Khách sạn cao cấp bị bỏ hoang thành nơi ở của tội phạm
Công trình rộng hàng nghìn m2 ở Khánh Hòa, thiết kết xây khách sạn, nhưng vừa hoàn thành phần thô đã bị bỏ hoang 25 năm qua, thành nơi trú ngụ của người nghiện.
Năm 1988, UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) phối hợp Xí nghiệp trụt vớt cứu hộ TP HCM xây khách sạn Vavisal – trên nền đất rộng khoảng 7.800 m2 ở khu biển Đại Lãnh. Mức vốn đầu tư dự kiến hơn 2,8 tỷ đồng, trong đó huyện Vạn Ninh đóng góp 1/4 kinh phí. Tuy nhiên, một năm sau, khi công trình xây dựng xong phần khung thì bị thiếu vốn, nên không thể tiếp tục triển khai, bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
Năm 1994, chính quyền huyện Vạn Ninh bán đất và công trình cho các doanh nghiệp tư nhân hơn 2 tỷ đồng để trả các khoản nợ. Tuy nhiên, doanh nghiệp sở hữu dự án đã không đầu tư để hoàn thiện, phát triển công trình, bỏ hoang từ đó.
Điểm nhấn của khách sạn ở mặt sau được xây thành khối nhà hình tròn, phía trên có mái vòm làm sàn nhảy, quán bar và nơi để tổ chức lễ hội. Vì bị bỏ hoang hàng chục năm nên các hạng mục này bị xuống cấp trầm trọng, các bậc cầu thang bong tróc để lộ sắt thép, nhiều lối đi bị gãy, sập.
Khách sạn nằm cận kề khu dân cư. Người địa phương cho rằng đây là ngôi nhà “ma”, bởi tình trạng nhếch nhác và tối om. “Mỗi lúc đi qua ai cứ sờ sợ, nhất là lúc chập choạng tối”, chị Nguyễn, ngụ gần đó, nói.
Video đang HOT
Vavisal được thiết kế 2 phần liên hoàn, phía trước là khối nhà gồm 4 tầng với hàng chục phòng tách biệt. Sau hàng chục năm phơi nắng mưa, lớp bêtông ở lan can tầng 2 khách sạn đã bong tróc, nhiều lõi sắt hoen gỉ trơ lõi, vữa xà bần các tầng trên rơi xuống.
Khung nhà cùng trụ cột trong khách sạn rơi vào cảnh tương tự, xuống cấp trầm trọng. Các cầu thang của khách sạn đều mục nát, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Xung quanh cỏ dại mọc um tùm.
Bên trong các phòng, có nhiều người vô gia cư, đặc biệt là người nghiện hút đến sinh sống. Rác thải và các vật dụng được ném lại nằm ngổn ngang. “Khu nhà thực sự là nỗi ám ảnh với người dân địa phương. Bởi nhiều năm nay, nơi đây đã trở thành tụ điểm của tội phạm trộm cướp hay những người nghiện ma túy. “, anh Hưng, nhà ở xã Đại Lãnh, nói.
Bí thư xã Đại Lãnh, ông Trần Huy Định nhìn nhận, ngôi nhà bỏ hoang trở thành “điểm đen” của địa phương – là nơi tụ nơi tụ tập, hút chích của những con nghiện khiến người dân lo lắng. “Địa phương nhiều lần làm đơn kiến nghị huyện và tỉnh có các xử lý, nhưng nhiều năm vẫn chưa có cách giải quyết”, Bí thư xã nói.
Theo ông, công an xã thường xuyên tuần tra, phát hiện nhiều con nghiện tới ngôi nhà “hoang” sử dụng ma túy. “Mới đây, hơn chục người nghiện tụ tập ở đây được địa phương đi cai thuốc tập trung”, ông Định cho biết.
Con nghiện sau khi thỏa mãn cơn “đói thuốc” đã ném lại kim tiêm giữa nền bêtông hoặc găm vào các lỗ hở viên gạch.”Điều này gây nguy hiểm cho dân xung quanh, nhất là trẻ nhỏ dễ giẫm trúng, nên địa phương khuyến cáo người dân cấm con em không được đến gần ngôi nhà này”, Bí thư xã cho hay.
Trao đổi VnExpress, ông Trần Ngọc Khiêm – Phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, địa phương đã nhiều lần làm việc với các cấp chính quyền, nhưng vì phần đất cũng như công trình đã bán cho tư nhân nên chưa thể giải quyết được. “Để giải quyết tình trạng mất an ninh ở khu vực này, chúng tôi liên tục yêu cầu lực lượng công an tăng cường tuần tra, truy quét tội phạm để người dân an tâm”, ông Khiêm cho biết.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Ướp xác cá nhám hơn tấn dạt bờ
Cá nhám voi dài 5,5 m; nặng hơn tấn, bị vướng lưới ngư dân gần cửa biển Vạn Ninh (Khánh Hòa) được đưa về Viện Hải dương học Nha Trang nghiên cứu.
Ngày 28/1, chính quyền xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh phối hợp chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa bàn giao xác cá nhám voi nặng hơn tấn cho Viện Hải dương học Nha Trang ướp xác, nghiên cứu khoa học.
Các nhà khoa học sẽ ướp xác cá nhám voi. Ảnh: N.X
Con cá nặng hơn một tấn, vòng bụng gần 3 m; dài 5,5 m mang nhiều thương tích vướng vào lưới ngư dân ở cửa biển Vạn Ninh, hôm 23/1. Được người dân dẫn trở lại biển nhưng cá bị mắc cạn rồi chết.
Thân cá rất lớn, đầu dẹp, lưng và hông có màu nâu với nhiều chấm trắng. Các chấm trắng này nhỏ hơn và phân bố dày đặc ở vùng đầu.
"Đây là loài cá nhám có tên khoa học Rhincodon typus Smith, tên tiếng Anh là Whale Shark, nằm trong sách đỏ. Viện Hải Dương học Nha Trang sẽ ướp xác cá để nghiên cứu. Trước đây Viện từng ướp xác thành công, cho trưng bày loài cá nhám voi dạt vào bờ biển Vũng Tàu, Bình Định...", trưởng phòng Động vật có xương sống Viện Hải dương học Nha Trang Võ Văn Quang cho biết.
Cá nhám voi dài 5,5 m vướng vào lưới ngư dân Khánh Hòa. Ảnh: N.X
Theo Viện Hải dương học Nha Trang, thức ăn chủ yếu của loài cá Whale Shark là động vật phù du, các loại mực và một số cá nhỏ. Cá nhám voi sống ở vùng nước biển khơi ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhưng thường bơi vào ven bờ kiếm mồi.
Tại Việt Nam cá nhám voi thường xuất hiện ở biển Đông, vịnh Bắc Bộ và khu vực biển Tây Nam. Cá này là nguồn gen quý cần bảo vệ nên được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại Khánh Hòa Tỉnh Khánh Hòa đã có hơn 9.400 ca mắc sốt xuất huyết vơi 465 ô dich, tăng gân 10 lân so vơi cung kỳ năm 2015. Điều trị cho bệnh nhi sốt xuất huyết tại Bệnh viên Đa khoa Khánh Hòa (Ảnh: VOV) Số ca mắc sốt xuất huyết tại tỉnh Khánh Hòa tập trung ở thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha...