Khách sạn ở Nam Phi trên… đường ray xe lửa
Trên đoạn đường sắt dài 300 m, Kruger Shalati là khách sạn ở Nam Phi đầy sang trọng có chi phí lưu trú…
450 USD/đêm.
Cầu đường sắt Selati bắc qua sông Sabie là nơi tọa lạc khách sạn ở Nam Phi đặc biệt này. Tuyến đường xe lửa hình thành từ năm 1920. Selati từng là một phần của trục giao thông chính đưa du khách khám phá công viên quốc gia Kruger.
Có gì bên trong khách sạn ở Nam Phi trên đường ray xe lửa?
Khách sạn theo thiết kế có 31 phòng. Trong đó, 13 toa tàu cũ sẽ tân trang, trở thành 24 phòng ngủ tinh tế, tiện nghi. Ngoài ra, khách sạn xây dựng thêm 7 phòng nghỉ mới, nằm liền kề trên cầu.
Ngoài ra, Kruger Shalati bố trí khu ẩm thực, bể bơi trên nền một lô cốt cũ. Khách du lịch Nam Phi sẽ thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng hoàn hảo. Khách sạn ở Nam Phi trên đường sắt hòa quyện sự hùng vĩ của châu Phi và lộng lẫy, tân tiến…
Video đang HOT
Với vị trí, ý tưởng mới mẻ, Kruger Shalati là khách sạn ở Nam Phi đáng mong chờ năm 2020. Điểm lưu trú hứa hẹn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới Nam Phi tìm tới.
Mỗi phòng đều trang trí tỉ mỉ bằng đồ nội thất thủ công, hoa văn đậm sắc màu nghệ thuật bản xứ. Trần, tường hay sàn nhà đều lắp đặt kính trong suốt ấn tượng. Từ đây, du khách thưởng ngoạn trọn vẹn khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Nam Phi.
Mỗi phòng đều trang trí tỉ mỉ bằng đồ nội thất thủ công, hoa văn đậm sắc màu nghệ thuật bản xứ. Trần, tường hay sàn nhà đều lắp đặt kính trong suốt ấn tượng. Từ đây, du khách thưởng ngoạn trọn vẹn khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Nam Phi.
Khách sạn ở châu Âu, tầng 1 thuộc Pháp tầng 2 của Thụy Sĩ
Arbez Franco-Suisse, một khách sạn ở Thụy Sĩ đưa tới trải nghiệm hiếm có ăn, nghỉ ở Thụy Sĩ nhưng đi vệ sinh lại phải sang Pháp...
Tất cả điều đó chỉ diễn ra trong không gian của nơi này.
Điểm thú vị của khách sạn ở châu Âu giữa biên giới Thụy Sĩ - Pháp
Arbez Franco-Suisse là khách sạn 2 sao. Khách sạn ở châu Âu này vốn biết đến là một nơi nhỏ nhắn nhưng nồng ấm, theo Amusing Planet. Điểm lưu trú giữa Thụy Sĩ - Pháp, Arbez Franco-Suisse cũng là nơi thu hút đông người trượt tuyết dừng chân... Để lưu trú qua đêm, du khách sẽ trả hơn 100 USD/ ngày. Trên website của khách sạn giới thiệu về vị trí độc đáo của nơi này. " Hai đất nước dùng bữa ăn trên cùng một bàn, ngủ trên cùng một chiếc giường". Ảnh: Amusing Planet.
Khách sạn vẻ ngoài không có gì đặc biệt so với những nơi khác. Arbez Franco-Suisse thú vị, nổi tiếng nhờ vị trí địa lý. Bởi đây là khách sạn duy nhất trên hành tinh nằm trên đường biên giữa Pháp - Thụy Sĩ. Các phòng ăn, nhà bếp, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hành lang, phòng ngủ, cầu thang... Tất cả đều có đường biên giới tượng trưng chạy qua, chia thành đôi. Một bên của Pháp, phần lãnh thổ thuộc về Thụy Sĩ.
Khách du lịch châu Âu sẽ ấn tượng với 2 phòng ngủ đặc biệt. Ở phòng thứ nhất, trên giường, khi nằm, đầu sẽ thuộc lãnh thổ Pháp. Trong khi, phần thân dưới lại của Thụy Sĩ. Ở căn phòng thứ 2, chiếc giường nằm trên đất Thụy Sĩ nhưng phòng toilet là ở Pháp.
Khách sạn ở châu Âu trên đường biên giới với Pháp- Thụy Sĩ xây dựng vào thế kỷ 14. Điểm lưu trú thiết kế trên núi cao với dầm gỗ, nhà bếp đồng quê và cao 304 m.
Khách sạn Arbez Franco-Suisse, chứng nhân thú vị của lịch sử
Chưa hết, chính vì sự khác biệt đó, khách sạn này chứa đựng câu chuyện lịch sử hài hước. Khi chiến tranh Thế giới II, Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Trong khi, Thụy Sĩ là quốc gia trung lập. Binh lính Đức tự do tự tại trên đất Pháp một cách "tự nhiên như ở nhà". Thế nhưng, họ không thể làm điều đó trên phần đất khách sạn thuộc Thụy Sĩ.
Khi vào khách sạn Arbez Franco-Suisse, quân Đức chỉ có thể lục soát những căn phòng thuộc Pháp. Những người tị nạn đã tận dụng vị trí của khách sạn, trốn vào nơi thuộc Thụy Sĩ. Do khách sạn có duy nhất một cầu thang đi lên tầng hai. Trớ trêu, cầu thang này cũng chia đôi do đường biên giới chạy qua. Do đó, lính Đức chỉ bước lên vài bậc cầu thang thuộc lãnh thổ Pháp, rồi buộc phải dừng lại. Đơn giản, quân phát xít không thể lên trên vì phần đất ấy thuộc Thụy Sĩ. Vì vậy, những người tị nạn đã thoát nạn đầy kỳ diệu...
Đường biên giới hai nước chia đôi cầu thang làm hai nửa, một nửa thuộc Pháp, nửa còn lại thuộc Thụy Sĩ. Ảnh: Amusing Planet.
Tại sao khách sạn ở Thụy Sĩ lại tồn tại trên đường biên giới?
Vào năm 1962, thế giới cần một nơi trung lập để ký Hiệp định Evian trao trả độc lập cho Algeria. Và vinh dự ấy thuộc về khách sạn Arberz Franco-Suisse. Nơi đã chọn trở thành điểm tổ chức cuộc đàm phán lịch sử ấy.
Khách sạn Arberz Franco-Suissenằm ở thị trấn La Cure. Nơi đây cách thủ đô Geneva chỉ 5 km về hướng Bắc. Năm 1862, chính phủ Thụy Sĩ và Pháp đã đồng thuận, cùng nhau phân định đường biên giới. Theo đó, một phần diện tích nhỏ của làng La Cure thuộc chủ quyền của Thụy Sỹ. Còn phần dải đất thung lũng Dappes không xa thuộc lãnh thổ Pháp.
Hiệp ước về đường biên giới ký kết vào ngày 8/12/1862. Hiệp ước ghi rõ, những công trình xây dựng nào sẵn tồn tại trong thời điểm ký hiệp ước sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc sửa đổi biên giới. Và, một doanh nhân tên là Monsieur Ponthus đã xây dựng tòa nhà trong khu vực tài sản của bản thân. Công trình xây dựng trong thời gian nhanh kỷ lục. Đương nhiên để kịp trước khi hiệp ước giữa Pháp - Thụy Sĩ có hiệu lực vào tháng 2/1863. Do vậy, tòa nhà vẫn tồn tại, nằm trên đường biên giới giữa hai nước.
Sau đó, Ponthus đã mở một quán bar ở phía Pháp và một cửa hàng ở Thụy Sĩ. Năm 1921, Ponthus bán ngôi nhà cho Jules Jean Arbeze. Từ đó, nơi đây trở thành khách sạn nổi tiếng ở Thụy Sĩ, cũng như thế giới đến ngày nay.
Độc đáo khách sạn làm hoàn toàn từ băng ở Thụy Điển Khách sạn băng Icehotel thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm nghỉ dưỡng ở nhiệt độ âm 5 độ C. Nếu bạn muốn đến một nơi toàn băng giống như lâu đài băng giá trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng "Frozen" thì khách sạn băng Icehotel ở Thụy Điển là một gợi ý lý tưởng. Khách sạn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5

Làng bích họa Cảnh Dương sẵn sàng đón khách dịp lễ 30/4-1/5

Trung Quốc - điểm đến 'hot' của du khách Việt

Bình Định thử nghiệm chuyến tàu du lịch Hành trình văn hóa về miền Đất Võ

Mùa rêu xanh trên Rạn Nam Ô

Chàng trai đi du lịch nước ngoài chỉ trong 1 ngày, tận hưởng từng khoảnh khắc

Yên Bình sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm danh thắng, vui chơi dịp lễ 30/4-1/5 không thể bỏ qua khi đến Hải Dương

Phú Quý mùa... biển đẹp

Khách đổ ra 'thiên đường biển đảo miền Bắc' ngắm đường cát huyền ảo dịp 30/4

'Chạm vào rừng là chạm vào chính mình' Hành trình lắng nghe hơi thở Cát Bà

Xu hướng du lịch 2-3 nơi cho bõ 5 ngày nghỉ lễ của giới trẻ
Có thể bạn quan tâm

AI dự đoán thời điểm kết thúc của Genshin Impact, gần hơn nhiều so với hình dung của game thủ
Mọt game
08:46:46 01/05/2025
Nam NSƯT 50 tuổi ăn chay trường, biệt thự, đất đai trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, về nước cho cháu xấp USD
Sao việt
08:46:27 01/05/2025
Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương
Sức khỏe
08:46:00 01/05/2025
Kim Soo Hyun và công ty quản lý đệ đơn kiện bổ sung đối với YouTuber người Hàn Quốc
Sao châu á
08:41:28 01/05/2025
Thấy con gái bị chồng trộm tiền sinh đẻ, mẹ vợ bình thản đến, quét dọn nhà rồi gọi điện, nói một câu mà con rể tái mét mặt vội về
Góc tâm tình
08:40:42 01/05/2025
Hyundai Tucson thế hệ mới lộ diện: Thiết kế khỏe khoắn, chỉ dùng động cơ hybrid
Ôtô
08:35:13 01/05/2025
5 cầu thủ yêu một nửa từ cái nhìn đầu tiên: Lỡ say một ánh mắt, nguyện bên nhau cả đời
Sao thể thao
08:32:03 01/05/2025
Giá xe côn tay Yamaha Exciter 155 VVA mới nhất hiện nay
Xe máy
08:14:32 01/05/2025
Màn tổng kết cực oách hậu "concert quốc gia": Flex mạnh nào, nếu bạn cũng góp 1 tay
Netizen
08:05:35 01/05/2025
Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5
Trắc nghiệm
07:25:07 01/05/2025