Khách Tây ở Việt Nam kể chuyện tủi thân vì bị nhiều người ‘né’ vì dịch Covid-19
Mùa dịch Covid-19, nhiều người nước ngoài ở Việt Nam buồn vì người Việt dè chừng. “Trong suốt một năm sống ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy mình không được chào đón và bị xa lánh”, anh Danny G. buồn bã.
Danny G. chỉ vào vị trí ghế ngồi của người đàn ông bỏ đi khi Danny ngồi đến ngồi cạnh Ảnh: Danny G
Anh Danny G. (sinh sống ở TP.HCM một năm) bùi ngùi chia sẻ: “Tôi và bố mẹ đang đi mua sắm trong trung tâm thương mại, một người đàn ông và vợ của anh ấy bỗng nhìn chúng tôi chằm chằm và anh ta nói thì thầm gì đó với người vợ. Sau đó họ đi ra xa chỗ chúng tôi đang đứng và sang hàng bán giày. Khi chúng tôi tiến đến quầy bán giày thì họ lại tiếp tục tránh đi và rời khỏi cửa hàng”.
Anh kể tiếp: “Hôm qua, tôi bước vào thang máy trong chung cư, người thanh niên trong đó bỗng tỏ vẻ sợ sệt và đứng nép vào, quay lưng lại với tôi. Thực sự tôi rất buồn nhưng cũng cho qua. Mọi chuyện càng tệ hơn khi tôi đến Bệnh viện để chụp MRI theo lịch hẹn. Tôi ngồi xuống ghế và người đàn ông đang ngồi cạnh bên bật dậy bỏ đi ngay lập tức”…
Người thanh niên né tránh Danny G. ở bệnh viện Ảnh: Danny G
Anh Danny cho biết bố mẹ anh từ Mỹ bay sang để thăm anh. Đáng lẽ anh phải dẫn họ đi thăm thú Việt Nam nhưng thái độ của người Việt trong thời gian gần đây làm họ cảm thấy buồn.
Danny nói: “Chúng tôi luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài đúng với quy định của chính phủ nhưng càng ngày càng bị xa lánh”.
Những tình huống đáng buồn cũng xảy ra với Bessie V., du học sinh đến từ Pháp. Bessie đến Việt Nam vào cuối tháng 2 để thực tập và sẽ ở lại đây trong vòng 6 tháng.
Bessie kể: “Tôi cảm thấy Việt Nam đang có những động thái phòng chống dịch Covid-19 rất tốt, tốt hơn ở châu Âu nữa. Nhưng tôi cũng buồn vì thái độ của một số người bản xứ gần đây. Cách đây một tuần tôi đặt xe Grab và phải đợi rất lâu mà tài xế không hề hồi đáp. Khi tôi gọi lại thì anh ấy liên tục hỏi tôi đến từ đâu. Dù tôi đã cố giải thích rằng tôi đã kiểm tra sức khỏe và ở đây đã hai tuần nhưng anh ấy vẫn từ chối chở tôi. Đi đến nơi công cộng tôi cũng đeo khẩu trang đúng như quy định. Nhưng khi đi vào các cửa hàng, không có ai đón tiếp tôi và họ lấy khẩu trang đeo lên ngay lập tức. Ở quán ăn, tôi ngỏ lời mượn bật lửa của một thanh niên, việc đầu tiên anh ấy làm là lấy khẩu trang ra đeo, rồi mới cho tôi mượn bật lửa”.
Video đang HOT
Người nước ngoài tâm sự họ đeo khẩu trang đúng quy định nhưng vẫn bị xa lánh Ảnh: Như Võ
Trên các nhóm, hội của người nước ngoài ở Việt Nam, rất nhiều người đã chia sẻ các câu chuyện và hy vọng người Việt Nam có thể bớt nhạy cảm, cẩn thận phòng tránh là tốt nhưng tuyệt đối không kỳ thị khách Tây,người nước ngoài trong thời gian này.
Tài khoản K. Evans cho biết đi đâu anh cũng bị hỏi đến từ đâu. Khi đến trạm xăng, anh gặp tình huống dở khóc dở cười khi nhân viên nhìn anh và nói: “Corona”. Một sô tài khoản bình luận chia sẻ cho biết họ đã bị từ chối phục vụ tại nhiều địa điểm công cộng như nhà hàng, hồ bơi…
Thông báo không tiếp người nước ngoài ở một hồ bơi tại TP.HCM Nguồn: Adam Marshall
Những dân mạng là người Việt thì cho rằng, việc đeo khẩu trang trước khi tiếp xúc gần là điều bình thường chứ không phải là xa lánh hay kỳ thị.
Khi đem các câu chuyện này hỏi một số người Việt, PV Thanh Niên cũng nhận được câu trả lời tương tự.
Chị Hồng Thắm (32 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho hay khi chị vừa bước vào cửa hàng bán đồ mẹ và bé hay cửa hàng ăn uống thì điều đầu tiên là nhân viên lấy khẩu trang ra đeo rồi mới chào.
“Chuyện không đứng gần hoặc đeo khẩu trang trước khi các bạn nước ngoài tiến đến gần nói chuyện thì tôi cũng gặp như vậy. Có lẽ người dân lo dịch bệnh lây lan chứ không có ý kỳ thị hay xa lánh”, chị Thắm nói.
Một số bạn trẻ cũng cho rằng, chỉ một vài nơi hạn chế hoặc từ chối người nước ngoài vì lí do lo ngại dịch bệnh lây lan, có thể thông cảm được. “Mùa dịch nguy hiểm như thế này, tâm lí đề phòng là không tránh khỏi. Hy vọng các bạn nước ngoài hiểu và thông cảm, không kỳ thị để cùng nhau vượt qua giai đoạn này”, bạn Trần My (sinh viên ở Q.12, TP.HCM) chia sẻ.
Phẫn nộ 'đội quân' chó thả rông phóng uế bừa bãi
Nhiều cư dân trong các chung cư ở TP.HCM rất bức xúc trước tình trạng chó thả rông, phóng uế bừa bãi. Những không gian công cộng, như: công viên, khu vui chơi dành cho trẻ em cũng bị chó 'chiếm dụng'.
Tại chung cư New Saigon mặc dù có thông báo cấm cho thú cưng đi thang máy, nhưng người nước ngoài vẫn bất chấp Ảnh: BQL chung cư cung cấp
"Nặng mùi" vì chó thả rông phóng uế bừa bãi
Tại khu An Hòa 5 chung cư Nam Long Tân Thuận Đông (P.Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM) bây giờ chỉ cần nhắc đến chuyện đưa trẻ ra công viên dạo chơi thì nhiều phụ huynh lắc đầu, ngao ngán do không ít lần lần chứng kiến cảnh nhiều chó thả rông từ đâu đến đây phóng uế.
Theo lời kể của cư dân, tình trạng chó đến phóng uế trong bãi cỏ công viên không phải chuyện "bây giờ mới kể". Nhưng tầm 2 tháng gần đây, mật độ đàn chó đến phóng uế dày đặc hơn và bắt đầu có mùi hôi bốc lên nồng nặc nên cư dân đã kiến nghị lên Ban quản lý (BQL) nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Anh P. (cư dân sống tại khu An Hòa 5) cho hay ngày nào nắng gắt, có gió thì mùi hôi bốc lên thở không nổi; người lớn hay con nít nghỉ ở nhà tránh dịch Covid-19 muốn ra công viên chơi nhưng rồi đành thở dài, lắc đầu. "Nhiều hộ dân ở các căn hộ chung cư lân cận cũng sẵn sàng chở chó vào tận bãi cỏ công viên trong khu vực này để đi vệ sinh - thậm chí có 4, 5 con cùng một lúc - mặc dù những người này đã nhiều lần bị cư dân nhắc nhở', anh P. chia sẻ thêm.
Những chú chó mà cư dân đã quá "quen mặt" vì ngày nào cũng được dắt ra công viên phóng uế Ảnh: Bích Ngân
Nhiều lần anh P. đề xuất lên BQL cấm hộ dân nuôi chó hoặc treo bảng cấm không để chó phóng uế ở công viên. Tuy nhiên, do từ đầu trong hợp đồng cho thuê căn hộ, không có quy định cấm nuôi chó mà chỉ ghi "nếu nuôi thì phải tuân thủ các quy định kèm theo của chung cư" nên không thể thực hiện.
Anh P. còn cho biết thêm xung quanh đây có khoảng 40-50 con chó được các hộ dân nuôi, nhưng đáng nói là chỉ 1 - 2 con có rọ mõm. "Cư dân nói chó không cắn đâu nhưng nếu tiếp tục để yên với chó thả rông thì tôi lo ngại sẽ có người bị chó cắn và lúc đó truy cứu sẽ phức tạp hơn. Riết rồi ở đây có vẻ giống như khu "tập kết" cho chó đi vệ sinh vậy", anh P. nói.
Bài ca muôn thuở "chó không cắn đâu"
Anh T.N (cư dân lầu 1 khu An Hòa 5) cho hay anh đã ở đây hơn 10 năm nhưng chưa bao giờ thấy tình trạng chó thả rông nhiều như bây giờ. "Cuối tuần nào gia đình tôi cũng ăn sáng ở các quán đối diện khu công viên và thật ngạc nhiên khi thấy chó được thả rông mà không hề rọ mõm, thậm chí có những chú chó to, nặng chừng 40-50 kg. Đáng nói là người ta cho chó đi vệ sinh, đi dạo ngay khu trẻ em chơi", anh T.N bức xúc.
Chó "cưng" chiếm công viên làm nơi phóng uế khiến cư dân ngao ngán Ảnh: Bích Ngân
Chia sẻ về tình trạng này, anh Vĩnh Nhi, thành viên Ban quản trị (BQT) chung cư New Saigon (H.Nhà Bè, TP.HCM) cho biết: "Nhiều lần thấy cư dân dắt chó đi dạo mà không rọ mõm có nhắc nhở thì họ cho rằng chó còn nhỏ không cắn đâu. Cứ vậy hết lần này đến lần khác". Anh Nhi kể, mới đây có một người nước ngoài dẫn chó đi vô thang máy không có rọ mõm; nước dãi của chó chảy ròng ròng. Khi bảo vệ nhắc nhở họ nói "chảy thì chùi".
"Đôi khi người nước ngoài không nắm rõ quy định nên không tuân thủ và phản ứng; còn người Việt hiểu nhưng không tuân thủ vì mức phạt chưa đủ mạnh. Do đó, BQT rất cần sự phối hợp của chính quyền địa phương để phổ biến quy định cấm nuôi chó thành luật rõ ràng để dễ dàng xử lý", anh Nhi kiến nghị.
Ban quản lý "bó tay"(?!)
Tiếp nhận phản ánh của cư dân về sự việc trên, ông Phạm Phi Long, Trưởng BQL chung cư Nam Long Tân Thuận Đông (Q.7) cho biết, nhận thấy vật nuôi được thả rông, phóng uế nơi công cộng không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh hoạt mà còn gây hại đối với sức khỏe và tính mạng cư dân xung quanh nhất là đang trong mùa dịch Covid-19, nên BQL yêu cầu các hộ dân đang bị ảnh hưởng cần tích cực tham gia phản ánh để BQL kịp thời nắm bắt thông tin; đồng thời cư dân cần phải đảm bảo ghi nhận chính xác, khách quan những hình ảnh về sự việc để BQL dễ dàng xử lý. Ông Long cũng nêu khó khăn, BQL đã nhắc nhở rất nhiều lần nhưng không đủ chế tài để xử lý.
Nhiều cư dân phản ứng gay gắt do chó thả rông phóng uế trong công viên Ảnh: Bích Ngân
Còn ông Vũ Hữu Hùng, Trưởng BQT khu An Hòa 5, nói đã trực tiếp nhắc nhở nhiều lần đối với những trường hợp thả rông, cho chó phóng uế bừa bãi nhưng không thấy khắc phục, thậm chí có người còn tỏ vẻ khó chịu, hậm hực.
"Có hôm khoảng 5, 6 giờ sáng tôi thấy hộ dân ở các chung cư khác đi tập thể dục thì dắt chó theo cùng thậm chí có đến 2, 3 con. Cư dân lấy lý do dắt chó theo đi dạo rồi thản nhiên dừng ngay bên vệ cỏ, góc công viên trước khu An Hòa 5 để chó phóng uế", ông Hùng cho biết.
Biết sai vẫn phạm
Luật sư (LS) Nguyễn Thị Mỹ Viễn, Đoàn LS TP.HCM, phân tích theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 5 và điểm d, khoản 1, Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội, hành vi thả rông hoặc để động vật, gia súc phóng uế nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo 100.000 - 300.000 đồng đối với mỗi hành vi và buộc khắc phục hậu quả (dọn sạch khu vực quy phạm). Trong trường hợp BQL chung cư cấm nuôi động vật, gia súc nhưng cư dân vẫn bất chấp nuôi thì BQL dễ dàng xử lý do tòa nhà đã quy định cấm thì sẽ kèm biện pháp chế tài. "Tuy nhiên, trong quá trình xử lý cư dân, do BQL tòa nhà không phải là cơ quan hành chính nên nếu cơ dân không tuân thủ quy định (không nộp tiền phạt theo nội quy của chung cư) thì BQL tòa nhà chỉ có thể áp dụng chế tài tạm ngưng dịch vụ (cắt thẻ đi thang máy, cắt nước, gửi xe). Do vậy, nhiều cư dân nắm được điều này và vẫn cố tình vi phạm", LS Viễn phân tích.
Người đàn ông nát bàn tay sau tiếng nổ lớn ở chung cư Sau tiếng nổ lớn phát ra từ căn hộ ở tầng 3, người dân thấy chủ căn hộ lăn lộn trên nền nhà với một bàn tay bị dập nát. Sáng 19/3, Công an TP Vinh (Nghệ An) cho biết, đơn vị đang xác minh làm rõ một vụ nổ xảy ra tại chung cư Lũng Lô (phường Vinh Tân, TP Vinh) khiến...