Khách Tây tiếc nuối khi ‘phố đường tàu’ đóng cửa
Sau khi “phố đường tàu” bị đóng cửa vì lý do an toàn và quá tải du lịch, không ít những vị khách nước ngoài tỏ ra tiếc nuối.
Nhiều du khách bất chấp nguy hiểm để chụp ảnh ở đường ray dù tàu chuẩn bị đi qua.
Được khách nước ngoài gọi với cái tên thân mật “train street” (phố đường tàu), đó là tuyến đường tàu hỏa siêu hẹp tại Hà Nội nhưng thu hút rất đông người tới tham quan và chủ yếu là để chụp hình.
Vài năm trở lại đây, khu phố Phùng Hưng nơi có đường tàu chạy qua đã trở thành điểm check-in của rất đông bạn trẻ, trong đó phần nhiều là khách nước ngoài.
Kể từ ngày 10/10, khi chính quyền Hà Nội yêu cầu đóng cửa các quán café nằm dọc “phố đường tàu” nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, khiến không ít du khách tỏ ra tiếc nuối.
“Tiếc quá, tôi thấy thất vọng vì không thể vào trong để chụp hình”, anh Mustaza bin Mustapha, du khách người Malaysia chia sẻ với AFP. Vị khách này cho biết vẫn nuôi hi vọng và lần sau sẽ quay lại. Trong khi đó, hàng chục du khách khác tới đây định chụp ảnh, nhưng đành quay về vì khu vực này bị đóng cửa.
Trước khi bị đóng cửa, nơi này là một trong những điểm đến hấp dẫn ở Hà Nội với khách nước ngoài.
Liên quan tới câu chuyện Hà Nội đóng cửa những quán café tại phố đường tàu, nhiều hãng tin quốc tế đều đăng tải thông tin.
Video đang HOT
Independent (Anh) cho biết, chính quyền địa phương đã đưa ra quyết định này sau khi một chuyến tàu phải phanh khẩn cấp nhằm tránh đâm vào khách du lịch trên đoạn đường này.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng địa phương buộc phải đóng cửa khu vực này vì lo ngại vấn đề an toàn.
Hãng tin CNN cho hay, nguyên nhân chính thúc đẩy việc đóng cửa khu vực này vì cơ quan chức năng địa phương lo ngại tới vấn đề an toàn, nhiều tiềm ẩn rủi ro có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Trước đó, tháng 11/2018, trang Daily Mail (Anh) cũng có bài viết xung quanh câu chuyện du khách bất chấp nguy hiểm, đứng giữa khu vực đường ray nổi tiếng này để ghi hình.
Bài viết mở đầu bằng lời giới thiệu về tuyến đường sắt “đẹp như tranh vẽ”, nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm bởi đường ray này vẫn đang hoạt động, có tàu chạy qua lại mỗi ngày. Bởi vậy, hầu hết du khách phải “giành giật” sự an toàn mỗi khi có tàu đi qua.
“Nhưng với nhiều người, sự hồi hộp khi né tránh một chuyến tàu chạy ngang qua, lại là một phần của sự hấp dẫn”, bài báo chia sẻ.
“Điều này rất đáng kinh ngạc và đáng sợ theo cùng một nghĩa. Du khách đứng quá sát với đoàn tàu”, một du khách người Australia Michelle Richards nói với AFP.
Du khách hào hứng chụp lại khoảnh khắc đoàn tàu đi qua.
Trong một bài viết của mình, tờ Telegraph (Anh) đã đề cập tới tuyến phố này trở thành điểm du lịch hấp dẫn với khách nước ngoài những năm gần đây.
Cụ thể, tháng 11/2018, trên trang mạng xã hội Instagram xuất hiện khoảng 7.000 hình ảnh với hashtag #trainstreet, còn thời điểm hiện tại là hơn 26.000 tag.
Theo baoquocte.vn
Thác Hiêu giữa mây ngàn
Thác Hiêu ví như sợi chỉ bạc lấp lánh, ẩn hiện giữa cái sắc xanh trùng điệp của đại ngàn Pù Luông.
Để rồi, cùng với cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp và đời sống văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của đồng bào Thái, nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng cho những du khách yêu thích thiên nhiên hoang dã.
Thác Hiêu thu hút du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.
Cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến làng Hiêu hấp dẫn du khách bởi những thửa ruộng bậc thang, nằm chênh vênh trên sườn núi hoặc uốn mình bên hai bờ suối.
Làng Hiêu nằm dựa lưng vào chân dãy Pà Hé và cạnh thác Hiêu, quanh năm nghe nước chảy. Thác Hiêu (thuộc làng Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước) được đại ngàn Pù Luông bao bọc và dưỡng nuôi chưa khi nào cạn nước. Khởi nguồn của dòng thác là từ một hang đá trên đỉnh Pà Hé, thuộc khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông - Cúc Phương và là mẫu quan trọng mang tính toàn cầu của hệ sinh thái Karst. Dòng thác có chiều dài chừng 1.000m và chảy qua nhiều tầng đá, tạo nên cảnh quan hết sức kỳ thú.
Nhìn từ đỉnh thác, dòng nước chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành hai nhánh, đổ về hai hướng khác nhau, rồi hợp lại ở cuối dòng. Vào mùa mưa lũ, thác nước gầm réo dữ dội và màu nước đổi từ xanh nước hến đặc trưng sang màu trắng đục như nước gạo, do núi đá vôi non bị nước xói mòn mà thành. Những ngày không mưa gió, dòng suối hiền hòa, mặt nước trong xanh, tiếng nước chảy tạo nên hòa âm đặc trưng của đại ngàn.
Dưới chân thác nước đọng thành một "hồ bơi" tự nhiên, sâu chừng 1m, dưới lòng hồ là cát, tạo nên điểm dừng chân, nghỉ ngơi và tắm mát lý tưởng cho du khách sau chuyến tham quan thác. Thác Hiêu cùng với cảnh sắc tự nhiên đẹp và đời sống văn hóa, sinh hoạt của đồng bào Thái bao quanh nó, đã trở thành điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng cho những du khách yêu thích thiên nhiên hoang dã.
Du khách đến làng Hiêu có thể thăm thú cảnh quan, leo núi, tắm thác, thăm chợ Phố Đòn, thưởng thức ẩm thực và nghỉ ngơi trong những nếp nhà sàn truyền thống và homestay.
Tựa lưng bên cửa sổ nhà sàn, đưa mắt ra bốn phía ngắm cảnh núi rừng khi bình minh hay hoàng hôn, du khách đều có thể tận hưởng những giờ phút thư thái. Hoặc nếu du khách có nhu cầu cao hơn có thể lựa chọn khu nghỉ dưỡng được đầu tư khá công phu, như khu Les de Ban Hieu của gia đình anh Hà Văn Sỹ. Khu nghỉ dưỡng này có bàn tay "đạo diễn" của một kiến trúc sư nước ngoài nên rất được lòng du khách. Đó là kiểu bungalow được xây dựng trên đất vườn - ao liền kề, sử dụng vật liệu sẵn có trong tự nhiên là đá, tre, luồng, gỗ, lá và được trang bị một số vật dụng sinh hoạt hiện đại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
Với tổng kinh phí đầu tư hơn nửa tỷ đồng, qua hơn 6 năm đi vào hoạt động, Les de Ban Hieu đã có được lượng khách tương đối ổn định và phần đa là khách nước ngoài. Khách du lịch thường đến làng Hiêu rải rác trong năm, nhưng thường đông nhất là khoảng tháng 1 đến tháng 4 đối với khách nước ngoài và tháng 5, tháng 6 đối với khách Việt.
Làng Hiêu và thác Hiêu đang trở thành điểm đến yêu thích của dân phượt và khách nước ngoài. Trong chuyến khảo sát gần đây nhất cùng đoàn famtrip các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh, tôi đã gặp và có dịp trò chuyện cùng Bridget, một du khách người Pháp lần đầu đến Pù Luông. Bridget cùng nhóm bạn gái 5 người đã đến Pù Luông được 3 ngày. Sau khi dừng chân thăm thú bản Đôn, họ đã tìm đến thác Hiêu và thực sự thích thú với điểm du lịch này.
Theo Bridget, sự bình yên và vẻ đẹp của dòng thác là điểm thu hút cô và các bạn lưu lại, bởi cô muốn được trải nghiệm nhiều hơn cuộc sống giữa thiên nhiên hoang dã. "Thật thú vị khi được tắm thác, sưởi nắng, hít thở không khí trong lành và ăn những món ăn lạ miệng. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời với chúng tôi", Bridget chia sẻ.
Với vẻ đẹp vốn có, thác Hiêu đã được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2015. Để khai thác và biến tiềm năng thành lợi thế phát triển du lịch, tỉnh ta đã quy hoạch vực thác Hiêu và định hướng xây dựng nơi đây thành khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa. Theo quy hoạch, toàn bộ khu du lịch có diện tích 220 ha, gồm làng Hiêu, làng Ấm và làng Khuyn (xã Cổ Lũng).
Trong đó, làng Hiêu được xác định là chủ thể chính của toàn khu, còn cộng đồng dân cư các làng Ấm, Khuyn lân cận là khu trải nghiệm homestay và văn hóa cộng đồng. Đây là cơ sở để huyện Bá Thước và tỉnh ta có hướng đầu tư và khai thác hợp lý, nhằm sớm đưa thác Hiêu trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh.
Hoàng Xuân
Theo baothanhhoa.vn
600.000 khách hàng "mắc kẹt" vì tập đoàn du lịch lâu đời nhất thế giới phá sản Nhà điều hành tour du lịch lâu đời nhất thế giới Thomas Cook tuyên bố phá sản hôm 23/9 sau những khó khăn về nợ và bị cạnh tranh. Việc Thomas Cook tuyên bố phá sản đã khiến hàng trăm nghìn khách du lịch trên toàn cầu bị "mắc kẹt", dẫn đến cuộc "hồi hương" thời bình lớn nhất trong lịch sử nước...