Khách sạn con nhộng ở Nhật thành văn phòng cho thuê theo giờ
Khách thuê “ văn phòng con nhộng” của Anshin Oyado chỉ phải trả 500 yen mỗi giờ, 3.000 yen nếu ở cả ngày, được phục vụ nước ngọt miễn phí và có bồn tắm để ngâm mình.
Khách sạn con nhộng là loại hình phổ biến, nổi tiếng tại Nhật Bản. Các căn phòng dạng cabin có diện tích nhỏ hướng tới phục vụ nhu cầu của những người bị say rượu, lỡ tàu xe cần tá túc qua đêm, hoặc khách du lịch cần ở trong thời gian ngắn.
Nhiều khách sạn loại này thậm chí được thiết kế sang trọng, tiện nghi, giúp khách hàng có trải nghiệm như đang ở khoang hạng nhất trên máy bay.
Các cabin của khách sạn con nhộng ở Tokyo được cải tạo để trở thành văn phòng cho thuê theo giờ.
Tuy nhiên, do dịch bệnh bùng phát, đa số khách sạn con nhộng đang rơi vào tình trạng ế ẩm.
Để giải quyết khó khăn, chi nhánh thuộc chuỗi khách sạn con nhộng Anshin Oyado Premier nằm trên khu phố Shinjuku (Tokyo) đã nảy ra ý tưởng biến một phần các cabin của mình thành không gian làm việc cho thuê, theo Sora News 24.
Với không gian quá hẹp, chỉ đủ cho một người nằm duỗi chân, các cabin của khách sạn con nhộng thường bị gọi là “quan tài thuê”. Vì vậy, toàn bộ khoang ngủ của một tầng được cải tạo để biến chúng thành văn phòng con nhộng. Anshin Oyado đã gỡ bỏ lớp ngăn cách giữa 2 khoang trên – dưới để nới rộng không gian.
Bên trong mỗi phòng có trang bị bàn, ghế, ổ cắm điện. Wi-Fi được phát miễn phí, khách hàng được mượn chuột không dây, bàn phím không dây, tai nghe, bộ sạc điện thoại thông minh và cả máy in.
Mỗi phòng cũng được lắp thêm máy lọc không khí. Thứ cơ bản duy nhất khách cần mang theo để làm việc là máy tính xách tay.
Video đang HOT
Dù không có nhiều diện tích sàn song cách bố trí hợp lý giúp người thuê không cảm thấy ngột ngạt. Sato, phóng viên trải nghiệm, cho biết không gian ấm cúng và tiện nghi giúp anh tập trung suốt ca làm việc của mình.
Dù không gian nhỏ hẹp song với trang bị đầy đủ, hợp lý, khách hàng cảm thấy thoải mái khi làm việc tại văn phòng con nhộng.
Nếu khách hàng muốn thư giãn, họ có thể rời cabin tới khu vực quầy bar trên tầng 3 và dùng nước ngọt miễn phí. Tòa nhà cũng có cửa hàng tiện lợi để họ mua đồ ăn nhẹ. Khách sạn còn bố trí bồn tắm kiểu Nhật để khách ngâm mình thư giãn.
Anshin Oyado tính phí 500 yen (4,75 USD) cho một giờ thuê khoang làm việc. Đây là một mức giá khá hời, nếu trừ đi giá thông thường của một vài ly nước ngọt mà khách được uống miễn phí. Khách hàng có thể chọn mức giá cao nhất là 3.000 yen để thuê văn phòng con nhộng cả ngày, từ 9h sáng đến nửa đêm.
JLL: Đầu tư bất động sản lao dốc trên toàn châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn là điểm sáng
Nửa đầu năm 2020, lượng đầu tư và giá cho thuê giảm ở hầu hết các tài sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương, theo Jones Lang LaSalle (JLL).
JLL: Đầu tư bất động sản lao dốc trên toàn châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn là điểm sáng
Đầu tư giảm sút tại các thị trường hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương
Theo JLL, khối lượng đầu tư nửa đầu năm ở châu Á - Thái Bình Dương giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể lượng đầu tư quý II giảm 39% và quý I giảm 26%.
Hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản tiếp tục lao dốc khi nhiều quốc gia vẫn còn đóng cửa thành phố và hạn chế đi lại, tác động lớn đến những kế hoạch triển khai vốn trong ngắn hạn.
Vốn đăng kí đầu tư tại Singapore và Hồng Kông trong quý II giảm mạnh nhất khu vực, lần lượt là -68% và -65% so với cùng kì năm trước.
Các thị trường khác cũng ghi nhận giảm đáng kể với Úc -58%, Hàn Quốc -45%, Nhật Bản -20% và Trung Quốc -15.
Dịch Covid-19 cũng gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến ngày 20/6/2020 đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm -15,1% theo năm.
Sự sụt giảm đáng kể các giao dịch trong quý II, theo JLL, là do thị trường thiếu hụt những tài sản sẵn sàng để bán và sự không chắc chắn về thời gian phục hồi của các nền kinh tế.
Khẩu vị của các quỹ đầu tư lớn vẫn là ưa chuộng các tài sản văn phòng tại những thị trường cốt lõi, vì vậy, các tòa nhà văn phòng tiếp tục đón nhận được nhiều vốn đầu tư nhất.
Các trung tâm hậu cần và bất động sản thay thế như trường học và trung tâm dữ liệu cũng đang rất thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, thúc đẩy một loạt các cuộc gọi vốn và liên doanh mới. Các giao dịch đầu tư vào thị trường bán lẻ và khách sạn vẫn tiếp tục trì trệ trong thời gian qua.
Với lãi suất giảm ở hầu hết các thị trường lớn, dữ liệu của JLL cho thấy có sự chênh lệch mạnh mẽ giữa lợi suất cơ bản và lợi suất trái phiếu ở hầu hết các lĩnh vực trong khu vực, tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư toàn cầu muốn triển khai khoảng 40 tỷ USD sẵn có vào khu vực.
Bất động sản tại Việt Nam giữ được phong độ nhất định
Tại châu Á - Thái Bình Dương, thị trường văn phòng cho thuê bị chững lại trong nửa đầu năm 2020, chỉ có một số thị trường ngoại lệ có mức tăng giá theo quý. Giá thuê văn phòng tại quận trung tâm Hồng Kông giảm -9,3%, Bắc Kinh -4,1%, Melbourne -3,9%, Sydney -3,5% và Singapore -3,3% so với quý trước đó.
Một số thị trường văn phòng tại khu vực trung tâm Osaka và Seoul vẫn ghi nhận giá thuê tăng 1% đến 2%.
Tại TP. Hồ Chí Minh, báo cáo của JLL ghi nhận các văn phòng hạng A & B bắt đầu cảm thấy áp lực với diện tích hấp thụ ròng lần đầu tiên bị ghi nhận âm sau một thập kỷ. Tuy vậy, phần lớn chủ nhà vẫn khá tự tin trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung, giá thuê vẫn chưa ghi nhận sự điều chỉnh đáng kể nào.
Ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì chính phủ các nước yêu cầu giãn cách xã hội, nhu cầu bị cắt giảm trong suốt quý II. Hồng Kông tiếp tục là thị trường giảm giá thuê bán lẻ mạnh nhất khu vực với -13,3%. Tương tự với các thị trường Đông Nam Á, Singapore ghi nhận giá bán lẻ giảm -8,5%.
Tại TP. HCM, chính sách "giãn cách xã hội" trong ba tuần đầu tiên của tháng Tư đã dẫn đến việc đóng cửa tạm thời tất cả các trung tâm thương mại. Tỷ lệ trống trung bình tăng lên mức 30% trong quý II.
Các khách thuê diện tích lớn bao gồm: vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe & làm đẹp đang phải tìm cách để duy trì diện tích thuê khi người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm ngân sách cho nhóm ngành hàng & dịch vụ này.
Tụy nhiên, do chính phủ kiểm soát dịch bệnh khá tốt, thị trường sớm trở lại. JLL ghi nhận giá thuê vẫn không thay đổi so với quý trước, đạt 79,4 USD/m2/tháng tại khu vực trung tâm và 38,5 USD/m2/tháng ở khu vực ngoài trung tâm.
Bất động sản công nghiệp và hậu cần là thị trường có khả năng phục hồi tốt nhất trong quý II. Tăng trưởng giá thuê vẫn tích cực ở Thượng Hải 1,2% và Sydney 1,0% và phần lớn ổn định ở Singapore, Bắc Kinh, Sydney và Melbourne.
Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị thế là điểm đến ưa thích trước xu hướng dịch chuyển nhà máy sản suất. Dù Covid-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp, với chiến lược đầu tư dài hạn, bất động sản công nghiệp ở Việt Nam vẫn thu hút các nhà đầu tư. Việc này góp phần tạo tâm lý lạc quan cho chủ đầu tự trong việc nâng giá đất bất chấp dịch bệnh vẫn đang diễn ra.
Tại khu vực miền Nam của Việt Nam, giá đất trung bình trong quý II đạt mức 106 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn ổn định ở mức 3,5 - 5 USD/m2/tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hạn 3-5 năm và khách thuê cũng dễ chịu tác động của đại dịch.
Theo JLL, những bất ổn về tăng trưởng kinh tế và sư khó lường của đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra. Cung và cầu vẫn là động lực của hiệu suất cho thuê, tuy nhiên các nền kinh tế vẫn tiếp tục bị đóng cửa sẽ có tác động trực tiếp đến nhu cầu.
Tác động của đại dịch sẽ vẫn còn, nhưng số liệu của JLL cho thấy các nhà đầu tư sẽ tiếp cận thị trường trong nửa cuối năm 2020 với những biện pháp khác nhau và dòng vốn sẽ tăng tốc vào đầu năm 2021.
Văn phòng cho thuê: Chủ nhà và khách thuê đàm phán trong ngắn hạn, thị trường hoạt động ổn định Theo nghiên cứu của một số đơn vị tư vấn như CBRE hay Savills, thị trường văn phòng cho thuê vẫn hoạt động ổn định trong đại dịch bởi các hợp đồng thường ký dài hạn. Hiện chủ nhà và khách thuê đang đàm phán giảm giá trong thời gian ngắn hạn. Có thể thấy thị trường văn phòng cho thuê tại Hà...