Khách thắt chặt chi tiêu, bùng cọc giữa mùa dịch, ô tô giảm giá sâu vẫn ế ẩm
COVID-19 bùng phát khiến các showroom ô tô ngày càng chật vật tìm khách, thậm chí không ít khách mua còn bỏ cọc giữa chừng vì không muốn chi tiêu giữa mùa dịch.
COVID-19 đang lây lan mạnh khiến TP Hà Nội tăng cấp độ chống dịch từ ngày 24/7. Vì không thuộc hoạt động kinh doanh thiết yếu, hàng loạt showroom ô tô trên địa bàn TP Hà Nội vốn đã đóng cửa từ ngày 19/7 đến nay lại càng trở nên buồn thảm hơn vì chưa biết đến khi nào được kinh doanh trở lại.
Ô tô cũ đồng loạt giảm giá, chấp nhận lỗ để xả hàng
Anh Đức Trường, làm việc tại Auto 88 số 5 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy cho biết, trong khoảng 1 tháng gần đây, thị trường xe cũ bắt đầu chững lại và đến nay thì thực sự “ngấm” đòn. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá xe cũ giảm sâu, đặc biệt là sau thời điểm Hà Nội giãn cách xã hội.
Thời điểm trước dịch, cửa hàng ô tô cũ này có thể đạt doanh số 30 chiếc xe được bán ra trong một tháng. Nhưng hiện tại, công việc kinh doanh gần như đóng băng toàn bộ. ” Cách đây vài hôm, mình vừa bi bùng cọc một trường hợp khách đặt xe nhưng không lấy “, anh Trường buồn bã nói.
Loạt cửa hàng ô tô cũ đóng cửa im lìm từ 19/7 trên đường Phạm Văn Đồng.
Việc xe cũ chịu áp lực giảm giá chỉ trong thời gian ngắn khiến nhiều xe tại cửa hàng này nhập vào bị lỗi giá, buộc phải tìm cách bán để cắt lỗ. Anh Trường cho biết, hầu hết các mẫu xe tại đây đều giảm trung bình khoảng 10 triệu đồng, nhiều xe giảm mạnh thì rẻ hơn 20 – 40 triệu đồng. Ví dụ như mẫu xe Mazda 3 2016 giá khoảng 500 triệu đồng, giờ chỉ còn 470 triệu đồng. Hay như chiếc KIA Cerato 2020 bản 2.0 từ 620 triệu đồng xuống 600 triệu đồng, .
Dịch bệnh phải cách ly buộc nhân viên tại Auto 88 liên tục đăng bài tìm kiếm khách hàng trên các trang mạng xã hội.
Nhân viên Auto88 tích cực tìm kiếm khách hàng trên các trang mạng xã hội.
Video đang HOT
Anh Ngọc Cương, đại diện cho Chợ ô tô Việt Nam nằm trên đường Phạm Hùng cho biết hầu hết xe cũ trong phân khúc A, B đều giảm giá khoảng 10%. Chẳng hạn như chiếc Hyundai Accent đời 2019 trước có giá khoảng 540 triệu đồng thì nay giá chỉ còn 470 triệu đồng; Kia Morning Van đời 2016 trước đây giá 320 triệu đồng giờ hạ xuống khoảng 265 triệu đồng, Morning SI 2017 trước bán 335 triệu giờ giảm còn 310 triệu đồng.
Theo anh Cương, xe cũ giảm giá là do các hãng xe đồng loạt giảm giá xe mới dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19. Thêm vào đó, nhiều mẫu xe giảm giá sâu để kích cầu khi thời điểm tháng 7 âm lịch (có xu hướng bán xe chậm nhất trong năm) đang đến gần.
“Ở thời điểm hiện tại, cả giá nhập xe và bán ra đều giảm trung bình khoảng 10%. Đối với những xe đã nhập trước thời điểm dịch bệnh bùng phát, anh em chấp nhận cắt lỗ để hồi vốn. Nếu không thì chỉ có nước chờ hết 15 ngày giãn cách rồi tính tiếp” , anh Cương chia sẻ.
Tại một cửa hàng ô tô cũ nằm trên đường Trần Thái Tông, chiếc Huyndai Grand i10 màu đỏ đời 2018 trước có giá 385 triệu nay được chào bán với giá 345 triệu đồng.
Một cửa hàng ô tô cũ nằm trên đường Lê Văn Lương sẵn sàng dịch vụ giao xe tận nhà nhưng trên thực tế thì dịch vụ này cũng không hút khách: “Tâm lý của khách hàng khi mua xe là phải sờ tận tay, đến xem xe thật kỹ rồi mới quyết định mua hay không. Vì thế việc xem xe online dựa vào niềm tin là chính và rất khó để bán được xe” , đại diện cửa hàng này cho biết.
Tại đây, mỗi chiếc xe đều giảm giá khoảng từ 5 – 10 triệu đồng so với thời điểm cách đây 1 tháng, tuy vậy việc giảm giá này cũng không có tác dụng thúc tăng doanh số trước những tác động tiêu cực của đại dịch.
Khách bỏ cọc, showroom xe nhập ngoại lao đao
Đối với các showroom xe nhập ngoại, khó khăn ngày càng thêm lớn và nan giải. Anh Sơn, đại diện một showroom chuyên kinh doanh xe nhập khẩu trên đường Phạm Văn Đồng (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) cho biết khách hủy đặt xe tại showroom này rất nhiều. Nhiều trường hợp khách hàng đặt cọc 200 – 300 triệu đồng để lấy xe, nhưng thời điểm khi xe về đến Việt Nam thì khách báo không lấy nữa vì dịch bệnh nên không có tiền.
Quang cảnh buồn bã trước những showroom ô tô nằm trên đường Phạm Văn Đồng.
Trong những trường hợp này, có khách gửi xe lại showroom nhờ bán giúp, có khách thậm chí chấp nhận bỏ cọc. “Khách bỏ cọc hay gửi xe nhờ bán hộ thì cũng đều là showroom phải ôm xe. Mỗi chiếc xe có giá vài tỷ đồng dẫn đến đọng vốn lớn khó giải quyết. Nếu không dày vốn mà còn phải đi vay ngân hàng nữa thì sẽ lâm vào tỉnh cảnh khốn đốn” , anh Sơn chia sẻ.
Đại diện showroom Tùng Anh Auto (số 28 Nguyễn Văn Hưởng, Giang Biên, Long Biên) cho biết, việc kinh doanh nửa cuối năm vẫn chưa có kế hoạch cụ thể. Trước mắt là tạm dừng kinh doanh để giãn cách xã hội theo đúng chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Sau đó là mục tiêu trong ngắn hạn giải quyết số xe tồn kho và chỉ nhập xe mới khi đã chốt được khách.
Tùng Anh Auto nằm trên đường Nguyễn Văn Hưởng, Long Biên.
Để nói lên sự tương phản của thời điểm trước và sau khi dịch COVID-19 bùng phát, vị đại diện showroom này cho biết, trước đây showroom này bán ra hàng chục chiếc xe hạng sang mỗi tháng, trong đó có những mẫu xe rất hút khách và liên tục cháy hàng chẳng hạn như chiếc Mercedes C250 Exclusive màu trắng, nội thất màu kem có giá trên dưới 1,3 tỷ đồng. Nhưng hiện tại, đến một khách đặt xe cũng không có.
” Nhiều khách sau khi hẹn lên hẹn xuống xem xe biết bao nhiêu lần, tới lúc giãn cách thì trả lời rằng “bây giờ anh mua xe về để ngắm hay để làm gì hả em” mình cũng chỉ biết cười với khách. Khách chấp nhận bỏ cọc không lấy xe vì lý do giãn cách xã hội, không có tiền “, đại diện Tùng Anh Auto chia sẻ.
Vị này cho biết thêm mặc dù xe sang khá giữ giá, những mẫu xe nào giảm giá được đều đã giảm xuống chỉ còn “lãi mỗi cái bắt tay” nhưng việc tìm được khách mua xe tại thời điểm này hiếm hơn “bắt được vàng”.
Thông thương hàng hóa để 'cứu' doanh nghiệp khi dịch kéo dài
COVID-19 bùng phát kéo dài đang khiến các doanh nghiệp vận tải hàng hoá "căng như dây đàn" vì yêu cầu ra - vào của nhiều tỉnh, địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Một chốt kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, Giám đốc điều hành Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thủy xót xa: "Tối muộn nhận được tin đồng thời từ đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn than thở: Có nhất thiết phải như thế này không? hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ như thế nào? Không công ty nào nào có đủ lái xe để chạy một cuốc và nằm chờ 14 ngày đâu".
Theo VLA, COVID-19 khiến các doanh nghiệp lao đao dù doanh nghiệp đồng lòng, chia sẻ với áp lực mà Chính phủ cùng các tỉnh, thành đang gồng gánh khi dịch tiến triển mạnh, phức tạp trên toàn quốc.
Trước tình hình rối ren, VLA vừa có văn bản khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng một số bộ, ngành, địa phương có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 mà vẫn duy trì được lực lượng vận tải hàng hoá, thay vì duy nhất cách thức xét nghiệm như trên. "Nếu không, chuỗi vận tải sẽ đứt gãy, dẫn tới chuỗi hàng hoá bị ảnh hưởng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng", đại diện VLA cho biết.
Một số Hiệp hội ngành hàng cho rằng: Xuất khẩu đang là ngành chủ lực của nền kinh tế nên mong Chính phủ ưu tiên các lái xe, nhân viên xuất khẩu tại các cảng, nhân viên logistic phải tiếp xúc nhiều, đội bốc vác kho được tiêm vaccine. "Trong quá trình chờ đợi, cho phép các lái xe vận chuyển hàng hóa hanh thông nhưng dọc đường có các trạm nghỉ dành riêng. Tại các trạm có kiểm dịch COVID-19, mọi người luôn duy trì khoảng cách, tuân thủ 5K", VLA đề xuất.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết: Thời gian có hiệu lực kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 vẫn còn khác nhau giữa các tỉnh, nơi quy định hiệu lực 3 ngày, nơi 5 ngày, chỗ 7 ngày khiến lái xe chở hàng gặp khó khăn. Việc chấp thuận kết quả xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên (test nhanh) và PCR cũng chưa thống nhất hay quy định cách ly người đến từ vùng dịch dù có xét nghiệm âm tính khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.
"Đề nghị cần thêm thời hạn đối với giấy xét nghiệm COVID-19 vì thời hạn 3 ngày đủ thời gian cho tài xế hoàn thành 1 chuyến xe trong nội tỉnh và lân cận nhưng chuyến xe từ Nam ra Bắc cần thời gian tối thiểu 7 ngày kể cả thời gian giao nhận hàng", ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.
Ông Nguyễn Văn Quyền kiến nghị các địa phương có thể bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm tại trạm dừng nghỉ được xác định tại cửa ngõ của các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lái xe, điều đó cũng tránh việc xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm dịch. "Đề nghị xem xét không cách ly y tế với lái xe vì hiện nay nhiều nơi quy định cách ly sau khi đi qua vùng dịch từ 7 hoặc 14 hay 21 ngày thì trong một thời gian ngắn sẽ thiếu lái xe. Các địa phương hoặc đơn vị vận tải nên bố trí nơi ở tập trung cho tài xế, ưu tiên ngay tại các bãi đậu để thuận tiện trong kiểm soát và hạn chế lái xe tiếp xúc khi trở về từ vùng dịch", ông Nguyễn Văn Quyền cho biết.
Tại Hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố phía Nam mới đây dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết: Bộ tổ chức và công bố các "luồng xanh" hàng hóa Quốc gia, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa trên nguyên tắc giảm thiểu các thủ tục, nhanh nhất, thuận lợi nhất. Từng địa phương phải xây dựng "luồng xanh" của mình để lưu thông hàng hóa đi, đến hoặc đi qua địa phương... Bộ trưởng Bộ GTVT nêu thực tế, nhiều tỉnh thông thoáng nhưng có nơi lại ách tắc, cần rút kinh nghiệm và tham khảo cách làm của các địa phương khác.
Bộ GTVT cũng có văn bản hỏa tốc gửi Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế ban hành văn bản quy định rõ thời gian hiệu lực kết quả xét nghiệm COVID-19 để các địa phương áp dụng thống nhất.
Trong văn bản gửi BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Bộ GTVT cho biết: Thực hiện Công điện số 914 ngày 6/7 của Thủ tướng, nhằm vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh mà vẫn lưu thông hàng hóa, không gây ách tắc phương tiện vận tải, bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng hướng dẫn tạo thuận lợi cho việc lưu thông phương tiện trong thời gian TP.Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Trong đó có yêu cầu xét nghiệm COVID-19 cho tài xế, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc xếp hàng hóa đi theo xe chở hàng hóa theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên theo Bộ GTVT, qua nắm tình hình thực tế, việc quy định thời hạn hiệu lực kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 của các địa phương hiện không thống nhất với nhau. Ví dụ: Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh quy định kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 có hiệu lực 3 ngày, Long An quy định 5 ngày, Đồng Nai quy định 7 ngày... Việc này gây khó khăn cho lái xe khi tham gia vận chuyển hàng hóa.
Do vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế ban hành văn bản quy định rõ thời gian hiệu lực kết quả xét nghiệm COVID-19 để các địa phương áp dụng thống nhất. Bộ GTVT cũng chỉ ra thực tế đối với xe chở hàng trên tuyến Bắc - Nam, thời gian di chuyển dài, tối thiểu 3 ngày, chỉ giao hàng xong giấy xét nghiệm đã hết hiệu lực, lái xe phải xét nghiệm lại gây nhiều phiền toái và tăng chi phí cho doanh nghiệp vận tải.
Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế xem xét, thống nhất thời hạn hiệu lực xét nghiệm COVID-19 của tài xế vận chuyển hàng hóa 5 - 7 ngày, kết hợp yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch khác để giảm chi phí cho doanh nghiệp và thuận lợi trong việc lưu thông.
Nợ thuế giảm nhưng thu hồi gặp khó vì COVID-19 bùng phát Theo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 30/6, tổng tiền nợ thuế mà ngành Thuế đang quản lý là 115.983 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tổng nợ thuế giảm nhưng việc thu hồi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh COVID-19. Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chủ...