Khách sạn có chiếc giường nằm trên biên giới hai quốc gia
Khách sạn Arbez nằm giữa Pháp và Thụy Sĩ đem lại trải nghiệm thú vị cho người lưu trú ở đây, đặc biệt là vợ chồng mới cưới. Họ có thể nằm cùng giường nhưng trên 2 quốc gia.
Ảnh: Twitter.
Khách sạn là yếu tố quan trọng cho chuyến du lịch của bạn. Nhiều người sẽ lựa chọn dựa trên các tiện nghi đẳng cấp. Số khác ưa thích những nơi giá vừa túi tiền. Những du khách muốn trải nghiệm ngủ trên hai quốc gia có thể đến khách sạn Arbez ở làng La Cure.
Ảnh: Frontesa Blog.
Khách sạn này nằm trên cả Pháp và Thụy Sĩ. Đường phân cách lãnh thổ hai quốc gia chạy qua sảnh, phòng ăn, bếp, cửa hàng đồ lưu niệm và nhiều phòng khác của khách sạn.
Ảnh: Abrezie Franco.
Video đang HOT
Arbez được xem là nơi tuyệt vời dành cho những cặp đôi đi hưởng trăng mật. Đường biên giới chạy qua chiếc giường trong căn phòng dành riêng cho các cặp đôi mới cưới. Do đó, khi ngủ trên giường, vợ có thể ở bên Thụy Sĩ còn chồng lại nằm tại Pháp (hoặc ngược lại).
Ảnh: Uniq Hotels.
Nơi này còn có căn phòng nằm gần hết về phía Pháp, trừ phòng tắm thuộc đất Thụy Sĩ. “Bạn không cần trình hộ chiếu nếu tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh. Khách sạn này thật tuyệt vời”, CN Traveller nhận xét một cách hài hước.
Ảnh: Amusing Planet.
Khách sạn Arbez từng là một quán bar kết hợp cửa hàng tạp hóa. Làng Cure từng thuộc hoàn toàn về Pháp. Sau khi ranh giới được chia lại, ngôi làng nằm trên lãnh thổ cả hai quốc gia. Để thuận lợi trong việc kinh doanh rưụ, thuốc lá, chocolate, doanh nhân M. Ponthus đã xây dựng quán bar và cửa hàng tạp hóa trước khi việc chia ranh giới có hiệu lực vào năm 1862. Đến năm 1921, Jules-Jean Arbeze mua lại tòa nhà từ những người thừa kế Ponthus khi họ gặp vấn đề tài chính.
Ảnh: Mont Blanc.
Du khách cũng chọn Arbez làm điểm dừng chân để đi trượt tuyết. Những nhà leo núi muốn chinh phục dãy Alps vẫn hay nghỉ ngơi ở đây. Arbez có hai nhà hàng với phong cách khác biệt để du khách lựa chọn. Nhà hàng Pháp chuyên những món thanh lịch, khá đắt đỏ. Nhà hàng Thụy Sĩ giá mềm hơn. Bạn có thể chọn ăn thử cả hai bên để có trải nghiệm thú vị.
Ảnh: Frontesa Blog.
Trong Đại chiến Thế giới thứ hai, Đức Quốc xã chiếm Pháp còn Thụy Sĩ là nước trung lập. Vì thế, lính Đức chỉ có thể vào những nơi thuộc Pháp trong khách sạn Arbez, không được phép vào những khu vực thuộc lãnh thổ Thụy Sĩ. Nếu lính Đức muốn trèo lên các tầng phía trên, họ phải đi cầu thang. Tuy nhiên, cầu thang thuộc lãnh thổ Thụy Sĩ. Tận dụng tình hình đó, lực lượng kháng chiến Pháp đã ẩn náu và giấu những người tị nạn trong các tầng trên.
Theo news.zing.vn
Bộ quân phục của Hitler được mang ra đấu giá
Một bảo tàng về cổ vật quân sự có trụ sở tại Del Mar đã đưa ra quyết định bán đấu giá một bộ đồng phục quân nhân của Đức Quốc xã thuộc sở hữu của Adolf Hitler khi còn sống.
"Ví dụ, bạn đang cầm trên tay bộ quân phục của Hitler và bạn không hề cảm thấy 1 chút lúng túng, tôi cho rằng có thể bạn đến từ một hành tinh khác."
Bộ đồng phục của Adolf Hitler
Một bảo tàng về cổ vật quân sự có trụ sở tại Del Mar đã đưa ra quyết định bán đấu giá một bộ đồng phục quân nhân của Đức Quốc xã thuộc sở hữu của Adolf Hitler khi còn sống, bỏ qua ý kiến cho rằng ông ta đang trục lợi từ thứ đã gắn liền với cuộc diệt vong người Do Thái đau thương ngày đó.
Chuyên gia đồ cổ về quân sự Craig Gelerib là một gương mặt quen thuộc của chương trình lịch sử Kênh Pawn Stars, chương trình lấy cảm hứng từ bài ca 'Thủy quân lục chiến' của Thủy quân Hoa Kỳ. Cùng với đó ông cũng sở hữu một bộ đồng phục quân đội khác từng được mặc bởi cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein.
Mặc dù Gelerib đã nắm trong tay một số di vật thú vị nhất trong lịch sử, nhưng ông vẫn cho rằng việc bán đấu giá đồng phục Hitler sẽ là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông.
Ngược lại với viễn cảnh kiếm được hàng triệu đô la từ sân khấu đấu giá mà Gelerib đang mong đợi, nhiều người lại cảm thấy bất bình với hành động trục lợi của ông và đưa ra ý kiến rằng bộ quân phục này nên được tiêu hủy.
Graveib nói: " Mọi người nói rằng nên đó nó đi. Nhưng bạn biết gì không? Đó chỉ là suy nghĩ sai lầm và nhỏ nhen. Nếu bạn đưa cho tôi 3 triệu đô la để đốt bỏ bộ quân phục này, tôi sẽ lập tức nói không. Nó quan trọng hơn nhiều số tiền đó."
Sự phẫn nợ xoay quanh việc bán đấu giá bộ đồng phục đã dẫn tới sự việc trang web chính thức của Gelerib đã bị đánh sập. Anh ta hiểu được rõ ràng giá trị các hiện vật mà anh ta đang sở hữu và cả nỗi đau của những người có liên quan tới hiện vật đó. Tuy nhiên Gelerib vẫn duy trì việc mà anh ta đang làm, không phải vì sự ngông cuồng của bản thân mà là vì muốn lịch sử được bảo tồn. Mặc dù sự tàn bạo của nó sẽ không bao giờ trôi vào lãng quên.
Anh ta đưa ra kết luận, đó không đơn thuần là một kỉ vật. Đó là một minh chứng chứng kiến tất cả những gì Hitler đã làm.
Những vật phẩm này chính là sợi dây kết nối của lịch sử và hiện tại và chúng đang bảo tồn lịch sử một cách cụ thể nhất. Vì vậy việc làm của anh ta không phải là sưu tầm món đồ nào đó mà nó là duy trì lịch sử.
Ví dụ nếu bạn không cảm thấy gì khi cầm trên tay chiếc mũ của Hitler, bạn có thể đến từ một hành tinh khác. Lần đầu tiên tôi cầm thứ này trên tay, tôi có thể thấy chính xác những gì đã diễn ra trong quá khứ. Nó như một chiếc máy thời gian đưa tôi vào một thời điểm vô cùng cụ thể trong quá khứ nơi tôi nhìn thấy con người, sự kiện và Thế chiến thứ II.
Gelerib cho biết có một số bức ảnh được ghi lại rõ ràng về việc Hitler mặc đồng phục này và nói rằng không còn nghi ngờ gì nữa, nó đã có mặt tại các sự kiện mang tính lịch sử.
Ông cho biết vào cuối Thế chiến II, Đức quốc xã đã phá hủy nhiều đồ đạc cá nhân của Hitler và rất ít những bộ quân phục ông thường mặc còn tồn tại. Bộ quân phục này được lấy từ căn hộ của Hitler, ở Munich, Đức, bởi một Trung úy Do Thái và được đưa sang Hoa Kỳ.
Theo danviet
Giải mã tàu chiến Mỹ cuối cùng bị Đức quốc xã đánh chìm Vào ngày 23/4/1945, tàu chiến USS Eagle PE-56 của Mỹ bị chìm do trúng ngư lôi được phóng từ tàu ngầm của Đức quốc xã. Đây là tàu chiến cuối cùng của Mỹ bị phát xít Đức tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới 2. Tàu chiến cuối cùng của Mỹ bị Đức quốc xã đánh chìm trước khi Chiến tranh thế giới...