‘Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng’ gợi lên nỗi ám ảnh đau thương
Những vụ xả súng rùng rợn không ghê tay vào dân thường là nỗi ám ảnh đầy đau thương mà phim “ Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng ( Hotel Mumbai) mang đến cho khán giả. Và trong hoàn cảnh đầy đau thương ấy xuất hiện những người anh hùng thầm lặng, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ người khác.
Bộ phim điện ảnh Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng kể về một nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan đến thành phố Mumbai thực hiện vụ thảm sát tàn nhẫn tại các địa điểm đông người của thành phố theo hình thức thánh chiến dưới sự chỉ đạo của những người bí ẩn. Đây là những người sùng đạo được huấn luyện bài bản với đầy đủ các loại súng, bom mìn, lựu đạn, thực hiện thánh chiến vì đức tin, nghĩ rằng con người đã hủy hoại và giành lấy những gì mà tổ tiên họ đã để lại. Và theo một tình tiết diễn ra khi một thành viên trong nhóm khủng bố gọi điện về gia đình, họ thực hiện khủng bố cũng với mục đích gia đình sẽ được nhận một khoản tiền lớn thay đổi cuộc sống.
Khi đến Mumbai, nhóm khủng bố chia tách ra các nơi, bắt đầu thực hiện thảm sát ở nhà ga, quán ăn, đến khi mọi người tập trung vào khách sạn Taj, nơi họ nghĩ có thể tìm chỗ trú ẩn an toàn thì nhóm khủng bố tấn công tại đây, thực hiện cuộc thảm sát từ tầng trệt lên các tầng lầu của khách sạn.
Và trong hoàn cảnh đầy hiểm nguy, tính mạng như treo lơ lửng trên sợi tóc ấy xuất hiện những người hùng thầm lặng sẵn sàng hy sinh bản thân mình để giúp đỡ người khác. Đáng chú ý nhất là những nhân viên ở quầy tiếp tân khách sạn Taj, khi bọn khủng bố thảm sát toàn bộ những người ở sảnh khách sạn thì người tiếp tân vẫn với tay lấy điện thoại gọi cho từng phòng căn dặn khách không mở cửa để đảm bảo an toàn cho đến khi cô bị kẻ khủng bố phát hiện và hạ sát.
Người bếp trưởng Hemant Oberoi ( Anupam Kher) cùng những nhân viên khách sạn đã không từ bỏ vị trí và nhiệm vụ phục vụ khách hàng của mình, liều mình ở lại khách sạn để đưa càng nhiều khách vào trú ẩn trong hộp đêm bí mật và trốn thoát ra bên ngoài.
Và trong đó nổi bật lên hình ảnh người nhân viên phục vụ của nhà hàng thuộc khách sạn Taj tên Arjun ( Dev Patel), anh đã bình tĩnh hướng dẫn khách ở nhà hàng ẩn nấp khỏi cơn mưa đạn để đến phòng trú ẩn, tình nguyện đưa người bị thương ra ngoài để cứu chữa kịp thời. Chính Arjun cũng là người theo dõi được vị trí của những tên khủng bố để đến phòng trú bí ẩn kêu gọi mọi người thoát khỏi nơi này trước khi những tên khủng bố phá cửa để vào bên trong.
Vị doanh nhân người Nga Vasili ( Jason Isaacs) dù ban đầu là người khó tính, thô lỗ nhưng khi xảy ra khủng bố, ông dần dần bộc lộ được tính cách tốt đẹp của mình khi an ủi và bảo vệ Zahra, bình tĩnh ẩn nấp trước làn đạn của kẻ khủng bố và thể hiện tính cách ngang tàng không sợ hãi trước bọn khủng bố khi bị bắt làm con tin cho đến khi bị hại.
Người chồng, người bố quốc tịch Mỹ David ( Armie Hammer) trong cơn nguy hiểm đã vô cùng dũng cảm khi rời bỏ nơi trú ẩn an toàn để trở về phòng cứu con của mình. Trong cơn nguy hiểm cận kề, anh đã để con ở nơi an toàn còn bản thân đến một vị trí khác để kẻ khủng bố không phát hiện được vị trí của con, vẫn thể hiện sự quan tâm đến sự an toàn của con cũng như tình yêu của mình đến vợ. Tương tự, người vợ Zahra ( Nazanin Boniadi) cũng đã liều mình ra khỏi vị trí an toàn để tìm con, đồng thời trong thời khắc sinh tử, lá thư của cô viết cho chồng của mình đầy cảm xúc yêu thương và căn dặn chồng chăm sóc con khiến nhiều khán giả xúc động.
Một trong những điều tạo nên sự ám ảnh đối với người xem là mức độ tàn ác một cách thản nhiên của những người khủng bố với ý muốn hạ sát càng nhiều người càng tốt, không nương tay với bất kỳ đối tượng nào dù là người già, trẻ em, những người cầu xin được sống.
Một ấn tượng khác phim mang đến cho khán giả là mỗi diễn viên đều thể hiện xuất sắc vai diễn của mình. Những tên khủng bố lạnh lùng, lấy mạng người không ghê tay; những vị khách đầy hoảng loạn, lo sợ; những con người mạnh mẽ, kiên cường trong lúc hoảng loạn luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ gia đình, bảo vệ khách hàng và giúp đỡ người khác.
Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng được thực hiện dựa trên sự kiện có thật đã truyền tải được thông tin, nội dung và những thông điệp được gửi gắm. Tháng 11/2008, hơn 20 tay súng đã đến thành phố Mumbai, thực hiện vụ khủng bố tại bảy địa điểm đông khách du lịch như nhà ga, sân bay, nhà hàng, khách sạn, nhất là ở khách sạn hạng sang Taj Mahal Palace khiến 173 người thiệt mạng và 308 người bị thương.
Phim đã cho khán giả nhận thấy trong cuộc thảm sát đẫm máu đã xuất hiện những vị anh hùng sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ người khác. Và sau vụ thảm sát, mọi người đã vượt qua đau thương để bắt đầu cuộc sống mới, gây dựng lại mọi thứ từ đống đổ nát do những kẻ khủng bố gây ra.
Hãy để bản thân được cảm nhận sự kinh hoàng, những nỗi ám ảnh của vụ khủng bố cũng như sự dũng cảm, gan dạ của những anh hùng thầm lặng để càng tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống qua Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng, hiện được chiếu rộng rãi tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 22/3.
Theo saostar
Hotel Mumbai Xúc động và đầy ám ảnh với tội ác đáng sợ của những kẻ khủng bố quá khích
Với cách làm phim chân thật, đạo diễn Anthony Maras khiến người xem phải chết lặng và ớn lạnh trước những tội ác trong loạt vụ khủng bố kinh hoàng tại Mumbai, Ấn Độ vao ngay 26/11/2008.
Hotel Mumbai đưa người xem quay trở lại thời khắc kinh hoàng nhất của người dân Mumbai, Ấn Độ
Chuyện phim Hotel Mumbai bắt đầu bằng một ngày làm việc của chàng lễ tân Arjun (Dev Patel). Sau khi từ biệt vợ con, anh chàng lên đường tới khách sạn Taj Mahal Palace mà không biết rằng mình sắp bước vào địa ngục trần gian. Lúc này, một nhóm khủng bố Hồi giáo bí mật xâm nhập Ấn Độ và thực hiện hàng loạt vụ đánh bom đẫm máu. Người dân hoảng loạn trốn vào Taj Mahal Palace vô tình tạo điều kiện để những kẻ thủ ác theo vào. Thay vì trốn chạy, Arjun và bếp trưởng Hemant Oberoi (Anupam Kher) cùng nhiều nhân viên khác quyết tâm ở lại bảo vệ các du khách. Trong lúc đó, cặp đôi David (Armie Hammer) và Zahra (Nazanin Boniadi) cũng phải làm mọi cách để bảo vệ đứa con mới sinh khỏi tay tên sát thủ khát máu.
Cảm xúc theo từng bước chạy trốn của những nạn nhân
Với cách làm phim chân thật từng đạt vô số giải thưởng với The Palace (2011), đạo diễn người Úc Anthony Maras khiến người xem như quên đi những gì diễn ra trên màn ảnh rộng chỉ là một bộ phim. Lúc này, mỗi khán giả như trở thành một chứng nhân lịch sử cho sự bạo tàn của những kẻ khủng bố.
Môi khan gia như biên thanh môt nhân chưng cho sư kiên kinh hoang
Khan gia cùng nín thở với các nạn nhân khi nghe tiếng bước chân ngày một gần hơn, cảm thấy sự căng thẳng và nỗi sợ như kề bên trong từng bước đi của nhân vật. Thậm chí, Hotel Mumbai còn khiến người xem phải ứa nước mắt trước những mất mát, đau thương mà những thường dân vô tội phải gánh chịu hay vỡ òa trước tình cảm gia đình, người thân nhẹ nhàng mà chất chứa trong phút giây thảm họa.
Đó là người chồng bất chấp mọi nguy hiểm để bảo vệ vợ con, là người vợ chỉ biết đứng ngoài nhìn trong tuyệt vọng khi chẳng thể biết bạn đời còn sống hay đã chết. Đó còn có thể là các nhân viên khách sạn dũng cảm quyết hi sinh để hoàn thành nghĩa vụ trong thời khắc sinh tử hay những cảnh sát liều mạng chiến đấu chỉ để cứu càng nhiều người càng tốt.
Mỗi chuyển động và bước đi trong phim của nhân vật đều rất căng thẳng, kịch tính.
Cam xuc vơ oa khi đoan tu ngươi thân khiên khan gia phơi rơi nươc măt.
Người xem như bị cuốn vào một trải nghiệm kinh hoàng và lẫn lộn cảm xúc giữa đau đớn, xúc động, lo lắng và hồi hộp đan xen. Khó ai có thể rời mắt khỏi màn hình cho đến giây phút cuối cùng. Để rồi khi phim kết thúc, những tiếc nuối, ám ảnh và bài học ý nghĩa tình cảm gia đình sẽ còn đọng lại mãi ngay cả khi đã rời khỏi rạp.
Lạnh gáy vì sự bạo tàn
Theo những số liệu thông kê, 170 người đã thiệt mạng tại nơi đây trong cuôc khung bô kinh hoang nay. Những tay khủng bố không hề bắt con tin mà hành quyết tất cả một tách man rợn nhất. Bất kì khán giả nào cũng phải lạnh gáy vì sự tàn bạo và cảm giác tuyệt vọng của những ai trải qua thời khắc sinh tử đó.
Vu khung bô đa cươp đi gân 200 sinh mang đươc tai hiên hêt sưc chân thât.
Bon khung bô không chỉ lạnh lùng xả đạn vào đám đông vô tội mà còn đến từng phòng để lấy mạng không chừa một ai. Không khí tang tóc bao trùm với vô số tử thi nằm la liệt trước họng súng của những tên ác nhân máu lạnh.
Giống như nhiều bộ phim thảm họa đình đám khác ở Hollywood như Titanic (1997) hay Poseidon (2006), mỗi nhân vật ở Hotel Mumbai như đại diện cho một khía cạnh của nhân loại khi cái chết cận kề. Có người dũng cảm đương đầu với giúp đỡ những người xung quanh, kẻ khác lại tỏ ra ích kỉ và chỉ muốn bản thân được sống. Bộ phim đã khiến chúng ta phải suy ngẫm về bản thân mình khi rơi vào tình huống tương tự.
Các tính tiết phim tiếp nối nhau vô cùng hấp dẫn bởi khán giả chẳng thể biết trước điều gì sẽ xảy ra hay ai sẽ là nạn nhân kế tiếp. Không ai trong Hotel Mumbai là an toàn, kể cả những nhân vật chính cũng có thể bị lấy mạng một cách tàn nhẫn và bất ngờ nhất.
Diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên thực lực
Cái hay của Hotel Mumbai còn phải kể đến diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên tên tuổi từ Ấn Độ tới Mỹ. Anh chàng Dev Patel của Slumdog Millionaire (2008) năm nào giờ đã trở thành một người lễ tân dũng cảm, chấp nhận mạo hiểm tính mạng để giữ an toàn cho những người khác. Song, người xem vẫn dễ dàng cảm nhận được sự nỗi nhớ và sợ chẳng thể gặp lại vợ con của Arjun.
Dev Patel đã có một màn trình diễn xuất sắc.
Trong khi đó, Armie Hammer - nam thần của Call Me By Your Name - cũng quá xuất sắc với hình ảnh người chồng, người cha dũng cảm bảo vệ gia đình. Mỗi diễn viên đều có đất diễn riêng để thể hiện cảm xúc nội tâm cũng như ý nghĩa rằng dù bất kì màu da hay tôn giáo nào, gia đình cũng là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Armie Hammer đã có thêm vai diễn ấn tượng kể từ Call Me By Your Name.
Trên hết, đạo diễn Anthony Maras đã đứng ở góc nhìn đa chiều và chân thật nhất của khán giả khi khắc họa tay khủng bố Pakistan cũng là những con người nghèo khổ bị kẻ khác lợi dụng niềm tin tôn giáo để gây ra cuộc "thánh chiến". Họ cũng có gia đình, cha mẹ chờ đợi ở nhà mà chẳng hay biết con mình vừa gây nên tội ác. Cuối cùng, Imran và đồng đảng cũng chỉ là nạn nhân của quan niệm "tử vì đạo" mà thôi.
Hotel Mumbai xuât săc khi tai hiên hêt sưc ro net cuôc khung bô chân đông năm xưa tai Ân Đô, khiên khan gia như trơ thanh môt trong nhưng nhân vât trong thơi khăc ây. Cam xuc, chân thưc va ân tương la nhưng gi ngươi xem se trai qua khi thương thưc hêt tac phâm.
Hotel Mumbai (Khách Sạn Mumbai - Thảm sát kinh hoàng) hiên đang được chiêu tai cac rap trên toan quôc.
Theo trí thức trẻ
Hotel Mumbai - Ký ức kinh hoàng về vụ khủng bố đẫm máu nhất năm 2008 tại Ấn Độ Hotel Mumbai (Khách Sạn Mumbai - Thảm Sát Kinh Hoàng) là tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ phim tài liệu Surviving Mumbai (2009). Dựa trên chuỗi sự kiện kinh hoàng có thật xoay quanh hơn mười vụ tấn công khủng bố bằng bom và xả súng cùng lúc được tiến hành tại các bệnh viện, rạp chiếu phim, bãi biển, sân...