Khách sạn, resort Phú Quốc quá tải trong ngày mưa lớn
Trận mưa bão lịch sử những ngày qua ở hòn đảo ngọc Phú Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động du lịch và gây quá tải cho các cơ sở lưu trú tại đây.
Từ tối 8/8, Phú Quốc trắng trời mưa dông. Đây là đợt mưa lớn và kéo dài nhất trong lịch sử 100 năm ở hòn đảo ngọc. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu, có nơi dâng đến đầu người, khiến mọi sinh hoạt thường ngày của người dân Phú Quốc đảo lộn hoàn toàn.
Đáng chú ý, các dịch vụ khách sạn, resort ở điểm du lịch này cũng gần như quá tải. “Nước dâng cao khiến người dân xung quanh cũng phải đến thuê phòng. Cộng thêm lượng khách du lịch vốn có, chúng tôi hoàn toàn bị quá tải đơn đặt phòng từ 2 ngày trước”, đại diện Happy Hotel cho biết.
Trong khi đó, ở những khu resort cao cấp như Premier Village, mưa lớn nên khách thuê phòng không thể du lịch bên ngoài, chỉ có thể sử dụng nhà hàng và các dịch vụ vui chơi, giải trí trong khu vực resort.
“Chúng tôi phải huy động 100% lực lượng nhân viên để đảm bảo phục vụ tốt cho khách hàng”, chị Yến Hoàng – Trưởng bộ phận truyền thông tại Premier Village Phú Quốc – chia sẻ.
Theo ông Trương Quốc Thanh, Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao và Du lịch huyện Phú Quốc, các ngành chức năng ở Phú Quốc đã liên tục rà soát các cơ sở dịch vụ lưu trú để tránh tình trạng “chặt chém” khách thuê phòng.
Video đang HOT
Nước ngập sâu tại một số khách sạn, nhà nghỉ gần bãi biển Phú Quốc. Ảnh: Nhật Tân.
Mưa bão lớn làm đình trệ nhiều hoạt động du lịch vốn nổi tiếng ở Phú Quốc như tắm biển, lặn san hô, câu cá trên biển… Không những thế, theo chia sẻ của các chủ cơ sở lưu trú, một số khu vực trong khuôn viên cũng bị hư hại nặng nề do sạt lở và nước ngập.
Đối với các khách sạn và resort lúc này, vấn đề lớn nhất là đảm bảo vệ sinh và an toàn cho khách hàng cũng như nhân viên. “Vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng muỗi, côn trùng hay ô nhiễm môi trường là điều đáng lo ngại nhất của chúng tôi hiện nay”, chị Yến Hoàng cho biết.
Trong khi đó, đại diện Mai House Resort cho biết một số khách du lịch vẫn muốn tắm biển dù mưa lớn. Do đó, nhân viên ở đây phải liên tục kiểm tra khu vực bãi biển và khuyến cáo khách hàng.
Trước tình trạng các chuyến bay đến và đi từ Phú Quốc phải hủy hoặc hoãn lịch bay, các cơ sở lưu trú này buộc phải dời lịch thuê phòng hoặc hỗ trợ chi phí cho khách ở lại lâu hơn. Trao đổi với Zing.vn, đại diện các đơn vị đều xác nhận có thiệt hại về mặt tài chính nhưng chưa thống kê con số cụ thể.
Theo thống kê của UBND huyện Phú Quốc, trận ngập lịch sử kéo dài từ ngày 2 đến 5/8, làm 3.874 căn nhà bị ngập. Hoa màu, vật nuôi, tài sản của người dân bị thiệt hại ước khoảng 68 tỷ đồng.
Theo New zing.vn
Tây nguyên mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất
Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai (PCTT), Tổng cục PCTT (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong ngày 7.8, các tỉnh Tây nguyên có mưa vừa đến lớn.
Đường vào thôn 1 (xã Tiên Hoàng, H.Cát Tiên, Lâm Đồng) bị nước ngập sâu, cô lập người dân trong nhiều giờ . Ảnh: Trùng Dương
Đặc biệt, nhiều nơi có mưa trên 200 mm như tại Ia Lốp (Đắk Lắk) lên tới 363 mm, Đăk Ru (Đắk Nông) 231 mm...
Lâm Đồng, Đắk Lắk nhiều nơi bị ngập sâu
Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều nơi ở Lâm Đồng bị ngập nặng. Đến chiều 7.8 đã có hơn 150 căn nhà tại 2 huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh bị ngập sâu từ 0,5 - 0,7 m, nhiều nhà ngập hơn 1 m phải sơ tán; hơn 1.000 ha cây trồng tại các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc bị nước nhấn chìm. Nước chảy xiết khiến xã Tiên Hoàng (H.Cát Tiên) bị chia cắt, cô lập trong nhiều giờ. Đến 14 giờ chiều qua, các lực lượng mới có thể tiếp cận hỗ trợ bà con di dời tài sản, khắc phục hậu quả thiệt hại.
Tại H.Đạ Tẻh, mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng. Thống kê sơ bộ, toàn huyện có 69 căn nhà bị ngập phải di dời người dân. Đường từ thôn 11 (xã Đạ Kho) qua xã Nam Cát Tiên, H.Tân Phú (Đồng Nai) bị nước ngập chia cắt hoàn toàn. Mưa lớn gây sạt lở đèo Con Ó (tỉnh lộ 725 - đoạn qua xã Mỹ Đức) làm hàng trăm mét khối đất, đá đổ tràn xuống đường khiến giao thông bị chia cắt nhiều giờ.
Ngày 7.8, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết mưa lớn từ đêm 6.8 khiến một số địa bàn trong tỉnh bị ngập sâu, thiệt hại nặng nhất ở 2 huyện Buôn Đôn và Ea Súp. Theo thống kê ban đầu từ 2 huyện này, mưa lũ gây ngập hơn 730 nhà dân, hơn 6.500 ha hoa màu; gần 200 con gia súc cùng hàng ngàn gia cầm bị cuốn trôi. Nhiều tuyến đường giao thông bị ngập sâu, chia cắt các thôn, xã. UBND H.Ea Súp đã huy động lực lượng công an, bộ đội, dân quân di dời hàng trăm hộ dân cùng nhiều tài sản, gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.
Thời tiết xấu cả trên biển lẫn đất liền
Chiều 7.8, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kết hợp gió mùa tây nam cường độ mạnh sẽ gây ra hiện tượng thời tiết xấu cả trên biển lẫn đất liền. Cụ thể, mưa lớn tiếp tục duy trì ở Tây nguyên và Nam bộ, kéo dài đến hết ngày 9.8. Trên biển, vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có mưa rào và giông.
Chiều qua, Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có công điện khẩn gửi các tỉnh Nam bộ và các bộ, ngành T.Ư yêu cầu triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất.
Theo Thanhnien
Phú Quốc ngập lịch sử: Hơn 68 tỉ đồng thiệt hại bị cuốn theo dòng nước Trận ngập kinh hoàng do mưa giông xảy ra từ ngày 2 - 6.8 tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã gây thiệt hại hơn 68 tỉ đồng. Chính quyền TT.Dương Đông chuẩn bị cơm hỗ trợ người dân vùng ngập Ngày 6.8, UBND H.Phú Quốc (Kiên Giang) cho hay thống kê đến trưa cùng ngày, tổng giá trị thiệt hại sau...