Khách sạn 4 sao gây phẫn nộ vì phục vụ món vượn con hun khói
Một khách sạn 4 sao ở Châu Phi bị tố cáo phục vụ món vượn con hun khói trong thực đơn chọn món của mình.
Món ăn có tên gọi “Bébé chimpanzé fumé” (Tạm dịch: vượn con hun khói) được phục vụ với giá 35 USD (khoảng 800.000 đồng) ở Khách sạn Beatrice ở Kinshasa, thủ đô của Cộng hoà Dân chủ Congo.
Khách sạn này hiện đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự sau khi tổ chức bảo tồn động vật Conserv Congo bày tỏ nỗi kinh hoàng trước phát hiện này.
Ảnh chụp thực đơn có món vượn con hun khói
Anh Adams Cassinga, giám đốc tổ chức từ thiện cho biết khách sạn này phục vụ món vượn hun khói để thu hút lượng khách hàng châu Á ngày càng tăng cao và những thực khách địa phương khá giả, những người đang tìm kiếm những món ăn có thể thể hiện uy quyền của họ – New York Times đưa tin.
“Người ta tin rằng họ có thể thu nạp được sinh khí của một con vật qua việc ăn thịt nó, và mang theo nó trong người để tỏ ra quyền lực hơn. Việc này rất phổ biến với các chính trị gia, cảnh sát và các du khách nước ngoài hiếu kỳ”, anh cho biết thêm.
Vượn là loài động vật được bảo vệ ở Cộng hoà Congo
Conserv Congo đã nộp đơn khiếu nại chính thức đối với khách sạn, cáo buộc rằng họ đã kinh doanh một loài động vật được bảo vệ.
Ban đầu, ban quản lý khách sạn đã bác bỏ việc có món thịt vượn trong thực đơn. Song sau đó, chủ sở hữu khách sạn André Kadima đã thừa nhận rằng món ăn này đã được thêm vào mà ông không hay biết.
Tuy nhiên, ông chối bỏ việc vượn được nấu bên trong khách sạn và cho biết đây là một lỗi in ấn.
Ông nói với tờ Times: “Tôi đang đi vắng khi nó được in ra và khi quay về tôi đã ngay lập tức yêu cầu huỷ và in lại”.
Video đang HOT
“Chúng tôi không bán thịt vượn. Tôi rất yêu loài vượn và biết chúng có giá trị thế nào với thế giới hoang dã của chúng ta”.
Vụ bê bối được đổ cho “lỗi in ấn”
Cộng hoà Dân chủ Congo là một trung tâm cho các hoạt động sinh thái đang phát triển mạnh mẽ và là một trong những quốc gia có tầm quan trọng lớn nhất ở châu Phi về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Loài vượn được bảo vệ dưới luật pháp nước này và bất cứ ai giết hoặc kinh doanh loài động vật này có thể bị phạt lên đến 10 năm tù và mức phạt tiền tối đa hơn 450 triệu đồng.
Anh Thư
Theo vietnamnet.vn
Tại sao nước hồ không thấm hết vào lòng đất?
Nước có bốc hơi và thấm vào lòng đất. Vậy tại sao nước hồ không biến mất hoàn toàn.
Nước bốc hơi khi gặp nguồn nhiệt cao. Mặt trời là một nguồn nhiệt tự nhiên, sẵn có và bền bỉ nhất trên hành tinh này, vậy tại sao vẫn không thể làm bốc hơi cạn nước trong hồ, hoặc ít nhất là làm giảm lượng nước ở mức độ mà ai cũng có thể nhận ra?
Có một ví dụ đơn giản để chứng minh hiện tượng này: Đổ nước đầy một cốc thủy tinh rồi để dưới nắng mặt trời. Sau một vài giờ, bạn sẽ thấy lượng nước trong cốc giảm đáng kể.
Nước bốc hơi khi gặp nguồn nhiệt cao.
Có thể bạn cũng đã đoán ra, nước bốc hơi là do sức nóng từ mặt trời. Điều tương tự cũng xảy ra với những vùng nước lớn, nước thực sự có bốc hơi. Tuy nhiên, chúng ta lại khó có thể nhận ra sự khác biệt về mực nước ở những khu vực này.
Có hai lý do chính: thứ nhất, lượng nước tại các ao hồ, những vùng nước lớn là khổng lồ. Do đó, quá trình bốc hơi diễn ra rất chậm chạp, khiến bạn không thể nhận ra sự khác biệt về mực nước.
Nếu như vậy, theo lý thuyết thì nước trong ao hồ cũng phải cạn sau một khoảng thời gian nhất định chứ, ví dụ sau một vài tuần, một vài tháng? Rất may, điều đó không xảy ra quá thường xuyên, nhờ vào vòng tuần hoàn của nước.
Vòng tuần hoàn nước, hay chu trình thủy văn, là quá trình nước bốc hơi vào không khí từ ao hồ, sông suối và các đại dương, trước khi ngưng tụ và quay trở lại mặt đất dưới hình thức mưa, tuyết, mưa đá...
Điều này có nghĩa lượng nước bốc hơi từ các ao, hồ sẽ được tự nhiên bù lại thông qua các trận mưa và các hình thức tương tự khác. Tuy nhiên, vẫn có một số hồ nước ngọt thực sự bị cạn qua thời gian nếu tốc độ bù nước không đủ nhanh.
Tại sao nước không thấm hết xuống đất?
Đến đây, chúng ta đều đã hiểu vì sao lượng nước trong các ao, hồ sẽ không giảm đi quá nhiều qua bốc hơi, nhưng điều gì khiến nước không thấm hết xuống đất?
Hiện tượng thấm nước phụ thuộc vào chất đất bên dưới lòng hồ. Nếu hồ quá sâu, khi đó khả năng cao bên dưới đáy hồ sẽ là đất sét hoặc đá không thấm nước. Thêm vào đó, đất cũng có "giới hạn no". Chúng ta nói một vật đã "no", hay bão hòa, nếu nó không thể tiếp nhận/hấp thu thêm một thứ cụ thể nào đó.
Do luôn luôn có một lượng nước sẵn sàng để được thấm phía bên trên, đất dưới đáy hồ sẽ "no" và không thể hấp thu thêm nước được nữa. Nên nhớ rằng các loại đất khác nhau sẽ có "tốc độ hấp thu nước" khác nhau. Các hạt đất càng lớn, tốc độ thấm càng nhanh. Thêm vào đó, nhiều hồ nước tự nhiên được hình thành ở độ cao so với mực nước biển thấp và thường nhận được nước từ các mạch ngầm.
Nói tóm lại, nước có ngấm xuống dưới, nhưng đến một giới hạn cụ thể, đất dưới lòng hồ bị bão hòa, không thẩm thấu thêm nữa. Trong khi đó, lượng nước còn lại trong lòng hồ sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình bốc hơi chậm chạp, rồi lại được bù thêm bằng nhiều cách khác nhau.
Nhìn chung, nếu một thực thể nước đã có đủ nước và thường xuyên được tự nhiên bù đắp, khi đó sẽ chẳng có lí gì để vùng nước đó có thể biến mất!
10 hồ nước lớn nhất thế giới
1.Hồ Great Slavenằm ở phía tây bắc Canada là hồ sâu nhất tại khu vực Bắc Mỹ, với độ sâu trung bình lớn hơn 610 m, diện tích khoảng 28.568 km2. Phần lớn diện tích hồ luôn bị đóng băng. Hồ Great Salve là những gì còn sót lại của lưu vực sông băng sau kỷ Băng hà
2.Hồ Malawi,hay còn gọi là hồ Nyasa, nằm trên lãnh thổ của ba quốc gia Malawi, Mozambique và Tanzania. Hồ có diện tích hơn 29.600 km, chiều dài 580 km, chiều rộng 75 km. Hồ Malawi còn là môi trường sống của hơn 1.000 loài cá cichlid, cá sấu và hà mã.
3. Hồ Gấu Lớn(Great Bear), nằm ở phía tây bắc Canada, là hồ lớn nhất tại quốc gia này với diện tích 31.153 km. Hồ hoàn toàn bị đóng băng suốt 4 tháng trong năm.
Chính phủ Canada khai thác uranium, đổ khoảng 750.000 tấn chất thải quặng uranium xuống hồ Gấu Lớn, trong những năm đầu thế kỷ 20. Khu vực này đang được thăm dò để khai thác dầu mỏ.
4.Hồ Baikal, Nga, được xem là hồ nước ngọt sâu nhất và cổ xưa nhất trên Trái Đất, hình thành khoảng 20 - 25 triệu năm trước từ vết nứt trong lục địa. Nơi sâu nhất của hồ lên đến 1,6 km.
Hồ Baikal chứa khoảng 20% lượng nước ngọt trên thế giới, do có hơn 300 dòng sông và con suối đổ vào hồ.
5.Hồ Tanganyikalà hồ nước dài nhất thế giới, nằm trên lãnh thổ 4 quốc gia: Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Hồ trải dài 673 km theo hướng Bắc - Nam, bao phủ diện tích khoảng 32.900 km2.
Hồ nước ngọt Tanganyika là nơi sinh sống của hơn 2.000 sinh vật, bao gồm 600 loài đặc hữu. Hồ hình thành khoảng 12 triệu năm trước, dọc theo Thung lũng Vết nứt lớn (Great Rift Valley) nhờ sự giãn tách của hai mảng kiến tạo lục địa.
6. Michiganlà hồ lớn thứ ba thuộc Ngũ Đại Hồ, nằm hoàn toàn trên lãnh thổ nước Mỹ. Hồ có chiều dài 494 km, rộng 190 km, bao phủ diện tích khoảng 58.000 km. Hồ Michigan nổi tiếng là nơi có sản lượng đánh bắt cá hồi và cá vược lớn.
7 Huronlà hồ lớn thứ hai thuộc Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ, có diện tích hơn 59.000 km. Tên gọi của hồ do các nhà thám hiểm Pháp đặt, dựa theo tên dân tộc Huron sống trong khu vực.
8. Hồ Victorialà hồ nước ngọt lớn nhất tại châu Phi và lớn thứ hai thế giới, với diện tích 69.000 km2. Hồ nằm trên lãnh thổ của ba quốc gia Uganda, Kenya, Tanzania.
Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho hồ là nước mưa, không phải dòng chảy của sông, suối. Độ sâu trung bình của hồ khoảng 40 m, tùy thuộc điều kiện thời tiết và lượng mưa.
9. Hồ Superiorthuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước (82.100 km), nhưng hồ Baikal ở Siberia, Nga lớn hơn tính theo thể tích. 10% lượng nước ngọt của thế giới không bị đóng băng đang nằm ở hồ Superior.
10.Biển Caspithực chất là một hồ nước do nằm hoàn toàn trên đất liền, không liên kết với biển và đại dương khác. Xung quanh biển Caspi bao gồm lãnh thổ của 5 quốc gia: Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu, là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.Biển Caspi là hồ nước lớn nhất trên thế giới, với diện tích mặt nước khoảng 371.000 km, gấp gần 5 lần kích thước hồ Superior.
Châu Anh
Theo Tiền phong
"Điểm mặt" động vật sở hữu mũi "siêu to khổng lồ" huyền thoại Sâu bướm diều hâu, khỉ mũi vòi và hải cẩu Cystophora Cristata là 3 loài động vật sở hữu chiếc mũi "siêu to khổng lồ" vô cùng độc dị, đặc biệt còn là công cụ để chúng thu hút bạn tình. . Ảnh: pinimg. Sâu bướm diều hâu có tên khoa học là Xanthopan Morganii Praedicta. Đây là loài động vật được mệnh...