Khách Trung Quốc cho con đại tiện ngay trước Tháp Bà Ponagar tại Nha Trang
Người dân và du khách rất bức xúc khi chứng kiến cảnh du khách Trung Quốc cho con đại tiện trước Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Tháp Bà Ponagar
Ngày 31-8, Báo Người Lao Động nhận được phản ánh của bạn đọc về hình ảnh khách Trung Quốc cho con đại tiện ngay trước Tháp Bà Ponagar (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
Theo bạn đọc này, đoàn khách Trung Quốc sau khi tham quan xong Tháp Bà Ponagar vừa ra khỏi cổng thì người phụ nữ trong đoàn cho con đại tiện. Trong khi đó, những vị khách Trung Quốc còn lại trong đoàn vẫn dửng dưng bước đi. Vụ việc xảy ra lúc 11 giờ ngày 10-8. Bức xúc vì hành động này, bạn đọc đã ghi lại hình ảnh phản ánh đến Báo Người Lao Động.
Khách Trung Quốc cho con đại tiện trước Tháp Bà Ponagar- ảnh bạn đọc cung cấp
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tuấn Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa (đơn vị quản lý Tháp Bà Ponagar) – cho biết chưa nhận được thông tin từ nhân viên. Theo ông Dũng, trong quy định về việc tham quan tại Tháp Bà đã yêu cầu du khách phải giữ gìn vệ sinh cảnh quan khu di tích, nếu vi phạm sẽ bị xử lý, phạt tiền theo quy định. Để phục vụ du khách, đơn vị này đã bố trí 3 cụm nhà vệ sinh với hàng chục hệ thống ở phía trước, trên và bên cạnh Khu di tích Tháp Bà Ponagar.
“Lượng khách đến Tháp Bà Ponagar rất lớn nhưng trước giờ chưa có trường hợp nào vi phạm. Chúng tôi sẽ yêu cầu nhân viên đề phòng, nhắc nhở tránh trường hợp tương tự xảy ra và lập biên bản xử lý”- ông Dũng cho biết.
Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.
Video đang HOT
Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana gar (ana trong tiếng Chăm Eđê, Jrai là giống Cái) hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara – nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih – nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk – nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.
Theo Hong.vn
Khách Trung Quốc tính tiền chui tại Nha Trang: Trò tinh vi
Có người lạ vào, các cơ sở lập tức được báo động, cất giấu hết các thiết bị thanh toán di động. Khi đoàn kiểm tra vào thì không còn gì.
Những ngày qua, nhiều tờ báo phản ánh về tình trạng khách Trung Quốc thanh toán "chui" ở Nha Trang (Khánh Hòa), gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Theo phản ánh, thời gian qua trên các cửa hàng dọc tuyến đường trung tâm TP Nha Trang xuất hiện hàng loạt bảng thông báo chấp nhận thanh toán qua mã phản hồi nhanh, ví điện tử như: Alipay, Wechat Pay...
Báo Người lao động dẫn lời một hướng dẫn viên chuyên hướng dẫn khách Trung Quốc cho biết, nếu du khách Trung Quốc mua sắm, quẹt điện thoại bằng Wechat Pay liên kết với Vimo (đơn vị của Việt Nam) thì tiền sẽ chuyển từ Trung Quốc về cho Vimo.
Vimo sẽ chuyển cho các đối tác của mình là chủ cửa hiệu và thu phí dịch vụ. Tuy nhiên, nếu chính chủ cửa hàng có tài khoản ở Trung Quốc, khách mua sắm ở Nha Trang nhưng dòng tiền chảy ở Trung Quốc, trong nước không được hưởng lợi gì từ việc mua sắm này.
Ông Đỗ Trọng Thảo, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Khánh Hòa, xác nhận với báo Pháp luật TP.HCM rằng, tại TP Nha Trang hiện có rất nhiều cơ sở kinh doanh dành cho khách Trung Quốc có dịch vụ thanh toán qua mạng di động trái phép. Dịch vụ chui này ngày càng nở rộ, nhất là từ khi xuất hiện tour du lịch 0 đồng của các đoàn khách lữ hành Trung Quốc.
NHNN chi nhánh Khánh Hòa đã chủ trì lập đoàn kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh với sự tham gia của công an tỉnh, chi cục quản lý thị trường... nhưng không bắt được quả tang việc thanh toán qua mạng di động trái phép. Lý do là các cơ sở có hoạt động thanh toán trái phép trên đối phó rất tinh vi.
Một cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng Wechat Pay dành riêng cho khách Trung Quốc. Ảnh: NLĐ
Ví dụ khi xe chở đoàn khách Trung Quốc vào, bảo vệ thấy đúng biển số đã đăng ký thì cho vào. Đối với người Việt Nam hay xe không đúng biển số, họ không cho vào, yêu cầu xuất trình giấy tờ.
Khi thấy có người lạ, bảo vệ lập tức bấm nút báo động vào bên trong. Khi đó, bên trong nhanh chóng dọn dẹp đâu ra đó hết. Họ cất giấu hết các thiết bị thanh toán di động. Khi đoàn kiểm tra hay các lực lượng chức năng vào thì không còn gì hết.
"Những cơ sở này hoạt động như kiểu các quán "cơm tù" trước đây. Ngay sau khi xe vào thì họ kéo hàng rào đóng lại ngay. Hết giờ mới được ra", ông Đỗ Trọng Thảo nói.
Ông Thảo cho rằng nguyên nhân thứ hai khiến các lực lượng chức năng chưa bắt được trường hợp nào là máy POS (Point of Sale - tạm dịch là máy bán hàng chấp nhận thẻ ngân hàng) không dây của Trung Quốc rất nhỏ, gọn. Chỉ cần nghe bên ngoài báo động vào là những người bên trong lập tức cất giấu hết các máy này.
Những máy POS này được tháo rời ra để nhập khẩu trái phép vào Việt Nam, sau khi vào Việt Nam, họ mới lắp ráp lại, nhỏ gọn như chiếc điện thoại di động rồi sử dụng thanh toán di động.
Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản khẩn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về hoạt động chuyển tiền kinh doanh qua POS trái phép, một hình thức trốn thuế. UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là NHNN, có các giải pháp quản lý hoạt động thanh toán qua POS, Alipay, Wechat Pay... một cách hiệu quả để kịp thời xử lý đối với các trường hợp vi phạm và chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc các doanh nghiệp khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc với các tour giá rẻ qua các chuyến bay charter (chuyến bay thuê bao dành riêng cho du khách của một hãng lũ hành) dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp này hình thành các chuỗi cửa hàng mua sắm dành cho du khách Trung Quốc để bù đắp lại chi phí.
Xuất hiện tình trạng một số đơn vị có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết, thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, thanh toán "chui" qua POS, thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh (QR Code) dưới hình thức sử dụng điện thoại thông minh (smartphone).
Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh toán tiền thông qua POS rất khó khăn do máy có hình thức nhỏ gọn, dễ cất giấu và khó phân biệt đâu là máy hoạt động hợp pháp, đâu là máy hoạt động trái phép.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng cho rằng, việc thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh (QR code) dưới hình thức sử dụng điện thoại thông minh được thực hiện thông qua điện thoại di động của bên bán và bên mua nên việc kiểm tra, bắt quả tang đối với các trường hợp này là rất khó khăn và không có chứng cứ (không có hóa đơn, chứng từ).
Vì vậy, để kiểm soát các hoạt động thanh toán này cần phải có các giải pháp quản lý về công nghệ và các quy định pháp luật cụ thể đối với hình thức thanh toán này.
Theo thống kê của ngành du lịch Khánh Hòa, 7 tháng đầu năm nay tỉnh đã đón trên 1,6 triệu lượt du khách quốc tế; trong đó du khách Trung Quốc ước tính đạt trên 1 triệu lượt, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Bạn đọc Báo Người Lao Động hỗ trợ cô gái bị Nga "vọc" tra tấn dã man Cùng ngày, Báo Người Lao Động cũng đã đến gia đình chị Điểu Thị Nương (quê tỉnh Bình Phước) để trao quà và tiền của bạn đọc hỗ trợ. Ngày 21-8, đại diện Báo Người Lao Động đã tới nhà Y Nhiêu- cô gái bị Nguyễn Thị Hà (tên thường gọi Nga "vọc") tra tấn dã man, rúng động dư luận thời gian...