Khách Tây cho con trekking xuyên rừng, ngủ nhà sàn ở Sa Pa
Trái ngược với ấn tượng của Alexandra Karplus khi mới tới Sa Pa, chuyến trekking xuyên rừng đem lại vô vàn trải nghiệm, cảm xúc đẹp đẽ cho cả gia đình.
Alexandra Karplus, nữ du khách người Mỹ, sinh sống tại Singapore, cùng chồng và hai con ngồi tàu hỏa tuyến Hà Nội – Lào Cai để tham gia hành trình 4 ngày khám phá Sa Pa. Dưới đây là những trải nghiệm của Alexandra Karplus trong chuyến đi cuối tháng 10 vừa qua.
Sau khi xuống chuyến tàu Hà Nội – Lào Cai, một chiếc xe tải đứng đợi ở ga xe lửa để đưa chúng tôi đi chặng tiếp theo của hành trình.
Ga Lào Cai nơi chúng tôi xuống tàu không thuộc thị trấn Sa Pa mà được khách du lịch coi như cửa ngõ. Ga nằm dưới chân núi, cách thị trấn Sa Pa chỉ hơn 30km nhưng lái xe phải mất một giờ.
Bị nhồi nhét trong một chiếc xe với 12 du khách khác cùng rất nhiều vali và những con đường gập ghềnh, chặng đường này kém thoải mái hơn nhiều so với chiếc giường êm ái mà tôi tận hưởng một mình trên tàu.
Khung cảnh hùng vĩ tại Sa Pa. Ảnh: Alexandra Karplus
Thị trấn Sa Pa còn nhiều điều đáng mong đợi, nhưng những biển quảng cáo khổng lồ, những tòa nhà bê tông và tất cả những người dân thân thiện đang cố gắng bán hàng đều khiến tôi thất vọng. Ngay cả bản làng gần thị trấn Sa Pa nhất cũng giống như một công viên giải trí.
May mắn thay, những ngọn núi xung quanh đã khiến chuyến đi trở nên đáng giá. Sau khi nghỉ đêm đầu tiên trong khách sạn, chúng tôi đi đến văn phòng Ethos Spirit – một công ty du lịch gần trung tâm thị trấn. Đây là doanh nghiệp xã hội phối hợp với các cộng đồng người HMông, Dao và các dân tộc thiểu số khác ở vùng cao để cung cấp các tour trải nghiệm cho du khách muốn giao lưu văn hóa đích thực.
Sau bài học lịch sử ngắn gọn và phần giới thiệu về nữ hướng dẫn viên sẽ dẫn dắt đoàn trong cuộc phiêu lưu, chúng tôi được đưa đến điểm xuất phát. Đến điểm xuất phát, cả nhà không nhìn thấy chiếc xe hay bất kỳ du khách nào khác – cho tới khi kết thúc chuyến đi kéo dài hai ngày.
Hướng dẫn viên 23 tuổi của chúng tôi là My – một người dân tộc H’mông. Cô đã chia sẻ chi tiết về quá trình trưởng thành của chính mình trong chuyến đi kéo dài 45 phút.
Những thử thách trên đường đi. Ảnh: Alexandra Karplus
Những đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc nhất khi lội qua sông và cúi xuống dưới tán cây. Hướng dẫn cũng cung cấp kiến thức và giải trí cho chúng tôi trên đường đi. Cô ấy hái cây dương xỉ dại, thứ được nấu trong bữa tối của chúng tôi. My còn làm một con ngựa đồ chơi từ một loại cây khác mà chúng tôi đi ngang qua trên đường đi.
Video đang HOT
Độ ẩm thấp và nhiệt độ luôn duy trì ở mức khoảng 18 độ C, thời tiết không quá nóng vào ban ngày. Đi bộ 20km cả ngày rất mệt, nhưng chúng tôi tìm được những chỗ nghỉ chân dọc đường để có thể nhìn ra cánh đồng lúa. Lúa đã được thu hoạch vài tuần trước nên cánh đồng chỉ còn lại sắc xanh.
Bữa tối ở homestay. Ảnh: Alexandra Karplus
Chúng tôi dừng lại ở nhà một người phụ nữ bản địa để ăn trưa trước khi tiếp tục hành trình đến nơi nghỉ qua đêm. Ở đó, bọn trẻ chơi bài với con của chủ nhà, trong khi chúng tôi nằm thư giãn trên những chiếc võng cũ phía trước nhà. Dù không nói chung ngôn ngữ, lũ trẻ đều nhanh chóng trở thành bạn bè.
Hôm đó, chúng tôi ăn tối trên những chiếc ghế nhựa nhỏ, quây quần quanh một chiếc bàn gỗ ngắn. Những đứa trẻ có vô số câu hỏi: Tại sao không có cửa sổ? Tại sao họ lại nấu ăn trên bếp lửa lớn trong nhà? Tại sao gia đình lại có nhiều “thú cưng” như vậy?
Các món ăn được phục vụ bao gồm thịt lợn xào với cà rốt, lá dương xỉ hái trong rừng được nấu với tỏi, bí đỏ luộc và nem rán với nước chấm cay. Tất cả đều được nấu trong chảo lớn trên bếp lửa ở phòng bên cạnh.
“Đêm của chúng tôi ở nhà dân thật khó quên, nhưng tôi cảm thấy thoải mái hơn trên tàu”, Alexandra Karplus nhận xét. Ảnh: Alexandra Karplus
Vài giờ sau, chúng tôi leo lên cầu thang dốc lên gác xép. Những tấm chăn và gối dày đã được trải trên sàn gỗ để cả nhà bốn người nằm nghỉ. Hai chiếc màn chống muỗi treo trên giường. Tất cả chúng tôi nhanh chóng chìm vào ngủ trong vòng vài phút.
Kể lại chuyến đi ngày hôm sau khi gọi điện cho bà, cô con gái 8 tuổi của tôi hào hứng nhất với những vật nuôi của gia chủ: “Bà có biết rằng tất cả thú cưng trong nhà đều có mục đích riêng không? Gà mái đẻ trứng cho họ ăn, lợn cho thịt nấu, chó giữ nhà và mèo đuổi chuột”.
Kết thúc bốn ngày khám phá khu vực, gần 50km đi bộ xuyên rừng và một đêm nằm trên sàn nhà ọp ẹp của nhà nghỉ, tất cả chúng tôi đều vui vẻ trở lại tàu để có một giấc ngủ ngon. Lúc đó, chuyến xe về Hà Nội bỗng trở nên xa xỉ.
Trở lại Việt Nam sau 15 năm, khách Tây choáng ngợp trước những đổi thay
Chris Wallace - nhà văn Mỹ - nhớ Hà Nội, choáng ngợp với nhịp sống ở TPHCM sau hơn một thập kỷ quay trở lại Việt Nam.
Quay lại Việt Nam sau chuyến đi từ năm 29 tuổi vào 2007, nhà văn Mỹ Chris Wallace đã ghi lại những cảm nhận của anh trong hành trình khám phá xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Dưới đây là những chia sẻ của ông trên Travel Leisure.
Nhớ món ăn Hà Nội "ngon nhất thế giới"
Trở lại Hà Nội, Chris lập tức nhận thấy những mùi hương. Ông thấy mùi mít thoang thoảng trong nắng, mùi đinh hương, hoa hồi trong nồi phở bốc khói. Hà Nội đang vào mùa xuân. Người bán hàng chất những mẹt hoa sen lên xe đạp và xe máy.
Nam du khách ngửi thấy hương hoa đào, rượu nếp và hương trầm ở lối vào một ngôi chùa. Từ một quán ăn gần đó, mùi nước mắm và thịt nướng khiến ông như mơ.
Vừa đặt chân đến Hà Nội, Chris đã kịp thưởng thức món chả cá - cá nướng nghệ ăn kèm với bún, thêm ly cà phê sữa đá để tỉnh táo sau chuyến bay dài. Suốt nhiều năm, Chris đã thèm món ăn này. Bởi trong tâm trí của ông, đó là món "ngon nhất thế giới".
Quan sát vùng ngoại ô Hà Nội, Chris nhận thấy các tòa nhà mới dường như mọc lên như nấm. Nhưng ở khu phố cổ rợp bóng cây của thành phố, mọi thứ dường như không thay đổi. Các tòa nhà thuộc địa quét vôi vàng đặc trưng được bao quanh bởi những cây đa, cây sung... Dòng người tấp nập qua lại giữa phố xá tuyệt đẹp.
Món chả cá Hà Nội là sự kết hợp hoàn hảo của cá, gia vị và bún. Ảnh: Michelin Guide
Về thăm Sa Pa - Xứ sở sương mù
Trước đây, mỗi khi ngồi trên xe đến thị trấn Sa Pa, Chris có cảm giác xa xôi vô tận. Nhưng một con đường cao tốc mới đã giảm đáng kể thời gian di chuyển đến Tây Bắc. Giờ đây, các cặp đôi có thể lái xe từ Hà Nội lên đây vào cuối tuần để chụp ảnh trước ngày cưới.
Có lẽ với ông, nơi này giống như một cảnh trong bộ phim "Star Wars" (Chiến tranh giữa các vì sao). Một thị trấn biên giới nép mình trong những dãy đồi rừng rậm cao ngất ngưởng, với những nhà trọ bằng gỗ, một nơi lý tưởng cho nhóm bạn đam mê thám hiểm.
Các dân tộc H'Mông Đen và Dao Đỏ mặc những bộ trang phục được thêu cầu kỳ, không thua kém gì trang phục của người bản địa ở Mông Cổ hay Himalaya. Trên một chuyến đi bộ ở các ngọn đồi bên ngoài Sa Pa, nam du khách Mỹ có cơ hội trò chuyện với những người dân dễ mến.
Sa Pa - vùng đất mê hoặc đối với những người yêu thích khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Văn Đức
Ngỡ ngàng vẻ đẹp cố đô Hoa Lư
Về cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Chris bị thu hút bởi các du khách trong tà áo dài truyền thống đang chụp ảnh trước những ngôi chùa cổ từ thế kỷ 10. Những núi đá vôi nổi tiếng trong vùng mọc lên bên những cánh đồng lúa bằng phẳng, tựa hồ một bức tranh tuyệt đẹp.
Vào ngày nắng gắt, Chris đi bộ trên con đường mòn bằng gỗ nhô cao phía trên đầm sen, hành hương lên hàng trăm bậc thang đến thăm chùa. Những ngọn núi đá vôi nhuốm màu xanh lam trải dài về phía xa như một con rắn trong thần thoại. Sau đó, ông mới biết rằng đây là bối cảnh cho bộ phim King Kong.
Cổng vào cố đô Hoa Lư, nét cổ kính còn mãi với thời gian. Ảnh: Lan Nhi
Hội An - "Điểm đến mê hoặc nhất"
Năm 2007, Chris từng ở Hội An khoảng 6 tháng. Lần này trở lại phố cổ, lòng ông đầy ắp nỗi nhớ.
Hoa giấy vàng rực rỡ đang nở rộ, ánh nắng mùa hè sền sệt phản chiếu xuống dòng sông và đọng lại trên những tòa nhà kiểu Pháp. Hội An vẫn là một trong những điểm tham quan mê hoặc nhất ông từng biết.
Những người bạn vẫn sống ở Hội An kể cho Chris mọi thứ đã thay đổi nhiều như thế nào: lượng khách du lịch ùn ùn ghé thăm; những khu nghỉ dưỡng sang trọng mới mọc lên; những cánh đồng lúa đang bị thu hẹp. Tuy nhiên, đi bộ qua các khu chợ cũ vào buổi sáng sớm, lắng nghe những người phụ nữ nói chuyện và cười đùa vào buổi chiều muộn, Chris có cảm giác như những ngày xưa cũ chưa từng qua đi.
Nhà văn Mỹ nhận xét Hội An là "điểm đến mê hoặc nhất". Ảnh: Thanh Chung
Choáng ngợp với TPHCM
Trong chuyến trở về này, Chris phải mất một hoặc hai ngày để làm quen với TPHCM. Nhưng dần dần, sự tò mò và phấn khích đang quay trở lại, khi ông thích thú nghe tiếng nhạc vang lên từ các cửa hàng cà phê.
Trải qua 15 năm, Chris gần như không thể nhận ra TPHCM ngày hôm nay. Đô thị mà ông từng biết đã trở nên quá phát triển. Các biệt thự bị thu hẹp bởi các trung tâm thương mại và khu chung cư lớn.
Ông bị choáng ngợp trước quy mô của thành phố. Ngồi trong một quán cà phê trên đường Đồng Khởi, nam du khách không chịu nổi cảm giác quá tải.
"Tôi nhớ về chặng đường đi làm hàng ngày của mình 15 năm trước: lạc lõng trong tiếng còi xe chói tai của đường phố, cảm giác như hạt bụi trong dòng xích lô điên cuồng tràn lên vỉa hè và khắp nơi quay cuồng trong khói bụi", ông bày tỏ.
Chợ Bến Thành - biểu tượng bất hủ của Sài Gòn. Ảnh: Thanh Chân
Video khách Tây lội bùn lấm lem, miệt mài cấy lúa tại Sa Pa hút triệu view Đoạn video ghi lại hình ảnh một nhóm khách Tây lội bùn, lúi húi cấy lúa tại Sa Pa (Lào Cai) đang thu hút gần một triệu lượt xem chỉ sau 24 giờ đăng tải. Những vị khách tỏ ra vô cùng thích thú, vui vẻ với công việc này. Ngày 18/5, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video "du lịch kiểu...