Khách Trung Quốc bị chỉ trích vì rửa chân ở hồ di sản thế giới
Hình ảnh du khách ngồi thả chân xuống nước ở Tây Hồ, Trung Quốc, nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đang gây nhiều tranh cãi.
Sự việc xảy ra vào đầu tháng 7 khi một nhóm khách ngồi hóng gió bên mép cầu Jindai và cầu Đoạn, phía bắc Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc. Video ghi cảnh hàng chục người thả chân xuống mặt hồ được chia sẻ trên mạng, nhanh chóng gây ra nhiều tranh cãi, theo Zhejiang News.
Một người dân địa phương cho biết đã làm điều này nhiều lần khi còn bé và không bao giờ bị bắt. Ảnh: Rex.
Một số người cho rằng hành vi của những du khách trên là khiếm nhã và thiếu văn minh. Họ cho rằng những người này đã biến một thắng cảnh trở thành bồn rửa chân công cộng. “Cá sẽ chết vì mùi hôi chân của họ”, một người dân Hàng Châu mỉa mai.
Nhiều ý kiến phản biện việc giặt giũ, tắm rửa ở sông hồ đã diễn ra hàng nghìn năm và không gây hại cho môi trường. Nước hồ không được dùng để uống, những người này chỉ đang tận hưởng tự nhiên, Wumao đưa tin ngày 16/7. Người khác viết: “Miễn là họ không rơi xuống hồ, có gì sai khi cho chân xuống nước”.
Năm 2013, hàng nghìn du khách cũng trở thành tiêu điểm của truyền thông khi cho chân xuống hồ nước. Lúc đó, nhân viên an ninh phải dùng loa để cảnh báo: “Các du khách, làm ơn đừng cho tay hay chân xuống hồ. Hãy thưởng thức cảnh đẹp theo cách văn minh”.
Tây Hồ là một trong 53 địa điểm ở Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hồ nước ngọt này được xem là nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, họa sĩ Trung Quốc suốt hàng nghìn năm qua.
Vân Phạm
Theo vnexpress.net
Video đang HOT
Bí ẩn vùng đất của bầy hổ mang chúa khổng lồ
Western Ghats (Ấn Độ), là vùng đất rộng mênh mông, bao quanh dãy núi chạy dọc bờ biển phía tây nam Ấn Độ. Đây là vùng đất bí ẩn nhất thế giới, xứ sở những con hổ mang chúa khổng lồ.
Vùng đất này rộng tới 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là vùng đất cực kỳ đa dạng sinh học. Có vô số loài vẫn chưa được khám phá ở vùng đất này.
Western Ghats nổi tiếng là vương quốc của loài hổ và rắn hổ mang chúa.
Rắn hổ mang chúa xuất hiện khá phổ biến ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên, ở vùng đất này, loài hổ mang chúa đang dần suy kiệt bởi sự săn bắt và thu hẹp môi trường sống.
Hổ chúa vùng Western Ghats
Hiện Western Ghats được coi là nơi mà số lượng loài hổ chúa còn nhiều nhất thế giới. Nhiều khu bảo tồn rắn hổ chúa đã được quy hoạch ở Western Ghats để bảo tồn loài rắn này.
Việc bảo tồn loài hổ chúa ở vùng đất này rất thuận lợi, bởi người dân Western Ghats rất tôn trọng rắn hổ chúa, coi chúng như thần linh, không bao giờ giết loài rắn này.
Môi trường sống phù hợp, được bảo vệ nghiêm ngặt, nên hổ chúa ở Western Ghats có điều kiện phát triển rất tốt, đạt kích thước cực đại.
Chúng sống được tới 30 năm và chúng không bao giờ ngừng phát triển. Đó chính là lý do có thể gặp những con rắn chúa khổng lồ ở Western Ghats.
Các nhà khoa học nghiên cứu về hổ chúa từ khắp thế giới đã đến vùng đất này và ghi nhận hổ chúa ở đây có thể đạt kích cỡ tới 7m, nặng gần 20kg.
Western Ghats là nơi ẩm ướt nhất hành tinh. 40% lượng nước của Ấn Độ được cung cấp bởi những con sông, suối bắt nguồn từ Western Ghats.
Một chú hổ chúa ở Western Ghats, Ấn Độ.
Môi trường ẩm ướt phù hợp với rất nhiều loài bò sát, gồm những loài có nọc độc, trong đó, hổ mang chúa thống trị các loài. Vì thế Western Ghats còn được coi là vùng đất chết chóc.
Từ nhiều năm nay, cư dân đã mở rộng môi trường sống vào vùng lõi Western Ghats. Nhiều ngôi làng đã mọc lên bên trong Western Ghats. Nhưng điều đặc biệt, là người dân và loài hổ chúa đã chấp nhận sống chung với nhau.
Cư dân xây dựng nhà cửa, phát rừng làm nương, trồng cấy lương thực, đã thu hút loài chuột tìm đến cộng sinh. Rắn săn chuột cũng tìm về những ngôi làng để săn chuột.
Hổ mang chúa là loài ăn thịt đồng loại, đặc biệt ưa thích rắn săn chuột, nên chúng cũng tìm về các ngôi làng để săn mồi.
Mỗi năm, rắn hổ chúa thay da 4-5 lần. Sau khi thay da, chúng thường tìm nơi ấm áp để trú ẩn. Những ngôi nhà của con người là môi trường lý tưởng để chúng trú ngụ, chờ đợi lớp da mới cứng cáp hơn.
Thế nên, việc các cư dân phát hiện hổ mang chúa trong bếp, trong phòng ngủ, trên mái nhà là việc xảy ra hàng ngày.
Người dân và loài rắn chúa có thể chung sống hòa bình, chấp nhận để chúng trú ngụ cho đến khi thay da xong. Con người không tấn công chúng, nên chúng cũng không có lý do gì để tấn công lại.
Những gia đình nào sợ hãi loài hổ chúa, không muốn chúng ở trong nhà, thì có thể gọi nhân viên của các khu bảo tồn đến bắt chúng thả vào rừng.
Ở Western Ghats có hàng ngàn nhân viên làm công việc cứu hộ rắn hổ chúa, cũng như các loài khác. Riêng công việc cứu hộ loài hổ mang chúa khi chúng lạc vào nhà dân cũng đã quá vất vả và nguy hiểm.
Nọc độc của hổ mang chúa vô cùng kinh khủng. Một cú đớp của hổ mang chúa sẽ cướp mạng con voi nặng vài tấn. Lượng nọc độc trong cơ thể hổ mang chúa đủ giết vài chục người.
Dãy Western Ghats
Tuy nhiên, rất ít trường hợp ghi nhận hổ chúa cắn chết người ở Western Ghats. Loài hổ mang chúa chỉ tấn công, tiêm nọc độc vào con người, khi con người tấn công, giết hại chúng.
Phần lớn các cú đớp của nó không có nọc độc, hoặc nó chỉ tiêm lượng nọc độc cực ít qua răng nanh, để đe dọa con người. Khi bị dồn vào đường cùng, nó mới nhả lượng nọc lớn. Loài rắn này có khả năng kiểm soát lượng nọc độc trong khi tấn công.
Các nhà khoa học đến từ phương Tây đã có nhiều cuộc nghiên cứu về hổ chúa ở Western Ghats, thậm chí gắn thiết bị theo dõi vào những con hổ chúa khổng lồ, tuy nhiên, rắn vua vẫn là loài cực kỳ bí ẩn.
Sự hiểu biết của con người về rắn hổ chúa gần như vẫn bằng không.
Theo VTCnews
Đâu là thứ tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một vật thể có tuổi thọ lâu nhất trên Trái đất từng được tìm thấy. Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước phát hiện thú vị này. Mẫu vật có tuổi thọ lâu nhất hành tinh này được tìm thấy tại tiểu bang Tasmania (Úc). Nó nằm ẩn mình trong một thung lũng xã...