Khách sạn nổi sài gòn hiện giờ đang ở đâu ?
Những năm 1990, nhiều người Sài Gòn có thú vui hay đưa gia đình ra bến sông Bạch Đằng trong mỗi chiều tối hóng gió và ngắm nhìn cảnh vật nơi đây.
Nhưng đặc biệt hơn hết là lúc bấy giớ, ai cũng thích ra đây nhìn khách sạn nổi 5 sao to bự được neo đậu bên bờ sông Sài Gòn. Và hơn hết, đó là chuyện của mấy chục năm về trước, nhưng bây giờ, số phận của nó thì ít ai đề cập.
Không biết bây giờ khách sạn nổi Sài Gòn nổi tiếng một thời bây giờ ra sao rồi nhỉ? Nếu thắc mắc hãy cùng Vntour theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Lịch sử hoành tráng của khách sạn nổi Sài Gòn
Trước khi đến Sài Gòn, khách sạn mang tên The John Brewer Reef Floating Hotel, hoạt động ở Úc nhưng không hiệu quả. Là khách sạn nổi đầu tiên trên thế giới, dài 89m, kiến trúc sang trọng này được đóng tại Singapore và hoàn thành năm 1988. Trước khi đến Sài Gòn, khách sạn mang tên The John Brewer Reef Floating Hotel, hoạt động ở Australia, nhưng không hiệu quả. Năm 1989, Tập đoàn EIC Development Company (Nhật Bản) đã mua lại công trình và đưa về TP HCM hoạt động dưới sự quản lý và vận hành của Công ty Australia’s Southern Hotels.
Quang cảnh Khách sạn nổi tại Sài Gòn lúc trước
Khách sạn được phép neo ngay trên mặt sông Sài Gòn, ở trung tâm quận I và nằm ngay bên đường Tôn Đức Thắng. Tên chính thức là Khách sạn nổi Sài Gòn, nhưng nhiều người dân thành phố thường gọi là “khách sạn nổi”. Giá phòng khách sạn này có lúc lên tới 335 USD/đêm.
Số phận gian nan của khách sạn nổi Sài Gòn
Với 201 phòng tiêu chuẩn 5 sao, nhà hàng, phòng tập thể dục, hồ bơi, sân tennis, quán bar… Khách sạn nổi Sài Gòn từng là một công trình mang tính biểu tượng của kinh doanh du lịch thành phố, nơi vui chơi thuộc hàng xa xỉ của người dân TP HCM những năm đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, theo một lãnh đạo trong ngành du lịch, đến năm 1997, sau khi hàng loạt khách sạn cao cấp ở trung tâm thành phố được nâng cấp hoặc xây mới như Continental, Majestic, Rex, New World… tham gia cuộc đua cạnh tranh, Khách sạn 5 sao Sài Gòn bắt đầu chịu ảnh hưởng. Thêm vào đó, việc án ngữ ngay vị trí cửa ngõ trung tâm thành phố của khách sạn 5 sao này đã gặp phải nhiều ý kiến phản đối, yêu cầu di dời đi nơi khác.
Sự độc đáo và thú vị của Khách sạn nổi đã giúp thu hút du khách đến Việt Nam
Video đang HOT
Do đó, sau 2 năm kinh doanh sụt giảm, chủ đầu tư đã quyết định bán lại cho Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) với giá 18 triệu USD. Lúc 9h30 ngày 1/4/1997, Khách sạn nổi Sài Gòn chính thức nhổ neo rời khỏi TP HCM lên đường tới Singapore. Theo NKNews, Công ty Hyundai Asan – công ty con của Tập đoàn Hyundai đã cho kéo khách sạn nổi về Singapore để tu sửa và đặt tên mới là Hotel Haekumgang, sau đó đưa đến Triều Tiên, neo đậu tại cảng Changjon, gần khu nghỉ mát núi Kumgang. Vào năm 2000, Hyundai được đầu tư một số dự án lớn ở Triều Tiên, trong đó có dự án khu du lịch và nghỉ dưỡng núi Kumgang, chủ yếu phục vụ du khách Hàn Quốc.
Tuy nhiên, sự cố xảy ra vào năm 2008 khi một nữ du khách Hàn Quốc bị lính biên phòng Triều Tiên bắn chết gần khu du lịch Kumgang, khiến quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng, khu du lịch và khách sạn nổi bị đóng cửa. NKNews cho biết, trong 6 năm qua, khách sạn nổi này vẫn nằm ở bến cảng, không hoạt động, vẫn còn nguyên vẹn dù bên ngoài nước sơn đã bong tróc nhiều chỗ. Người phát ngôn của Hyundai Asan cho biết công ty không có kế hoạch kéo khách sạn di động này đi nơi khác mà đang chờ cơ hội nối lại hoạt động du lịch đến Kumgang để tu bổ khách sạn và mở cửa trở lại.
Khách sạn nổi Sài Gòn từng là khách sạn vang tiếng 1 thời ở Sài Gòn xưa
Khách sạn nổi Sài Gòn kết cục buồn và kỉ niệm
Hầu hết các cuộc họp lớn đều chọn tổ chức ở đây. Toàn bộ phòng nghỉ được khách nước ngoài đặt kín. “Giá phòng khách sạn nổi khi ấy có lúc lên tới 335 USD một đêm, nhưng không lúc nào trống. Nhà hàng, quán bar tối nào cũng đông kín khách”, chị Linh nhớ lại. Theo số liệu của Sở Tài chính TP HCM, hoạt động kinh doanh trong 7 năm, từ tháng 7/1989 đến 30/8/1996, Khách sạn nổi Sài Gòn đã nộp ngân sách 10 triệu USD, một khoản tiền rất lớn khi ấy, nhất là trong bối cảnh ngành dịch vụ Thành phố còn kém phát triển.
Nhớ lại hoạt động của Khách sạn 5 sao Sài Gòn khi xưa, chị Linh, một trong những nhân viên đầu tiên được tuyển làm việc tại đây, giờ đây đã là chủ một doanh nghiệp lữ hành cho biết nơi đây từng có 2 quán bar nổi tiếng Q Bar và Downunder Disco, là những tụ điểm vui chơi giải trí của khách nước ngoài ở Sài Gòn vào buổi tối. Theo chị Linh, trong khi các khách sạn khác ở thành phố thuở ấy đều không được đầu tư cải tạo, dịch vụ lại kém, thì sự xuất hiện của khách sạn nổi này tạo ra hình ảnh rất mới mẻ, cả cho người dân lẫn du khách nước ngoài.
Một công trình khách sạn độc đáo như vậy lẽ ra phải có được một số phận tốt hơn. Theo người đại diện phát ngôn của Hyundai Asan cho biết công ty không có kế hoạch kéo khách sạn di động này đi nơi khác mà đang chờ đợi một ngày nào đó hoạt động du lịch đến Kumgang sẽ được nối lại; khi ấy họ sẽ tu bổ khách sạn và mở cửa trở lại.
Những nhà hàng sang chảnh trong khách sạn 6 sao tại Sài Gòn của Vạn Thịnh Phát
Các nhà hàng trong The Reverie Saigon gây ấn tượng cho du khách về vẻ xa hoa sang chảnh như chính khách sạn 6 sao này.
The Reverie Saigon là khách sạn 6 sao tại TP.HCM có mặt tiền hướng ra hai phố trung tâm là Đồng Khởi và Nguyễn Huệ. Khách sạn sang trọng này đang thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Không chỉ từ mặt tiền, sảnh đi vào hay các phòng ở được thiết kế xa hoa mà các nhà hàng bên trong cũng ấn tượng không kém.
Khách sạn có 5 nhà hàng giới thiệu đa dạng phong cách ẩm thực cho thực khách. Mỗi nhà hàng là một không gian ẩm thực đặc trưng đầy ấn tượng, từ thiết kế lộng lẫy, sang trọng đến những bức tranh đầy nghệ thuật.
Đó là nhà hàng Long Triều được giới thiệu với đầu bếp Hồng Kông tài năng mang đến tinh hoa ẩm thực Quảng Đông chưa từng có tại Việt Nam. Nội thất tinh xảo sử dụng đá ngọc bích, đá thần sa và những bức tranh tái hiện các tích cổ Trung Hoa được dát vàng, kết hợp với bộ ghế và bộ đồ ăn đặt riêng thương hiệu Provasi của Ý thiết kế.
Nhà hàng Long Triều phục vụ ẩm thực Quảng Đông
Nhà hàng tự hào giới thiệu hơn 50 vị dimsum tuyển chọn
Trong khi đó, nhà hàng Da Vittorio Saigon giới thiệu tinh hoa ẩm thực Ý qua những hương vị đặc trưng từ thương hiệu đạt sao Michelin trên toàn thế giới. Mỗi món ăn được trau chuốt như những tác phẩm nghệ thuật cùng phong cách phục vụ hoàn hảo trong không gian sang trọng.
Nhà hàng Da Vittorio Saigon với ẩm thực Ý
Mỗi món ăn được trau chuốt tỉ mỉ
Còn nếu muốn khám phá ẩm thực kiểu Pháp, du khách có thể chọn đến nhà hàng Café Cardinal, nơi có không gian ngoài trời lãng mạn giúp thực khách ngắm cảnh đẹp Sài Gòn hay hứng thú với khu bếp mở.
Café Cardinal được thiết kế tinh tế và trang nhã
Tiệc hải sản thượng hạng của nhà hàng Café Cardinal
Du khách cũng có thể thưởng thức nhiều loại thức uống pha chế độc đáo tại The Long@Times Square - nơi nổi tiếng thành phố bởi quầy bar dài tới 48m nối liền đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ. Nhà hàng có lò nướng bánh pizza truyền thống được nhập từ Napoli và 32 hương vị kem Ý tự làm lôi cuốn vị giác...
The Long@Times Square
Pizza Ý truyền thống được nướng thủ công trong lò củi Acunto Napoli
Còn với những người yêu các loại bánh, cho dù đó là chiếc bánh croissant giản đơn hay ly cà phê Việt Nam vào buổi sáng, chiếc bánh sandwich đúng điệu, món salad tươi mới vào buổi trưa, hay bánh ngọt, sinh tố và kem phục vụ suốt cả ngày dài, thì The Reverie Boutique luôn là điểm dừng chân thú vị.
The Reverie Boutique mang lại hương vị ngọt ngào
Bánh ngọt do chính bếp trưởng và đội ngũ bếp sáng tạo mỗi ngày
Tất cả các nhà hàng tại The Reverie Saigon đều yêu cầu trang phục lịch sự, có nghĩa là du khách không được mặc quần short khi đến thưởng thức ẩm thực nơi đây.
Triều Tiên chính thức xóa sổ khách sạn nổi nức tiếng một thời ở Sài Gòn Từng được ca ngợi là biểu tượng của hòa bình giữa hai miền Triều Tiên, khách sạn nổi nức tiếng một thời trong khu nghỉ dưỡng trên núi Kumgang đang được tháo dỡ. Núi Kumgang hay núi "Kim cương", là nơi lưu giữ những khoảnh khắc đoàn tụ hiếm hoi của các gia đình ly tán ở hai miền Triều Tiên sau nhiều...