Khách quốc tế đến Việt Nam bằng tàu biển vẫn còn thấp
Tổng cục Du lịch ( Bộ Thể thao, Văn hóa và Du lịch) cho biết, Việt Nam đón trung bình khoảng 300.000 lượt khách du lịch tàu biển/năm, gần 500 chuyến tàu cập cảng, chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Khách tàu biển đến Việt Nam đến từ nhiều thị trường khác nhau như: Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN.
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường tài biển chiếm từ 2-3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Ngày 6/12, tại tỉnh Quảng Ning, Tổng cục Du lịch (Bộ Thể thao, Văn hóa và Du lịch) đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo Quốc tế về phát triển du lịch tàu biển.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Qúy Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch (Bộ Thể thao Văn hóa và Du lịch), lượng khách du lịch tàu biển đã tăng lên nhanh chóng, từ năm 2013 đến 2018, tổng số lượt khách tàu biển thế giới đã tăng từ 21 triệu lượt khách lên khoảng 26 triệu lượt khách 2018. Trong đó, lượng khách du lịch tàu biển đến khu vực châu Á tăng trung bình 23%, từ 1,51 triệu lượt năm 2013 lên khoảng 4,62 triệu lượt năm 2018.
Theo Tổng cục Du lịch, xu hướng thị trường khách du lịch tàu biển khu vực Châu Á là nguồn từ Châu ÂU, Bắc Mỹ, Châu Úc… nhờ tính hấp dẫn của sự khách biệt văn hóa, lịch sử đa dạng tại các điểm dừng chân. Bên cạnh đó, thị trường nguồn quan trọng của tàu biển châu Á chính là lượng khách đi trong vùng nội địa. Theo thống kê, cứ 10 khách du lịch tàu biển chấu Á thì có 9 khách xuất phát từ châu Á.
Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Du lịch thuyền quốc tế, mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng khách du lịch tàu biển Việt Nam cũng bắt đầu tăng lên, năm 2012 mới chỉ có 158 người Việt Nam đi du lịch tàu biển, năm 2016 đã có 4.100 khách du lịch nước ngoài bằng tàu biển tăng 126%.
Video đang HOT
Nhưng tốc độ tăng trưởng khách tàu biển Việt Nam so với khách du lịch đi bằng đường hàng không và tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn thấp, thậm chí còn sụt giảm. Nguyên nhận, hệ thống cảng biển và hạ tầng biển chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, hều hết các cảng biển đón khách mới chỉ là điểm cho tàu cập bến. Nhiều cảng đón khách tàu biển thường sử dụng chung với các cảng hàng hóa…
Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, hiện tại thời gian lưu trú của khách du lịch tàu biển tại tỉnh Quảng Ninh còn thấp, trung bình là 1,5 ngày, nguyên nhân do các sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch tàu biển chưa đa dạng, hấp dẫn khách du lịch tàu biển.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Công Bằng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải cũng thông tin, trong 11 tháng năm 2018, tổng số lượng hành khách thông qua cảng biển là 4.7 triệu lượt, trong đó, 592 lượt tàu khách quốc tế, hơn 827.000 lượt khách quốc tế.
Theo ông Phương, để thu hút khách du lịch đến Việt Nam bằng đường tàu biển, Việt Nam đã đầu tư xây hệ thống cảng biển nước sâu đáp ứng được yêu cầu của một số tàu du lịch cỡ lớn trên thế giới. Các cảng biển cũng đã được quy hoạch và đầu tư từng phần phát triển thành cảng biển chuyên dụng đón tàu có trọng tải từ 50.000 đến 100.000 GT, như: Cảng Hòn Gai (Quảng Ninh), cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)… Một số tập đoàn kinh tế lớn Việt Nam cũng bắt đầu đầu tư phát triển cảng biển phục vụ khách du lịch như: Tập đoàn Sungroup, Vingroup…. Tháng 12/2018 Cảng quốc tế Hạ Long- cảng quốc tế chuyên dụng đầu tiên có quy mô hiện đại đầu tiên của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động và tạo điều kiện cho thuận lợi thu hút khách du lịch tàu biển tại khu vực phía Bắc.
Theo PLO
Hãng hàng không thu lợi "khủng" trên đường bay vàng Hà Nội - TPHCM?
Một chuyên gia nêu quan điểm: Trên "đường bay vàng" Hà Nội - TPHCM, các hãng hàng không đang đạt được "siêu lợi nhuận", một máy bay Airbus A320 sẽ thu lợi nhuận từ 1-1,5 triệu USD/tháng. Lợi nhuận như thế nên dễ hiểu vì sao hãng nào cũng chỉ tập trung khai thác "đường bay vàng".
Chiều 26/7, tại hội thảo "Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam" diễn ra tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch Việt Nam - cho biết, từ trước đến nay, hàng không và du lịch đều cần đến nhau để phát triển, hàng không vận chuyển nhiều khách du lịch nhất. Tuy nhiên, nhu cầu đi lại đến một số điểm du lịch đang vượt quá khả năng vận chuyển của hàng không, đặc biệt dịp lễ tết.
Đánh giá về "điểm nghẽn" của hàng không dân dụng, ông Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TPHCM - cho rằng, cần có chính sách quốc gia về hàng không dân dụng và Chính phủ, Quốc hội phải có hội thảo để đóng góp ý kiến quốc gia về hàng không dân dụng.
"Hàng không tác động lớn đến nền kinh tế. Tôi đã từng là trưởng nhóm nghiên cứu về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi thấy rằng bình quân khách hàng không nội địa đóng góp cho phát triển kinh tế là 100 USD, 1.000 khách nội địa đóng góp 1 tỷ USD cho nền kinh tế, còn khách quốc tế là 500 USD, 200 triệu khách quốc tế đóng góp 10 tỷ USD cho kinh tế." - ông Tống thông tin.
Các diễn giả và chuyên gia tham gia hội thảo về phát triển hàng không - du lịch chiều 26/7
Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không cũng cho biết, trước đây hàng không không có tư nhân, nhưng bây giờ trên thế giới tư nhân tham gia rất nhiều. Những nơi đông khách, tạo ra nghẽn hạ tầng như Tân Sơn Nhất, Nội Bài... thì mới cần đầu tư, cần phát triển hạ tầng ở những nơi thiếu.
Trong khi đó, ông Trịnh Văn Quyết - "cha đẻ" của hãng hàng không Bamboo Airways - đã đưa ra những tính toán về "đường bay vàng". Ông Trịnh Văn Quyết cho biết đã nghiên cứu rất kỹ về "đường bay vàng" Hà Nội - TPHCM và khẳng định các hãng hàng không hiện nay đang thu "siêu lợi nhuận" trên đường bay này.
Theo phân tích của ông Quyết, tính trung bình 1 vé máy bay khứ hồi trên chặng Hà Nội - TPHCM khoảng 5,4 triệu hạng phổ thông. Trong khi đó, thuê 1 máy bay Airbus khai thác chặng bay này 400.000 - 500.00 USD/tháng (tương đương khoảng 10 tỷ/tháng), nếu khai thác 10 máy bay sẽ là 100 tỷ/tháng.
"Một máy bay phải đảm bảo bay tối thiểu 3 chuyến/ngày, máy bay Airbus 320 khoảng 200 chỗ, chi phí khai thác 1,1 tỷ đồng/chuyến, 3,3 tỷ đồng/ngày. Doanh thu 1 tháng là 99 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí nhiêu liệu là 1 triệu USD/ tháng (tương đương 23 tỷ đồng) và các chi phí khác, tổng cộng khoảng 40 tỷ đồng." - ông Quyết đưa ra tính toán.
Cũng theo ông Quyết, trên đường bay vàng, 1 máy bay sẽ có lợi nhuận 1-1,5 triệu USD/tháng. Lợi nhuận như thế nên dễ hiểu vì sao hãng nào cũng chỉ tập trung khai thác "đường bay vàng". Đây cũng là lí do hạ tầng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất không thể đáp ứng được.
Về những bất cập của hạ tầng hàng không, ông Trịnh Văn Quyết cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước đang bỏ ngỏ, nếu như có "cảnh sát hàng không" phân luồng thì Nội Bài và Tân Sơn Nhất không bị ùn tắc.
"Phải cưỡng chế nếu cần, buộc các hãng hàng không phải bay những chặng cần thiết chứ không thể chỉ bay đường bay vàng. Hiện muốn bay từ Thanh Hoá, Ninh Bình đi Cần Thơ thì nhất định phải đi đường bộ ngược ra Hà Nội mới bay được, trong khi đường bay từ Thanh Hoá đi Cần Thơ rất tiềm năng, phù hợp di chuyển cho các địa phương lân cận. Nếu Bộ GTVT hoặc cơ quan quản lý Nhà nước cưỡng chế các hãng hàng không thì sẽ làm cho hạ tầng hàng không giảm tải, giá vé cũng sẽ giảm" - ông Quyết nêu quan điểm.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
"Đầu tư cho du lịch sinh thái sẽ là xu hướng cạnh tranh tất yếu" "Tôi khảo sát ở các nước phát triển du lịch, họ đã có nhiều mô hình khai thác du lịch sinh thái nông nghiệp rất thành công, đem lại giá trị gia tăng cao cho cả du lịch và nông nghiệp. Đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp sẽ là xu hướng cạnh tranh tất yếu", ông Nguyễn Quý...