Khách quốc tế dự kỷ niệm thành lập đảng Triều Tiên phải đóng tiền
Các quan khách nước ngoài được yêu cầu trả phí gần 80 USD một ngày khi tham dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên.
Người dân tham quan triển lãm mỹ thuật quốc gia nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Theo Telegraph, chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự kiến tổ chức một chuỗi hoạt động đặc biệt vào ngày 10/10 để đánh dấu 70 năm ngày thành lập đảng Lao động, trong đó có việc huy động 30.000 binh sĩ tham gia diễu binh trên quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, đại diện chính phủ các nước mà Triều Tiên mời dự lễ được yêu cầu phải trả chi phí ăn ở, đi lại trong thành phố, không bao gồm vé máy bay.
Theo quan chức của một nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ, Triều Tiên từng đài thọ toàn bộ chi phí trong sự kiện lớn gần đây nhất là lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh người sáng lập đất nước Kim Nhật Thành hồi tháng 4/2012.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết ông Kim Jong-un muốn tổ chức một buổi lễ hoành tráng tương tự như cách đây ba năm nhưng nguồn thu ngoại tệ của Triều Tiên năm nay dường như hạn hẹp. “Trong tình thế đó, họ buộc phải đưa ra lựa chọn duy nhất là thu phí từ khách mời”, ông này nhận định.
Đến nay, nhiều quốc gia đã nhận lời mời tham dự lễ kỷ niệm, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Nepal, Cuba.
Video đang HOT
Bất chấp mối lo ngại về việc Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa nhân sự kiện, các nhà phân tích cho rằng khả năng này hiện khó có thể xảy ra.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Mỹ – Hàn, đại học Johns Hopkins, Mỹ, nhận định những hình ảnh vệ tinh mới nhất từ trạm phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên cho thấy không có bất kỳ hoạt động nào chuẩn bị cho việc phóng tên lửa.
Liên Hợp Quốc và các nước láng giềng lên án chương trình hạt nhân vàtên lửa của Triều Tiên.
Quỳnh Nguyễn
Theo VNE
Tổng thống Putin được quốc hội trao quyền điều binh tới Syria
Quốc hội Nga hôm nay (30.9) vừa chính thức phê chuẩn cho Tổng thống Vladimir Putin triển khai các hoạt động quân sự ở Syria để "chống khủng bố" theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo hãng tin RT, sự phê chuẩn của quốc hội là cần thiết để Tổng thống Putin có thể điều động quân đội tới Syria, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài theo Hiến pháp Nga.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu quốc hội chấp thuận việc đưa quân tới Syria để giúp đỡ chính quyền Tổng thống Assad chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS). Yêu cầu trên được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Nga cân nhắc những mối đe dọa đến từ một lượng lớn công dân nước này đang chiến đấu tại Syria (và Iraq) dưới trướng IS có thể quay trở về quê hương để phá hoại an ninh quốc gia.
Quốc hội Nga đã trao quyền cho Tổng thống Putin đưa quân tới Syria tham chiến.
Dự kiến, Điện Kremlin sẽ công bố thông tin này đến các đối tác và đồng minh của Nga trong ngày 30.9.
Trong khi đó, quan chức phủ tổng thống Nga, ông Sergey Ivanov cho hay, Moscow sẽ không triển khai bộ binh mà chỉ sử dụng máy bay chiến đấu không kích các mục tiêu IS và các nhóm khủng bố khác trong trường hợp chính phủ Tổng thống Assad đề nghị giúp đỡ.
"Mục tiêu quân sự của hoạt động này là nhằm hỗ trợ trên không cho các lực lượng chính phủ Syria chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)", ông Ivanov tuyên bố.
Ông Ivanov cũng nhấn mạnh rằng, Nga được chính quyền hợp pháp của Syria đề nghị tham chiến để giúp đỡ họ, phù hợp với luật pháp quốc tế" chứ không giống như liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc không kích mà không được "chào đón".
Ông còn tiết lộ chiến dịch không kích của Nga tại Syria "có thời hạn" nhưng không cho biết sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu. Ông nói mình không có thẩm quyền để tiết lộ chi tiết hoạt động cũng như số lượng máy bay chiến đấu tham gia chiến dịch không kích IS.
Các chiến binh IS diễu hành trên phố.
Trong cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) ngày 28.9 mới đây, Tổng thống Putin đã kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế, trong đó thành viên bao gồm cả các quốc gia Hồi giáo để chống lại các chiến binh IS.
Ông Putin nhấn mạnh, cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng trên không thể thiếu vai trò của chính quyền Tổng thống Syria Assad. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh phương Tây khăng khăng cho rằng, cuộc chiến chống IS chỉ giành được thắng lợi khi ông Assad từ chức, sau đó chuyển giao quyền lực cho một chính phủ mới.
Trước đó, Mỹ và phương Tây cũng lên án Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria bằng cách gửi thêm vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad. Moscow đã bác bỏ các cáo buộc và nhấn mạnh rằng, Nga xưa nay vẫn hỗ trợ cho chính quyền Assad và Tổng thống Syria xứng đáng nhận được sự hỗ trợ quốc tế khi đang đấu tranh chống lại các tổ chức khủng bố.
Trong một diễn biến liên quan, một nghiên cứu của Quốc hội Mỹ công bố hôm qua (29.9) cho thấy, Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn chiến binh nước ngoài gia nhập IS bất chấp chiến dịch không khích trong suốt 1 năm qua.
Theo kết quả của một nghiên cứu 6 tháng do Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ thực hiện, nước này đang làm quá ít để ngăn chặn dòng chảy của các chiến binh nước ngoài đổ về đầu quân cho IS. Gần 30.000 người nước ngoài, trong đó có hơn 250 người Mỹ, đã gia nhập tổ chức khủng bố này cũng như các nhóm chiến binh khác ở Syria và Iraq, tăng gấp đôi số lượng so với 1 năm trước đây.
Hàng chục chiến binh đã bằng cách này hay cách khác trở về Mỹ, báo cáo cho biết. Ngoài ra, 5.000 trong số 30.000 chiến binh mang hộ chiếu phương Tây sẽ cho phép họ nhập cảnh vào Mỹ mà không cần thị thực, dấy lên các quan ngại về an ninh bên trong nước này.
Theo_24h
Trung Quốc diễu binh "lớn chưa từng thấy" Trung Quốc tổ chức diễu binh đánh dấu 'chiến thắng Đế quốc Nhật' trong Đệ nhị Thế chiến, đồng thời phô diễn sức mạnh quân sự ở quy mô lớn chưa từng thấy, theo BBC. Diễu binh tại Quảng trường Thiên An Môn sáng 3/9. Ảnh EPA Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã vinh danh &'người Trung...