Khách hàng rút yêu cầu bồi thường 1 triệu USD, Sabeco đề nghị điều tra
Sau khi ông Du rút một phần yêu cầu, bị đơn đặt nghi vấn về sự bất thường nên đề nghị chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để làm rõ động cơ.
Sáng 20/4, TAND quận 5 (TP.HCM) xét xử vụ án dân sự Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Phương Du (46 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) và bị đơn là Tổng công ty Cổ phần bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco).
Tại phiên tòa, nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện, đòi Sabeco bồi thường số tiền 1 triệu USD (tương đương 23 tỷ đồng).
Ông Du giữ lại các yêu cầu đề nghị tòa buộc Sabeco bồi thường trị giá chai bia nhãn hiệu Sài Gòn là 10.500 đồng; tổn thất tinh thần tương đương 10 tháng lương tối thiểu tại khu vực TP.HCM là 39,8 triệu đồng; buộc Sabeco đăng xin lỗi công khai ông Nguyễn Phương Du với tư cách người tiêu dùng trên 3 số báo liên tục của bốn tờ báo.
HĐXX vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Phương Du và bị đơn là Sabeco. Ảnh: Hoài Thanh .
Trong phần xét hỏi, đại diện Sabeco bác bỏ tất cả yêu cầu khởi kiện của ông Du và không trả lời câu hỏi về việc chai bia với lượng chất lỏng mà nguyên đơn khởi kiện có phải của Sabeco hay không.
Video đang HOT
Luật sư của bị đơn cho rằng nếu nhìn bằng mắt thường thì chai bia đó có vẻ giống của Sabeco. Song, với một chai bia như vậy thì Sabeco không thể biết được nguyên nhân do khâu sản xuất, đóng chai hay vận chuyển.
Trước việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của ông Du, bị đơn đặt nghi vấn về sự bất thường, cho rằng việc này cần phải được chuyển sang cơ quan điều tra để làm rõ động cơ của bên nguyên đơn.
Theo đơn khởi kiện, đầu tháng 9/2018, ông Du mua một két bia Sài Gòn đỏ về uống thì khui phải một chai chỉ có khoảng 1/2 lượng bia và có mùi hôi nồng nặc.
Tiếp đó, ông Du còn phát hiện một chai bia còn nguyên nắp nhưng bên trong chỉ có 1/4 chất lỏng. Điều đáng nói, chai bia này có hạn sử dụng đến năm 2019.
Ông Du cho rằng rất có thể bia trong chai là cũ, nhưng công nhân của nhà máy vẫn đưa vào đóng nắp, không qua khâu sục rửa. Hoặc có thể nước trong chai là loại dùng để sục rửa.
Ngay sau đó, ông Du có phản ánh sự việc tới Sabeco. Ông Dương Văn Minh (Phó ban Pháp chế – Kiểm soát nội bộ của Sabeco) hứa hẹn cùng ông Du mang chai bia đi kiểm định để xác định chai bia này là của Sabeco hay là bia giả và trong chai là bia hay nước hoặc hóa chất gì.
Tuy nhiên, phía Sabeco sau đó không thực hiện lời hứa này nên ông Du đã nộp đơn khởi kiện.
Cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa có sai phạm gì?
Bà Hồ Thị Kim Thoa là bị can đang trốn nã trong vụ sai phạm liên quan 'đất vàng' 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TPHCM).
Cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang trốn nã và vừa bị khai trừ đảng.
Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa là người có trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, công nghiệp; chỉ đạo điều hành đối với hoạt động các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, thuộc Bộ Công thương.
Bà Thoa trải qua các cương vị công tác tại Cty bóng đèn Điện Quang, Chủ tịch Hiệp hội thủy tinh Việt Nam. Tháng 5/2010, bà Thoa được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công thương, được phân công phụ trách trực tiếp vụ Công nghiệp nhẹ (nay là Cục Công nghiệp) và Tổng Cty Sabeco.
Dù biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng đã được sắp xếp giao cho Bộ Công thương trong khi đó Tổng Cty Sabeco là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (để quản lý sử dụng đầu tư xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị hội thảo và văn phòng cho thuê, không được thành lập pháp nhân mới) nhưng bà Thoa vẫn báo cáo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phê duyệt. Bà Thoa đã ký 3 văn bản chấp thuận chủ trương cho Tổng Cty Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Cty Sabeco Pearl, lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp nhà nước, làm thủ đoạn để dần chuyển dịch quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từ Sabeco sang Cty Sabeco Pearl (tài sản nhà nước sang tư nhân).
Căn Cứ ý kiến chỉ đạo của bà Hồ Thị Kim Thoa, ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch HĐQT, phụ trách Bộ phận quản lý vốn nhà nước (BPQLV) tại Tổng Cty Sabeco đã ký công văn số 374 kèm theo các văn bản chấp thuận của Bộ Công thương đề nghị UBND TPHCM chấp thuận cho Cty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chính và chuyển quyền sử dụng đất từ Tổng Cty Sabeco sang Cty Sabeco Pearl.
Các sở, ngành thuộc UBND TPHCM tham mưu cho ông Nguyễn Hữu Tính (Phó Chủ tịch UBND TPHCM) ký ban hành quyết định số 3186 cho Cty Sabeco thuê đất trái các quy định pháp luật.
Ngay sau khi Cty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư và được chuyển quyền sử dụng đất vào tháng 6/2015, mặc dù chưa triển khai hoạt động nhưng đến tháng 2/2016, lợi dụng chủ trương thoái vốn của Chính phủ, thực hiện ý kiến của ông Vũ Huy Hoàng, bà Thoa đã ký 2 văn bản chỉ đạo Tổng Cty Sabeco thoái 26% vốn góp tại Cty Sabeco Pearl và phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá là 13.247 đồng/cổ phần; không xem xét đánh giá chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của khu đất đã được UBND TPHCM chấp thuận bổ sung thêm chức năng căn hộ ở, thoái toàn bộ 26% vốn góp của Tổng Cty Sabeco tại Cty Sabeco Pearl.
Đến nay Cty CP Đầu tư quảng trường Mê Linh (tiền thân là Cty Sabeco Pearl doanh nghiệp 100% vốn tư nhân) là đơn vị đứng tên quyền sử dụng đất 2-4-6 Hai Bà Trưng.
Bằng các thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của bà Hồ Thị Kim Thoa, quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng có diện tích 6.080m2 bị dịch chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Hậu quả thiệt hại và lãng phí do hành vi phạm tội của bà Thoa, theo Cơ quan điều tra là 'đặc biệt lớn'.
Hành vi của bà Thoa diễn ra trong một thời gian dài, có tính hệ thống, cố ý làm trái quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho ngân sách Nhà nước, đã cấu thành tội "Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS năm 2015.
Do đến nay, bà Thoa bỏ trốn thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, khi nào bắt được bị can sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án này, Viện KSND tối cao đã truy tố cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 bị can. Trong đó cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và bị can Phan Chí Dũng (Cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương), cùng bị truy tố cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, xử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" .
Các bị can Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM), Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở TN&MT), Trương Văn Út (cựu Phó Trưởng phòng quản lý đất đai Sở TN&MT) Lê Văn Thanh (cựu Phó chánh VP UBND TPHCM), Nguyễn Thanh Chương (cựu Trưởng Phòng đô thị VP UBND TPHCM), Nguyễn Lan Châu (chuyên viên Phòng QLĐĐ Sở TN&MT), Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT), và Lê Công Minh (cựu Trưởng phòng phát triển hạ tầng, Sở KH&ĐT) - cùng bị truy cứu về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai".
Xét xử nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An Lê Thanh Liêm Trong hai ngày 29-30/10, TAND tỉnh Long An đưa ra xét xử vụ án "Cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" đối với nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An Lê Thanh Liêm. Hội đồng xét xử (HĐXX) do Thẩm phán Dương Văn Thành làm chủ tọa. Nội dung vụ án thể hiện, năm 2014, bị...