Khách Tây cầu cứu khi vô tình làm rớt iPhone xuống sông ở khu du lịch, xem đến cái kết dân mạng ai cũng vỡ oà
Đi du lịch Việt Nam, nhóm du khách nước ngoài đã có trải nghiệm “nhớ đời” đúng nghĩa.
Đặt chân đến một quốc gia nào đó, ai cũng mong mình được đón tiếp nồng hậu bởi những người bản địa. Và khi đến với Việt Nam chúng ta, không ít lần những vị khách nước ngoài tỏ ra cảm kích trước sự nồng hậu, thân thiện của người địa phương.
Mới đây, một nam MC đăng clip lên TikTok kể lại câu chuyện hi hữu của 3 vị khách Tây khi tham quan một khu du lịch sinh thái nọ. Nam MC kể lại 3 vị khách quốc tịch Pháp vì mải mê sống ảo nên đã làm rớt iPhone xuống sông. Thấy vậy, anh cũng tiến tới để bắt chuyện và ngỏ ý giúp đỡ bằng cách kêu nhân viên bảo vệ ở KDL dùng dụng cụ vớt điện thoại lên.
Khách Tây gặp tai nạn hi hữu khi ghé thăm một KDL sinh thái ở Việt Nam
Cũng theo anh chia sẻ, đây là một nhánh của sông Sài Gòn. Khu vực này sâu tới 2 mét, đa phần toàn là sình bùn nên quá trình vớt điện thoại diễn ra hết sức khó khăn. Nam MC có nói với vị khách nước ngoài ráng chờ đến tối sẽ có nhân viên lặn xuống dưới tìm cho họ. Tuy nhiên sau một hồi cố gắng, chú bảo vệ cũng “giải cứu” được chiếc iPhone xấu số trong sự vỡ oà của tất cả những người xung quanh.
Mải mê sống ảo, vị khách nữ vô tình làm rớt điện thoại iPhone xuống sông
Cuối video, cả 3 vị khách Tây đồng loạt cúi gập người và cảm ơn rối rít nam MC lẫn bảo vệ vì đã giúp đỡ mình. “Tự nhiên giúp được 3 người khách nước ngoài tìm lại điện thoại cũng thấy vui vui. Ít ra người ta cũng thấy khi đến với nước mình họ có chút gì đó may mắn” – chủ nhân video nói.
Vị khách Tây cúi gập người cảm ơn rối rít sau khi lấy lại được chiếc điện thoại bị rơi xuống sông
Cư dân mạng để lại vô số bình luận khen ngợi cho những người có mặt trong video:
- “Mừng quá, bởi vậy cầm điện thoại chụp ảnh mọi người nên cẩn thận xíu”
- “Cười muốn xỉu khi xem khúc chị đó nhúng cái iPhone xuống nước lần nữa để rửa lại”
- “Cảm ơn hành động ý nghĩa của anh và chú bảo vệ”
- “May quá, chắc 3 vị khách đó cảm kích dữ lắm”
- “Cảm giác còn vui hơn lúc mua điện thoại mới”
Nguồn: @vohuynhtantai
Khách nước ngoài sang Việt Nam được MỜI ĂN CƠM, nhưng tình huống hiểu sai ý sau đó đã khiến anh chàng ngượng chín mặt
Sự phong phú của ngôn ngữ cũng như đa dạng văn hoá đã khiến cho vị khách nước ngoài này rơi vào tình huống khó xử.
Với bất cứ người nước ngoài nào khi học tiếng Việt thì cũng đều chung nỗi vất vả vì ngôn ngữ này rất khó. Không chỉ phải làm quen với một bảng chữ cái, thanh dấu mới mà cả cách ghép từ, đặt câu, sử dụng đại từ nhân xưng cũng rối vô cùng. Bên cạnh đó, Tiếng Việt còn gắn liền với những đặc trưng về văn hoá nên cần thêm cả vốn hiểu biết nhất định.
Chính vì lẽ đó mà có không ít lần người nước ngoài phải rơi vào tình huống dở khóc dở cười, thậm chí là ngượng chín mặt. Trong một lần chia sẻ trên YouTube Hàng Xóm Tây, vị khách đến từ Nhật Bản tên là Khoẻ Mạnh đã kể lại câu chuyện nhớ đời của mình tại Việt Nam.
Cụ thể, khi anh chàng này thăm 1 nhà đang ăn cơm thì được đáp lại "Mời Khoẻ Mạnh ăn cơm" và vị khách cũng nhanh nhẹn kéo ghế ngồi vào cùng ăn. Nhưng sau đó đã nhận về cái kết ngượng chín mặt.
Chàng trai nước ngoài đã có một tình huống ngượng chín mặt khi được "mời ăn cơm"
Đó là khi chàng trai này ngồi vào đã nhận về ánh mắt ngạc nhiên, khó hiểu của mọi người. Câu nói này là hoàn toàn bình thường và quen thuộc, vị khách nước ngoài chỉ lịch sự làm theo. Sau lần đó, vị khách này mới nhận ra câu "mời Khoẻ Mạnh ăn cơm" chỉ là một lời chào mang tính xã giao.
Bên cạnh đó, anh chàng người nước ngoài cũng biết thêm rằng ở Việt Nam có rất nhiều cách chào hỏi. Chẳng hạn như câu "Đi đây đấy?" cũng có thể trở thành lời chào hỏi trong nhiều trường hợp. Vậy mới thấy rằng học giỏi Tiếng Việt ở Việt Nam chưa chắc đã "cân" được mọi tình huống đâu. Người nước ngoài cần phải giao lưu, tiếp xúc nhiều để hiểu thêm văn hoá và dùng từ một cách chính xác nhất.
Vị khách nữ chia sẻ về lần nhầm lẫn đáng nhớ của mình
Cũng nói về những lần nhầm lẫn trong Tiếng Việt, một vị khách người Thuỵ Sĩ khi được hỏi "Bạn có thích ăn món Việt Nam không?" lại trả lời nhầm thành "Tôi thích ăn mông...". Tình huống này đã kiến cho cô cực xấu hổ và tự nhủ rằng với những từ mang âm gần giống từ nhạy cảm thì phải cực kỳ cẩn thận trước khi nói.
Nguồn: Hàng Xóm Tây
Nuốt không trôi trước những mảnh giấy gói đồ ăn bá đạo của người Việt Nam: Khách nước ngoài hú hồn mấy lần! Mặc dù còn gây tranh cãi về độ an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không thể phủ nhận sự hiện diện của những kiểu giấy gói này trên các hàng ăn đường phố ở Việt Nam. Dù ngày nay các hàng quán đang dần nâng cấp phong cách phục vụ cho thực khách nhưng về tổng thể, vẫn còn nhiều tiểu thương...