Khách hành hương đổ về ngã ba Đồng Lộc dịp 27/7
Dịp giỗ 10 nữ thanh niên xung phong và kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, mỗi ngày có hàng nghìn người về ngã ba Đồng Lộc.
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Hồ Chí Minh, thuộc thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2. Trong chiến tranh, nơi đây là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện cho miền Nam.
Những năm 1964 – 1972, ngã ba Đồng Lộc bị đánh phá liên tục và năm 1968 là ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, vùng đất này phải hứng chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi mét vuông đất gánh trên 3 quả bom. Mặt đất bị biến dạng, đất đá cày đi xới lại.
Trưa 24/7/1968, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị tránh bom. Hầm sập, tất cả hy sinh. Người trẻ nhất mới 17, ba chị lớn nhất cùng 24 tuổi.
Những ngày cuối tháng 7, mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách, cựu chiến binh đến viếng các nữ liệt sĩ cũng như phần mộ của những thanh niên xung quanh trong khu di tích Đồng Lộc.
Ngày 24/7 năm nay là ngày giỗ lần thứ 52 của 10 nữ thanh niên xung phong. Nơi mộ phần nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt ngã ba Đồng Lộc, từ sáng sớm, hàng trăm cựu binh thuộc Đại đội 552 đã tập trung về tưởng nhớ đồng đội.
Ngoài thắp hương cho đồng đội, dịp này nhiều cựu thanh niên xung phong ở chiến trường Đồng Lộc cũng có dịp ngồi lại với nhau, tâm sự những chuyện xưa cũ.
“Chiến tranh đã lùi xa, song khi gặp nhau ai cũng vừa mừng vừa tủi. Nhiều bạn tôi cuộc sống không như ý, gia đình kinh tế khó khăn. Tôi hạnh phúc vì có một tổ ấm, nhưng nhiều đêm nằm mơ thấy bom rơi, giật mình tỉnh giấc thấy thương đồng đội ngày xưa vô cùng”, một cựu thanh niên xung phong nói.
Video đang HOT
Đứng bên phần mộ có di ảnh của người đồng đội từng nhập ngũ một ngày với mình – liệt sĩ Trần Thị Hường, bà Nguyễn Thị Diệu Lan, 70 tuổi, cựu thanh niên xung phong Đại đội 552 chắp tay cầu nguyện.
Bà Lan cho biết, cùng nhập ngũ một ngày với liệt sĩ Trần Thị Hường, và là bạn thân với liệt sĩ Trần Thị Rạng. Ngày 10 đồng đội hi sinh, bà Lan đang trên đường đi thay ca.
Một lúc sau bà Lan bật khóc. “Năm nào vào dịp giỗ đồng đội, chúng tôi luôn liên lạc với nhau cùng về thắp hương. Chiến tranh đã lùi xa, song ký ức về buổi chiều hi sinh của các nữ thanh niên xung phong vẫn in hằn trong tâm trí của tất cả”, bà Lan nói.
Tại các phần mộ, ngoài thắp hương, nhiều du khách được nghe hướng dẫn viên kể chuyện.
“Khi nghe về sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong, tôi đã khóc. Ngày 27/7 sắp đến, xin dâng những bông cúc trắng, nén hương thơm và tấm lòng thành kính lên các nữ liệt sĩ”, bà Nguyễn Thị Tâm, du khách đến từ Vĩnh Phúc, cho hay.
Ngoài các cựu thanh niên xung phong, hàng nghìn lượt thanh niên, thiếu nhi, phụ nữ… dịp này cũng mang theo vòng hoa cúc trắng, xếp hàng lần lượt để làm lễ tưởng niệm rồi đi xung quanh khuôn viên thắp hương.
Chếch bên trái khu mộ là nhà bảo tàng, tại đây lưu giữ nhiều kỷ vật, vũ khí từng được sử dụng tại chiến trường Đồng Lộc. Dịp này, các em nhỏ được bố mẹ đưa đến đây để hiểu hơn về truyền thống lịch sử của cha ông.
Tại nhà bảo tàng, di ảnh của 10 nữ thanh niên xung phong được đóng khung treo trang trọng.
Trên ảnh là ông Hồ Xuân Cường, 67 tuổi – đang chụp lại ảnh của chị gái, nữ liệt sĩ Hồ Thị Cúc. “Tôi rất nhớ và thương chị”, ông nói.
Đến ngã ba Đồng Lộc, nhiều người không quên đọc những dòng thư tâm sự gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, nay được khắc trên bia.
Bên cạnh phần mộ 10 cô gái, trong khu di tích còn có các phần mộ tưởng niệm các liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc và các chiến sĩ hi sinh tại Đồng Lộc.
Nhà chức trách ước tính, trong tháng 7, có hàng chục nghìn lượt khách về ngã ba Đồng Lộc hành hương, tham quan.
Trong khuôn viên di tích đặt máy bay, xe tăng, xe thồ… Khách hành hương thường đứng bên các hiện vật chụp ảnh lưu niệm.
Tại Khu di tích Đồng Lộc, nhiều công trình đã được đầu tư xây mới khang trang như sa bàn chiến đấu, tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng đài…
Phoukhaukhoai ngôi chùa độc đáo giữa rừng Lào
Chùa Phoukhaukhoai luôn thu hút đông đảo Phật tử, du khách gần xa đến lễ chùa, vãn cảnh.
Cách thủ đô Vientiane về phía Bắc gần 60 km, chùa Phoukhaukhoai trên dãy núi khaukhoai, tỉnh Vientiane là một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Lào. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi có 5 ngọn tháp vuông khác lạ theo kiến trúc của Ấn Độ mà còn là nơi tu tập, thực hành Phật sự của tăng ni, Phật tử Lào và Thái Lan.
5 ngọn tháp được xây dựng trên "Dấu chân Phật" theo mô hình kiến trúc Bồ Đề đạo tràng Ấn Độ.
Ẩn mình giữa thiên nhiên, dưới chân dãy núi khaukhoai hùng vĩ, chùa Phoukhaukhoai ở huyện Thoulakhom, tỉnh Vientiane của Lào có một sức hấp dẫn rất riêng với khách hành hương. Từ quốc lộ vào chùa, đường đi hơn 9km, trong đó 5 km là đường đất đỏ. Thế nhưng ngôi chùa này luôn thu hút đông đảo Phật tử, du khách gần xa đến lễ chùa, vãn cảnh, nhất là sau khi chính phủ Lào nới lỏng các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn
Vườn tượng La hán
Chị Kong duoen Soua xayyavong, ở bản Kren, tỉnh Vientiane tranh thủ ngày cuối tuần đưa cả gia đình đi tham quan chùa nói: "Đây là lần thứ tư tôi đến vãn cảnh chùa, lần này tôi đưa mọi người trong nhà đến đây tham quan cúng Phật sau thời gian cách ly. Từ khi Chính phủ cho phép người dân được đi lại thăm thú thì cảm giác quay lại đây dường như càng thanh tịnh hơn, hạnh phúc hơn".
Còn đây là chia sẻ của ông Bounsuon Sichiengphim, du khách từ thủ đô Vientiane về chuyến tham quan mình: "Như bạn thấy đó, tôi đưa cả gia đình mình đến đây cúng Phật cầu mong bình an, nhất là sau giai đoạn Covid vừa qua. Gia đình cảm thấy được sự gắn kết với nơi đây nên đã đặt ra kế hoạch trở lại thăm chùa sau thời gian khủng hoảng bởi dịch bệnh, nên hôm nay có cơ hội là chúng tôi thực hiện ngay".
Một vườn tượng Phật trong khuôn viên chùa Phoukhaukhoai.
Do nằm sâu trong một khu rừng rộng 20 ha, nên trước đây, chùa Phoukhaukhoai ít người biết đến ngoại trừ những người tu hành. Kể từ khi chính điện của chùa được trùng tu vào cuối những năm 1990 với 5 ngọn tháp hình vuông, mô phỏng kiến trúc Bồ Đề Đạo tràng ở Ấn Độ, cùng với các đại tượng Phật Thích ca Mâu ni trong tư thế tọa thiền cao gần 20 mét, đại tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn...chùa Phoukhaukhoai ngày càng được nhiều người biết đến bởi sự linh thiêng cũng như vẻ đẹp của những công trình kiến túc tôn giáo khác lạ và phong cảnh thiên nhiên kỳ thú nơi đây.
Tái hiện cảnh trị tội bỏ vào vạc dầu sôi đối với người từng làm việc ác.
Sư thầy Bounyuern Vongsengduoen, Phó trụ trì chùa Phoukhaukhoai cho biết: "Ngôi chùa này có lịch sử khá lâu rồi và được xây trên dấu chân của Đức Phật khi ngài đến đây hoằng pháp. Vì thế mà Đại học Phật giáo Lào cũng như Đại học Phật giáo Khỏn-kèn Thái Lan đều chọn nơi đây làm nơi tu tập cho các nhà sư trước khi tốt nghiệp. Không chỉ vậy, các thiền viện nhà chùa còn là nơi mà các ni sư bạch y Lào, Thái Lan tìm đến tu hành, thực hành Phật sự".
Trải dài bên chân núi, chùa Phoukhaukhoai với nhiều công trình như thiền viện, chùa hang, thác nước, khu tu tập, vườn tượng...mỗi năm đón hàng nghìn đoàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, lễ Phật, nhất là vào dịp Hội chùa tháng Hai. Hiện chùa vẫn đang tiếp tục hoàn thành nhiều công trình khác nhằm biến nơi đây thành điểm hành hương của bà con Phật tử và du khách quốc tế mỗi khi đi du lịch đến xứ sở Triệu Voi./.
9 điều du khách nên làm nhất khi đến 'nơi của các vị thần' Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, nằm ở bờ phía bắc của sông Lhasa tại dãy Hymalaya. Khu vực này có biệt danh là 'Tử Cấm Thành' vì có nhiều địa điểm tôn giáo linh thiêng. Lhasa được dịch nghĩa là 'Nơi của các vị thần'. Lhasa còn được mệnh danh là "Thành phố Ánh Dương" vì trung bình có...