Khách sạn bốn mặt tiền bị bỏ hoang
Từng được xem là biểu tượng của Thuỵ Sĩ, khách sạn Belvédère hiện tại chỉ còn là điểm tham quan của du khách.
Khách sạn Belvédère tọa lạc tại độ cao 2.429 m, trên cung đường đèo Furka. Từ vị trí được xem là một trong những khúc cua đẹp nhất dãy Alps, du khách có thể lái ô tô sát mép sông băng cũng như thưởng thức cảnh quan thật gần từ ban công.
Khung cảnh đẹp như tranh vẽ của khách sạn Belvédère trên dãy núi Alps. Ảnh: Reddit
Được xây dựng từ năm 1882, khách sạn Belvédère khi đó là một ý tưởng táo bạo và thu hút đông đảo khách du lịch. Sở dĩ nó có được sức hút này không chỉ bởi khung cảnh hoang sơ phủ tuyết quanh năm, mà cung đường đèo Furka còn sở hữu đường hầm sông băng Rhone, một đường hầm dài hơn 100 mét đi xuyên qua sông băng.
Đường hầm sông băng Rhone xuất hiện từ những năm 1894, được tạo nên từ những phần tinh khiết của sông băng, nơi băng “sạch” nhất và không hề lẫn tạp chất. Ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua lớp băng trong suốt, mang đến cho đường hầm một thứ ánh sáng xanh thanh bình.
Video đang HOT
Màu xanh của đường hầm băng được tạo bởi ánh sáng mặt trời. Ảnh: Petitemagda
Vào thời kì thịnh vượng đầu thế kỷ 20, khách sạn luôn trong tình trạng không có phòng trống. Nhiều khách lưu trú đến đây để trải nghiệm khung cảnh nhìn thẳng xuống dòng sông băng suốt cả mùa hè. Sự độc đáo của khách sạn Belvédère từng xuất hiện trong siêu phẩm James Bond Goldfinger của Hollywood năm 1964, nhanh chóng biến nơi đây thành biểu tượng đương thời tại Thụy Sĩ. Thậm chí, một khúc cua ở phía đông đèo thậm chí còn được đặt tên là “James Bond Strasse”.
Tuy nhiên, từ những năm 1960, số lượng du khách đến với dãy núi Alps dần giảm mạnh và ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của khách sạn. Ngành công nghiệp ôtô phát triển nhanh, những chuyến đi 2 – 3 ngày qua đèo dần trở thành chuyến đi vỏn vẹn một ngày. Những vị khách trước đây ở lại qua đêm để viếng thăm đường hầm sông băng Rhone thì chỉ ghé đến ăn trưa hoặc dùng một tách trà và rời đi.
Đến năm 2015, khách sạn chính thức đóng cửa. Có ý kiến cho rằng nơi này không còn là điểm du lịch thu hút khách khi diện tích của đường hầm sông băng Rhone dần thu hẹp do biến đổi khí hậu.
Điểm tham quan này đón đông khách du lịch nhất vào mùa hè. Ảnh: Zairon / Wikimedia
Hàng năm, đường hầm sông băng Rhone vẫn mở cửa phục vụ du lịch. Gia đình họ Carlen quản lý và đào đường hầm này hàng năm. Khách sạn Belvédère hiện tại chỉ còn là điểm cho khách tham quan từ bên ngoài. Ngày nay du khách có thể đỗ xe cạnh khách sạn Belvédère, gần đỉnh đèo về phía tây, sau đó đi bộ đến đường hầm sông băng gần đó.
Khách du lịch có thể đến đây từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Đèo Furka thường đóng cửa vào cuối tháng 10 để đảm bảo an toàn giao thông khi tuyết bắt đầu rơi. Hàng năm sông băng dịch chuyển khoảng 30-40 m hàng năm xuống dưới đồi. Còn đường hầm băng dài 100 m từ đầu mùa bị tan chảy dưới nắng hè, nên đến tháng 10 nó chỉ dài khoảng 60-80 m.
Đăk Lăk sẽ bỏ dịch vụ cưỡi voi
Thay vì "bóc lột" sức lao động của voi, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu dịch vụ gắn liền với loài voi như tắm và cho voi ăn.
Tại buổi tọa đàm "Kết nối giao thương giữa Hà Nội và Buôn Ma Thuột phát triển du lịch an toàn, hấp dẫn giữa các doanh nghiệp du lịch ở hai địa phương" vừa tổ chức tại Đăk Lăk, bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đăk Lăk nói rằng, sẽ bỏ hẳn loại hình du lịch cưỡi voi.
Thay vào đó, các điểm du lịch sẽ tiến hành nghiên cứu, lựa chọn những dịch vụ du lịch thân thiện, gắn liền với loài động vật này như tắm voi; cho voi ăn; hay thậm chí sản phẩm cà phê voi... mang lại cảm giác trải nghiệm mới lạ, an toàn cho du khách.
Động thái này được đưa ra sau khi ngành du lịch Đăk Lăk chịu nhiều biến động do ảnh hưởng củaCovid -19 và liên tục xảy ra những tai nạn liên quan đến voi. Hồi tháng 5, một người đàn ông bất ngờ bị voi nhà quật chết khi đưa voi đi tắm. Hai tháng tháng sau, nữ du khách đang cưỡi voi thì bất ngờ bị ngã, chấn thương.
Du khách cưỡi voi trải nghiệm trên hồ Lăk, cuối năm 2019. Giai đoạn 1980 - 1990, số lượng voi nhà ở Đăk Lăk trên 500 con, nay còn 45 con (tập trung chủ yếu ở huyện Buôn Đôn và Lăk). Ảnh: Trần Hoá
Ngày 20/10, ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đăk Lăk cho biết: "Sắp tới chúng tôi sẽ cho 4 con voi của khu bảo tồn thực hiện thí điểm loại hình du lịch mới, sau đó vận động voi của người dân cùng tham gia".
Theo ông Luân, hơn 30 năm qua, voi nhà có ba con mang thai nhưng đều chết lưu trong bụng mẹ, riêng đàn voi hoang dã gần 100 con sinh được bốn con voi con. Nguyên nhân có thể do môi trường sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn bị nhiễm độc, đặc biệt voi bố mẹ bị "bóc lột" làm du lịch...
Đây không phải lần đầu tiên có nơi cấm cưỡi voi. Cuối năm 2019, Công viên khảo cổ Angkor ở Siem Reap, Campuchia tuyên bố cấm cưỡi voi từ đầu năm 2020. Hai trong số 14 con voi ở đền Angkor Wat được chuyển đến khu rừng Bos Thom gần đó. Giới chức địa phương không muốn thấy những con vật này bị khai thác cho các hoạt động du lịch nữa và mong muốn chúng được sống trong môi trường tự nhiên.
Năm 2016, một con voi tên Sambo chết tại Angkor Wat. Cái chết của con voi được cho là do say nắng và kiệt sức vì phải chở khách liên tục. Hai năm sau, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) công bố quần thể voi châu Á đã giảm 50% chỉ trong ba thế hệ.
Samsung thu hẹp khoảng cách sản xuất chip với TSMC Samsung đang cố gắng cạnh tranh gay gắt với công ty dẫn đầu thị trường sản xuất chip là TSMC trong vài năm qua, đặt kỳ vọng trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2030. Samsung đang nỗ lực để vượt mặt TSMC trên thị trường sản xuất chip Theo SamMobile, để đạt được điều này, Samsung cần...