khiến hồ nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Được biết, sau quá trình kiểm tra, cơ quan điều tra cho thấy nước của những hồ bơi này chứa quá nhiều chlorine, vi khuẩn hoặc ure. Năm 2015, một nửa hồ bơi công cộng ở Bắc Kinh cũng bị phát hiện ô nhiễm quá mức.
Theo vietnamnet.vn
Nghề giúp việc chăm người ốm: Những TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP không mấy ai thấu hiểu
Bị bệnh nhân đánh trong lúc thay bỉm, tắm rửa, thậm chí có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật... Đó là những tai nạn nghề nghiệp mà người giúp việc chăm người ốm có thể gặp phải trong quá trình làm nghề.
"Xin phép" người bệnh cho...thay bỉm, tắm rửa
Chia sẻ với PV Em Đẹp, chị Khúc Phương khẳng định ai chưa vào nghề cũng nghĩ giúp việc chăm sóc người ốm chỉ đơn giản là đưa họ đi vệ sinh, giúp người bệnh ăn uống, đi dạo... Nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy đây là công việc phức tạp, vất vả vượt sức tưởng tượng.
Hồi mới làm, chưa có kinh nghiệm nên chị Phương từng bị bệnh nhân "tẩn" trong lúc làm việc. Hôm ấy, chị hút đờm cho một người bệnh nam giới.
Mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, cách ứng xử khác nhau cộng với sự bức bối bệnh tật nên người giúp việc chăm người ốm cần có kỹ năng giao tiếp để tránh các "tai nạn" không mong muốn. Ảnh minh họa.
"Bệnh nhân túm tóc giật mạnh từ đằng sau, mình hoảng hốt tưởng họ lên cơn động kinh. Hóa ra do người bệnh phải cắm ống xông ở mũi, mở khí quản nên khi thấy người khác vào người, họ hoảng lên tưởng bị làm gì nên đánh lại. Họ sợ đau nên đánh chính người chăm sóc mình để tự vệ", chị Phương nhớ lại. Có lần đang tắm, thay bỉm cho người bệnh, chị cũng bị người ta đánh.
Sau lần đó, chị rút kinh nghiệm. Chị nghĩ: "Bệnh nhân ốm đau như vậy, nằm lì đó rất tội. Rồi sẽ có lúc mình ốm, nằm như thế mà bị người chăm sóc mà cấu, véo, dằn vặt thì mình rất khổ".
Vì thế, trước khi tắm, thay bỉm, vỗ rung đờm hay làm bất cứ điều gì cho người bệnh, chị đều nhẹ nhàng "xin phép" " Bây giờ tôi hút đờm, thay bỉm cho anh nhé". Những ngày tháng chăm bệnh nhân đã dạy cho chị biết cách vỗ rung, hút đờm, chăm sóc vết thương, rồi xử lý tắc khi người bệnh ăn cháo theo đường xông. Theo đó, kinh nghiệm dày lên và "tai nạn nghề nghiệp" trở thành hãn hữu. Qua ánh mắt, chị biết người bệnh nằm liệt đó muốn nói lời cảm kích mình, chỉ có điều họ không thể nói.
Bi hài chăm người già bị lẫn
Sau 7 năm làm giúp việc chăm người ốm ở Đài Loan, chị Phương trở về Việt Nam. Nhận thấy nhu cầu thuê người chăm sóc người ốm ở Việt Nam đang "nóng", chị tiếp tục khăn gói lên Hà Nội làm công việc này.
So với xứ người, mức thu nhập nghề chăm sóc người ốm ở Việt Nam thấp hơn nhiều, dao động từ 6 - 8 triệu đồng/ tháng, chủ nhà bao ăn ở. Tuy nhiên, khi trở về nước, chị Phương có thể sắp xếp công việc để về quê khi có việc đột xuất, còn ở xứ Đài thì không.
Không phải gia đình nào cũng thông cảm, hỗ trợ giúp việc chăm sóc người ốm. Ảnh minh họa.
Chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện, tại gia đình, chị nhận làm đủ cả, không nề hà điều gì. " Chăm sóc người bệnh ở bệnh viện sẽ phải đối mặt với môi trường bệnh tật, các loại vi rút, vi khuẩn, mùi bệnh viện 24/24. Gia đình nào hiểu biết sẽ sắm cho người giúp việc đầy đủ găng tay, khẩu trang, chỉ dùng một lần rồi vứt đi, không tái sử dụng. Nhưng nếu gặp phải gia đình nào keo kiệt thì giúp việc phải tự trang bị cho mình để tránh lây nhiễm bệnh tật", chị Phương nói.
Tâm lý thông thường ai cũng sợ ăn cơm bệnh viện vì "ghê" đủ thứ mùi. Thế nhưng với người giúp việc, họ không có quyền lựa chọn. Họ chỉ có thể chọn chỗ ăn...đỡ ghê mà thôi. Đó có thể là ghế đá, khuôn viên bệnh viện và "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" trong lúc người bệnh ngủ trưa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh cũng thức ngủ theo thời gian biểu đó. Có người ngủ ngày "cày" ban đêm. Khi đó giúp việc cũng phải thức cùng họ, dù ban ngày không ngủ nổi do môi trường xung quanh luôn ồn ã.
Theo cảm nhận của chị Phương, ngoài bệnh nhân ốm nặng thì chăm bệnh nhân bị lẫn cũng khá "đau đầu". Chị cho ăn rồi, người bệnh bảo chưa được ăn. Người nhà hiểu tính cách người bệnh thì không sao, nhưng có nhà trách chị sao không cho họ ăn?
Nếu ngày bệnh nhân ngủ nhiều thì đêm họ thức, chị phải thức cùng. Gia đình nào có tâm thì ngày cho chị ngủ bù, để đêm có sức trông người bệnh. Nhưng thực tế cũng có gia đình tranh thủ sai vặt, vẽ việc cho giúp việc làm thêm vì tâm lý "mất tiền mua mâm về đâm cho thủng".
"Phải có tâm, có đức, kiên nhẫn thì mới làm được nghề vất vả và không có danh phận này", chị Phương đúc kết.
Thu Hà
Theo emdep.vn
Chó tông vào siêu xe ở Trung Quốc, chủ phải bồi thường 6.000 đô Chủ nhân con chó phải trả hơn 6.000 USD bồi thường cho tài xế chiếc chiếc xe Lamborghini bị con vật đâm vào. Con chó săn lông vàng chỉ bị thương nhẹ sau khi va chạm với xe. Ảnh: SCMP. Một cô bé 13 tuổi dắt con chó săn lông vàng đi dạo trên vỉa hè ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang...