Khách hàng mua ô tô đang bị “dắt mũi”?
Sau bao nhiêu năm tồn tại, sự chuyên nghiệp của thị trường ô tô tại Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi.
Chiếc ô tô không chỉ đơn thuần là phương tiện, nó còn là an toàn và tài sản lớn của cả một gia đình
Thị trường ô tô Việt Nam dù có quy mô khiêm tốn, chỉ trên dưới 300 nghìn xe/năm nhưng lại được đánh giá rất có tiềm năng và hứa hẹn sẽ bước vào thời kỳ bùng nổ trong khoảng thời gian không xa. Thế nhưng sau bao nhiêu năm tồn tại, sự chuyên nghiệp của các nhà cung ứng, đại lý ô tô và kể cả tâm lý mua xe của người dân vẫn thiếu chuyên nghiệp và đầy rẫy những cạm bẫy.
Người mua ô tô không lạ gì chuyện các đại lý ô tô cứ thỉnh thoảng lại tạo ra cơn sốt ảo, khan hàng giả tạo để tăng giá bán hoặc ép khách hàng phải mua thêm những gói phụ kiện với giá trên trời nếu muốn lấy xe sớm. Điều vô lý ở đây được thể hiện rõ lượng xe sản xuất trong nước luôn ở trong tình trạng tồn kho lớn, trong khi xe nhập khẩu vẫn về đều và ngày một tăng. Vì thế lý lẽ “cung lớn hơn cầu” ở một thị trường nhỏ như Việt Nam có lẽ sẽ không thuyết phục được ai.
Sự thiếu chuyên nghiệp của thị trường ô tô còn thể hiện ở ngay khâu bán hàng. Mỗi khi đi mua ô tô ít ai đủ tự tin một mình đến showroom, bởi lẽ không ai dám chắc phía sau những cánh cửa hào nhoáng của các đại lý ô tô không có những rủi ro được giăng ra để “tận thu”, “gia tăng lợi nhuận”, “tăng thêm thu nhập”. Những lời tư vấn có cánh của các sales kinh doanh ô tô có thể dẫn dắt khách hàng mua thêm bộ phụ kiện mà không rõ chất lượng ra sao, tham gia gói bảo hiểm vật chất xe mà không rõ uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm ấy thế nào, điều khoản bảo hiểm bất lợi cho mình cũng bị lờ đi… Đơn giản bởi các nhân viên bán hàng hay đại lý ô tô chỉ quan tâm đến việc tăng thêm thu nhập khi bán được nhiều mặt hàng bên ngoài việc bán xe và các sản phẩm ấy có biên độ lợi nhuận lớn nhất mà bỏ qua những quyền lợi thiết thân của thượng đế…
Thậm chí nhiều khách hàng mua xe lần đầu nếu không tinh ý, sành sỏi có thể sẽ bị giao cho chiếc xe bị lỗi, xước sơn hay bị hoen rỉ vì xe tồn kho hay để ngoài bãi, giãi dầu sương gió quá lâu. Lúc phát hiện quay lại đại lý đòi quyền lợi thì ngay lập tức bị phủi tay hoặc gây khó…
Một thực trạng phổ biến hiện nay đối với khách hàng mua ô tô tại Việt Nam là tâm lý chỉ quan tâm đến chiếc xe định mua giá bao nhiêu? Có phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không? Xe có bền hay không?… mà ít để ý đến khâu hậu mãi, bảo hành bảo dưỡng của các thương hiệu. Câu chuyện rõ nhất xảy ra mới đây tại Cà Mau khi một chủ xe mua chiếc Suzuki Ertiga với tính toán: “xe nhập khẩu 7 chỗ, giá rẻ, kinh doanh dịch vụ sẽ nhanh hoàn vốn”. Thế nhưng khi chiếc xe bị tai nạn mang đến đại lý để sửa thì đến gần 1 năm nay vẫn nằm chờ chết trong cảnh bị hoen rỉ và như một đống sắt vụn. Lý do ban đầu là phía bảo hiểm không thống nhất được phương án bồi thường. Khi bảo hiểm đưa ra được phương án bồi thường và sẵn sàng chi tiền để sửa chữa thì đến lượt cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng nói thiếu phụ tùng thay thế. Gần một năm khối tài sản lớn phải chắt bóp vay mượn để làm “cần câu cơm” nằm đắp chiếu, chưa biết đến bao giờ được khôi phục khiến chủ xe thất thần, đau điếng, đổ bệnh.
Ở thị trường xe cũ, cảnh nhộm nhoạm, đánh lận con đen cũng diễn ra thường ngày. Các salon ô tô cũ mọc lên như nấm nhưng chẳng ai bảo đảm sự uy tín của các cơ sở này trong việc định giá xe hay chuyện trung thực trong đánh giá chất lượng còn lại của chiếc xe. Có khi một chiếc xe đã đâm đụng, thủy kích… cũng được giới thiệu là còn nguyên bản. Thậm chí nhiều chiếc xe cũ còn bị tua lại công tơ mét để ăn gian chỉ số vận hành của xe nhằm bán được giá, khiến người mua khi phát hiện ra chỉ còn biết ngậm hờn.
Dù không liên quan đến việc mua bán ô tô, nhưng dịch vụ mua ô tô trả góp hiện nay cũng có nhiều câu chuyện đáng bàn. Lẽ ra, dịch vụ cho vay trả góp nếu thực sự chuyên nghiệp sẽ là một đòn bẩy rất hiệu quả để thúc đẩy doanh số thị trường ô tô. Thế nhưng những lùm xùm như: ngân hàng siết nợ bằng cách cẩu xe của người vay mà không cần thông báo trước, ép khách vay tiền mua xe phải có bảo hiểm vật chất của hãng bảo hiểm liên kết với mình hay chuyện đột ngột tăng lãi suất không đúng lộ trình cam kết trong hợp đồng… vẫn thường xảy ra khiến nhiều người rất muốn mua xe đành phải hoãn lại chờ đủ tiền mới tậu xế cho yên tâm…
Video đang HOT
Với mức sống của đa số người Việt hiện nay, chiếc ô tô không chỉ đơn thuần là phương tiện, nó còn là an toàn và tài sản lớn của cả một gia đình. Có lẽ cũng chính vì thế chuyện tậu một chiếc ô tô luôn được coi là việc hệ trọng. Tuy nhiên có vẻ như vì quá coi trọng việc mua ô tô mà vô tình khách hàng đã đánh mất vị thế của một thượng đế. Chẳng thế mà nhiều người khi được đại lý khuyên mua thêm phụ kiện để lấy xe ngay liền dốc hầu bao tức thì. Hay sẵn sàng đáp ứng các điều kiện nhiều khi vô lý để được ngân hàng giải ngân vay tiền mua xe trả góp…
Vì thế, mỗi khách hàng hãy là một người tiêu dùng thông thái. Bởi chính khách hàng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự trưởng thành của thị trường ô tô tại Việt Nam.
Mua xe cũ, mất trắng tiền cọc vì "xuống tiền" cảm tính
Không ít khách hàng ôm phải "quả đắng", hoặc mất trắng tiền cọc, hoặc nhận chiếc xe lỗi với quyết định vội vã của mình.
Mất trắng tiền cọc vì cả tin
Tiết kiệm được hơn 400 triệu đồng, anh Lý Anh Sơn (35 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) quyết định đi mua một chiếc xe cũ. Theo những thông tin được rao trên một số trang mua bán xe hơi, anh tìm được một chiếc Mazda 3S đời 2014 rất "vừa miếng" tại một salon xe cũ trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội).
Tâm lý háo hức khi mua ô tô lần đầu, lại chưa có kinh nghiệm về xe cộ, anh Sơn đã nhanh chóng bị nhân viên bán hàng tại salon "thôi miên" bằng những lời có cánh. Chiếc xe hơn 5 năm tuổi với ngoại hình long lanh, nội thất sạch sẽ khiến anh không do dự, xuống ngay tiền đặt cọc 20 triệu đồng và hẹn 1 tuần sau lấy xe.
Khách đi mua xe cũ cần kiểm tra thật kỹ trước khi xuống tiền đặt cọc (ảnh: Hoàng Hiệp)
Tuy vậy, 3 ngày sau đến lấy xe, anh Sơn cùng một người bạn có kinh nghiệm kiểm tra thì phát hiện, xe từng bị tai nạn khá nặng, phần đầu móp méo, ảnh hưởng đến cả máy. Lúc này, anh Sơn quyết định không lấy xe và đề nghị salon hoàn lại tiền đặt cọc. Phía salon từ chối thẳng thừng với lý do anh Sơn đã xem kỹ xe rồi mới đặt cọc, việc cọc tiền là tự nguyện chứ không ai ép buộc.
Sau cuộc đàm phán nảy lửa, cuối cùng hai bên thống nhất "cưa đôi" số tiền đặt cọc. Anh Sơn đành ngậm ngùi mất 10 triệu đồng do sự nhanh nhảu quá mức cần thiết.
Không được "may mắn" như anh Sơn, anh Nguyễn Viết Giang (29 tuổi, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội) dù đã rất cẩn thận nhờ một người thợ làm tại một xưởng sửa chữa ô tô ở gần nhà cùng đi xem xe. Thế nhưng, anh vẫn dính quả đắng không ngờ.
Cuối năm 2019, anh Giang cùng người thợ xem chiếc Toyota Innova đời 2015 tại một salon ô tô cũ tại quận Cầu Giấy . Sau cái "gật đầu" của người thợ cùng đi, anh quyết định lấy luôn chiếc xe này về vừa phục vụ gia đình, vừa chạy dịch vụ khi rảnh rỗi.
Sau thương vụ mua xe này, anh Giang "cảm ơn" người thợ xe 3 triệu đồng. Thế nhưng, một thời gian chạy xe, chiếc Innova 5 năm tuổi rất hay hỏng vặt.
"Có hôm, khi đưa vợ con về ngoại, chiếc xe đi như bị hụt hơi, cứ giật giật rất khó chịu. Một người chú bên đằng ngoại cũng là thợ xe đã xem qua và khẳng định, chiếc xe này trước đây đã chạy dịch vụ rất nhiều và đã bị tua lại công-tơ-mét đến cả chục vạn km", anh Giang bức xúc kể lại.
Sau đó, anh Giang đã gọi điện đến salon trước đây để trần tình thì tình cờ phát hiện salon này cũng đã phải "cắt" từ 5 - 7 triệu đồng cho người thợ sửa xe nọ. Anh Giang chỉ biết tự trách mình vì đã quá tin tưởng người thợ kia, phải ngậm ngùi ôm "quả đắng".
Cách đây 1 tháng, một người phụ nữ tên G.B. ở tại TP. Hồ Chí Minh gây xôn xao trong cộng đồng mạng khi "tố" một salon cũ tại quận Tân Bình đã bán cho chị chiếc Toyota 86 cũ có chất lượng kém. Chị G.B sau khi đặt cọc 50 triệu đồng cho salon này mới mang xe đến đại lý chính hãng kiểm tra.
Cũng như các trường hợp trên, chị B phát hiện xe lỗi, đã quay lại yêu cầu salon trả tiền cọc và không lấy chiếc xe này nữa nhưng salon không chấp nhận. Lý do cũng được salon này nêu ra, đây là tiền cọc để mua xe chứ không phải tiền cọc để chị đi xem xe để rồi "không thích thì không lấy".
Sự việc trên vẫn đang tranh cãi chưa có hồi kết, thậm chí hai bên còn "dọa" đưa nhau ra toà để làm rõ việc này.
Cần chú ý điều gì về pháp lý khi mua xe cũ
Tranh cãi sau khi đặt cọc mua xe cũ là câu chuyện khá phổ biến, nhất là với nhiều người chưa có kinh nghiệm mua xe.
Ông Dương Trung Kiên - chủ một salon ô tô cũ tại Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, thông thường, khách hàng chỉ đặt cọc khi thực sự đã ưng và chốt lấy chiếc xe đó. Việc đặt cọc mua bán xe kèm cam kết giữa các bên thường thể hiện rõ trong văn bản và được hai bên đồng thuận.
"Đối với các salon lớn, có uy tín, những hạng mục cam kết chất lượng như: xe chưa từng bị ngập nước, không bị tai nạn hoặc động cơ nguyên bản,... sẽ được ghi thẳng vào hợp đồng đặt cọc để khách yên tâm", ông Kiên nói
Tuy nhiên, ông Kiên cũng chỉ ra rằng, nhiều cơ sở kinh doanh làm ăn chộp giật có thể ỉm những điều khoản này đi hoặc chỉ cam kết "mồm" nhằm tạo lòng tin ban đầu. Lúc khách hàng phát hiện ra xe lỗi thì đã bị "cầm đằng lưỡi" rồi.
Là một người có kinh nghiệm trong việc làm các thủ tục mua bán ô tô, Công chứng viên Đào Duy An - Giám đốc một văn phòng công chứng tại Hà Nội phân tích, khi khách đã "bồ kết" "em xe" nào thì quyết định đôi khi nhiều cảm tính. Khi đó, khách thường chủ quan và dễ "dính chưởng" với nhân viên sales.
"Thường thì bạn sẽ bị họ thuyết phục đặt cọc thật nhanh, số tiền đặt cọc từ lớn đến nhỏ dần tùy theo độ hào phóng của bạn. Đôi khi bạn tặc lưỡi và nhanh chóng xuống tiền đặt cọc và có thể có nhiều rủi ro xảy ra", ông An nói.
Theo ông An, sau khi đặt cọc, khách hàng nên đến một văn phòng công chứng để làm các thủ tục mua bán, giấy tờ xe sẽ được xem xét bởi những người có chuyên môn thẩm định, tránh những sai sót hay vấn đề về pháp lý.
Trao đổi về vấn đề trên với VietNamNet, Luật sư Dương Đức Thắng - Phó giám đốc Công ty Luật Myway (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) dẫn chiếu điều Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc. Ông cho biết, về nguyên tắc, khi khách hàng mua xe và salon đã ký hợp đồng đặt cọc mua xe với nhau thì hai bên đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của mình và phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng.
"Thông thường, khách hàng đem xe đi kiểm tra, phát hiện ra nhiều lỗi thì khách hàng không thể yêu cầu trả lại xe và đòi lại tiền đã đặt cọc mà phải chấp nhận mất toàn bộ hoặc một phần số tiền đặt cọc. Việc này tuỳ vào thoả thuận cụ thể với salon trong hợp đồng", luật sư này bày tỏ quan điểm.
Theo ông Thắng, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình, khách hàng cần xem xét kỹ tình trạng xe, trao đổi với salon ô tô cho xe đi kiểm tra rồi mới đặt cọc hoặc để tránh những rắc rối về sau.
Những sai lầm người mua ô tô lần đầu nên tránh Người mua xe lần đầu nên tránh tâm lý nóng vội, chọn xe theo nhu cầu thay vì sở thích và đừng quên để ý chi phí vận hành, khả năng giữ giá khi bán lại... Không cố gắng đàm phán giá Một trong những sai lầm mà nhiều người mua xe lần đầu dễ mắc phải là không cố gắng đàm phán...