“Khách sạn 12 tỷ” cho người cơ nhỡ
Trung tâm BTXH Ngọc Quý được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 2.700m2 với 43 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi, khu nhà ăn, phòng y tế, sân vườn…
Những đứa trẻ sống tại Trung tâm BTXH Ngọc Quý đang vui đùa
Cùng chung tay góp sức với cộng đồng, xoa dịu nỗi đau cho những người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người nghèo trong xã hội, ông Nguyễn Văn Sức (69 tuổi) và bà Đỗ Thị Lý (66 tuổi) đã ‘biến’ khách sạn Ngọc Quý (KP.6, P. Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) của mình thành Trung tâm bảo trợ xã hội (BTXH) Ngọc Quý.
Trung tâm BTXH Ngọc Quý được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 2.700m2 với 43 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi, khu nhà ăn, phòng y tế, sân vườn và hội trường để sinh hoạt chung. Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng 35 người gồm trẻ em mồ côi, người nghèo trong xã hội.
Tấm lòng của người chủ
Sinh ra và lớn lên tại Bến Tre, ông Sức mồ côi cha mẹ từ nhỏ, 10 tuổi lang thang lên Sài Gòn kiếm sống và khi đó ông đã sống nhờ vào cửa Phật. “Nhờ cửa Phật mà tôi có cuộc sống như ngày hôm nay. Nhìn những đứa trẻ lang thang, những cụ già không nơi nương tựa bản thân tôi có nỗi đồng cảm sâu sắc với họ. Khi khách sạn này kinh doanh không hiệu quả, vợ tôi có ý nguyện hiến khách sạn làm trung tâm BTXH và mời Ni sư Thích nữ Chơn Ngữ (tu ở chùa Huệ Lâm tại Bà Rịa – Vũng Tàu)về làm chủ, tôi ủng hộ liền. Coi như gia đình tôi đã làm được một việc thiện nguyện, có ý nghĩa với xã hội”, ông Sắc tâm sự. Ông Nguyễn Văn Sức cho biết thêm, do vị trí của trung tâm nằm ngay đường vào Khu du lịch Đại Nam nên nhiều người có nhu cầu kinh doanh dịch vụ khách sạn đã đến trả giá tới 12 tỉ đồng, nhưng ông bà không bán.
Còn bà Quý cho biết: “Sau khi các thành viên trong gia đình bàn bạc, thống nhất đã quyết định hiến khách sạn hiện hữu thành Trung tâm BTXH để góp phần đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho các đối tượng xã hội cần được chăm sóc, giúp đỡ. Cuối năm 2012, Trung tâm TBTXH Ngọc Quý được Chủ tích UBND tỉnh Bình Dương ký quyết định thành lập”.
Video đang HOT
Bà Đỗ Thị Quý, người hiến tặng khách sạn làm trung tâm bảo trợ bên một đứa trẻ mồ côi (phải)
Hiện tại, mọi công việc tại Trung tâm BTXH Ngọc Quý được giao cho Ni sư Thích nữ Chơn Ngữ và các nhân viên quản lý, ông Sắc cùng vợ về TP.HCM sống sinh, nhưng hai ông bà vẫn thay phiên nhau đến trung tâm để thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ mọi người. Ngoài ra, ông bà còn trực tiếp giới thiệu và vận động bạn bè, người thân ủng hộ lương thực, thực phẩm, quần áo, đồ dùng… để mang về trung tâm cho mọi người sử dụng.
Nơi nương tựa của những người cơ nhỡ
Bà Nguyễn Thị Hảo (76 tuổi, ngụ H.Phú Giáo, Bình Dương) đến ở trung tâm 5 tháng qua tâm sự: “Tôi có nhà cửa đàng hoàng, nhưng con cái nghèo quá, không lo cho mẹ được. Tôi già rồi, đau ốm liên tục, sợ ở nhà sẽ làm gánh nặng cho con. Nghe người ta nói ở Trung tâm BTXH Ngọc Quý nhận nuôi người già nên tôi đến xin và được chấp nhận. Không khí trong lành, bình yên của trung tâm giúp tôi khỏe hơn nhiều so với ở nhà”. Còn ông Nguyễn Hoàng Minh (68 tuổi) đến sống tại trung tâm 4 tháng nay. Ông Minh bị tai biến đã 3 năm; chân, tay không còn khỏe nhưng vẫn đi phụ hồ kiếm sống. Trong một lần đi lang thang, quá mệt nên đã ngất lịm ngoài đường. May mắn có người thấy nên đã đưa ông đến trung tâm. “Từ đó, tôi có chỗ ăn, ngủ miễn phí, có người chăm sóc, bầu bạn tâm sự cùng. Còn gì vui hơn với một người như tôi nữa?” – Ông Minh vui mừng nói.
Đang bận rộn với 3 bé sơ sinh, nhưng bà Nung Thị Khuyên (50 tuổi) vẫn tươi cười chia sẻ cùng chúng tôi. Bà Khuyên là người dân tộc Tày tại Bắc Cạn. Cuộc sống tại quê nhà khó khăn nên bà vào Bình Dương làm đủ nghề để sống. Vì tin người nên bà bị lừa hết số tiền tích góp. Cùng đường, bà Khuyên xin vào trung tâm phụ giúp việc bếp núc, quét don, giữ trẻ…Nhìn những đứa bé sơ sinh đã mất nguồn sữa mẹ mà Khuyên nói: “Chúng ngoan lắm, không khóc gì đâu. Cứ ăn xong rồi chơi, chơi chán thì ngủ nên tôi cũng không vất vả. Thật tội nghiệp cho chúng. Được sinh ra mà không được hưởng hơi ấm của người thân”.
Theo Xahoi
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Đại tướng tại Quảng trường Ba Đình
12h trưa nay (11/10) lễ treo cờ rủ đã được thực hiện trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình.
Quy định chung về cờ rủ trong lễ Quốc tang là cờ có dải băng đen với kích thước bằng 1/10 chiều rộng và chiều dài bằng chiều dài lá cờ.
Lực lượng tiêu binh làm nghi lễ hạ cờ và buộc thêm một dải băng đen vào lá cờ tổ quốc trước Lăng Hồ Chủ Tịch. Rất đông người dân và phóng viên đã đội nắng, có mặt để theo dõi nghi lễ thiêng liêng này này dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lê Duy Long, huấn luyện viên Vovinam cho biết: "Hôm nay mình đưa lớp học của mình đến để chứng kiến một nghi lễ thiêng liêng của dân tộc. Qua đó, chúng mình cũng mong muốn bày tỏ lòng tiếc thương với vị tướng kiệt suất của nhân dân".
Quy định chung về cờ rủ trong lễ Quốc tang là cờ có dải băng đen với kích thước bằng 1/10 chiều rộng và chiều dài bằng chiều dài lá cờ. Cờ chỉ được treo đến 2/3 cột với băng vải đen buộc để cờ không bay. Trong suốt hai ngày tang lễ, sẽ có 60 sĩ quan cấp tướng túc trực bên linh cữu Đại tướng.
Sau nghi lễ này, cờ rủ ở các công sở, nơi công cộng sẽ bắt đầu được treo từ 12h trưa nay đến 12h ngày 13/10 cùng với việc ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Theo Xahoi
Quốc tang Đại tướng diễn ra như thế nào? Trưa 11/10, các công sở và nơi công cộng bắt đầu treo cờ rủ, hoạt động chính thức bắt đầu Quốc tang kéo dài đến ngày 13/10 dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lễ treo cờ rủ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quảng trường Ba Đình lúc 12h trưa nay Theo thông báo đặc biệt của Văn phòng Ban...