Khách hàng e dè với ôtô Trung Quốc
Trong bối cảnh ôtô nhập khẩu tràn vào Việt Nam với số lượng lớn, có phần lấn át xe lắp ráp trong nước, các hãng xe Trung Quốc cũng âm thầm trở lại Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng
Những thương hiệu xe Trung Quốc phổ biến tại Việt Nam thời gian qua là Zotye với mẫu xe Z8 và BAIC với mẫu Q7, X65, BJ40…. Những mẫu này có kiểu dáng thiết kế gần giống với những hãng xe sang nổi tiếng thế giới như: Porsche, Range Rover hay Mercedes-Benz. Tuy nhiên, trong khi những mẫu xe của các thương hiệu nổi tiếng có giá bán lên tới vài tỉ đồng thì xe Trung Quốc với mức giá lăn bánh chỉ trên dưới 700 triệu đồng.
Những mẫu xe Trung Quốc được trưng bày tại một showroom ở TP HCM
Dù vậy, ôtô Trung Quốc vẫn được trang bị đầy đủ tiện ích thời thượng như mở cốp tự động bằng cảm ứng, cửa sổ trời toàn cảnh, bậc lên xuống gập/mở điện, sạc không dây, camera 360, màn hình cảm ứng, hệ thống giải trí 6 loa tự động điều chỉnh âm lượng theo tốc độ, hệ thống kiểm soát lực kéo, cân bằng điện tử, phân bổ lực phanh điện tử, cảm biến áp suất lốp cùng 6 túi khí…
Theo tìm hiểu của phóng viên, bên cạnh những nhà kinh doanh nhỏ lẻ, nhập xe theo đơn đặt hàng của khách thì gần đây, một vài nhà sản xuất Trung Quốc đã chính thức mở showroom ở Việt Nam và đang tìm kiếm đối tác làm đại lý ở các tỉnh, thành. Cụ thể, Công ty Dong Feng Feng Xing của Trung Quốc mới đây đã mở một showroom khá lớn ở mặt tiền Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM. Ngoài khu trưng bày, kinh doanh xe, showroom Dong Feng còn có khu vực dịch vụ bảo hành, sửa chữa với đầy đủ trang thiết bị.
Ông Lý Phi, quản lý thị trường Dong Feng Feng Xing, cho biết hiện nay, công ty đang trong quá trình làm thương hiệu để người tiêu dùng Việt Nam biết đến sự hiện diện của xe hơi Dong Feng. Công ty đang hợp tác với một số đơn vị khác để mở thêm vài showroom trưng bày xe Dong Feng tại TP HCM, miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Một số showroom đã trang trí xong và chờ ngày khai trương vì lô xe của hãng đã được nhập về vài chục chiếc nhưng còn vướng thủ tục, chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận khí thải. Theo kế hoạch, trong tháng 10, công ty sẽ nhập tiếp một lô xe khoảng chục chiếc nữa.
“Khách hàng Việt Nam còn e dè với xe Trung Quốc nên thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, 1-2 năm tới, hy vọng nhiều khách hàng sẽ chọn mua xe Dong Feng vì đạt chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp cũng như hậu mãi chu đáo” – đại diện hãng xe này kỳ vọng.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của phóng viên, hãng Dong Feng tham gia thị trường Việt Nam với 5 mẫu xe. Trong đó, mẫu sedan Joyear S50 có giá bán 439 triệu đồng, trang bị động cơ Mitsubishi, trợ lái điện tử, màn hình 7 inch, 6 loa, chống trộm điện tử, camera lùi… Mẫu SUV 5 chỗ X5 cũng sử dụng động cơ Mitsubishi, với nhiều công nghệ như radar lùi, camera lùi, camera 360 độ, hệ thống giám sát áp suất lốp, gương chiếu hậu tản nhiệt, chống lóa…; giá bán 609 triệu đồng. Mẫu xe 7 chỗ CM7 với 2 hàng ghế sau được thiết kế xoay 360 độ, trang bị nhiều công nghệ, giá bán hơn 800 triệu đồng. Ngoài ra, mẫu xe này còn có thêm hệ thống nhắc nhở mở đèn, tự động khóa sau khi di chuyển 10 km hay tự động mở khóa sau va chạm, phanh khẩn cấp và tự động ngắt động cơ…
Ngoài Dong Feng, cuối tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Tan Chong (Malaysia) và Tập đoàn Ôtô Thượng Hải (SAIC) đã ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể, hai bên sẽ hợp tác trong việc phân phối, kinh doanh, nhập khẩu xe hơi cũng như xây dựng nhà máy tại Việt Nam trong thời gian tới.
SAIC là một trong 4 thương hiệu ôtô lớn tại Trung Quốc. Hãng xe này hiện sở hữu các thương hiệu như MG, Roewe, Maxus. Ngoài 6 nhà máy ở đại lục, SAIC hiện có các nhà máy sản xuất ở Anh, Thái Lan, Ấn Độ. Hãng xe này còn liên doanh với các tập đoàn General Motors (Mỹ), Volkswagen AG (Đức) tại Trung Quốc.
Trong khi đó, Tan Chong là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Malaysia, hoạt động trong ngành sản xuất, phân phối, kinh doanh ôtô. Công ty này có nhà máy lắp ráp xe tại Việt Nam, Myanmar cũng như quyền phân phối xe con, xe thương mại tại Lào, Campuchia.
Theo Nld,com
Ôtô Trung Quốc phá kỷ lục tốc độ trên đường đua Nurburgring
Lynk & Co 03 Cyan Concept vừa lập kỷ lục tốc độ tại đường đua Nurburgring. Chiếc xe hoàn thành quãng đường 20,832 km trong 7 phút 20.143 giây, tốc độ trung bình 170,4 km/h.
Mẫu sedan Trung Quốc Lynk & Co 03 Cyan Concept vừa phá vỡ kỷ lục tốc độ tại đường đua Nurburgring. Đây là sản phẩm của Cyan Racing, trước đây có tên là Polestar, một thương hiệu thuộc sở hữu của Geely.
Nhờ khối động cơ công suất 500 mã lực, Lynk & Co 03 Cyan Concept trở thành chiếc xe 4 cửa dẫn động cầu trước nhanh nhất trên đường đua dài gần 21 km của Nurburgring, có biệt danh là Green Hell (địa ngục xanh). Nó cũng đánh dấu cột mốc quan trọng, lần đầu tiên một hãng xe Trung Quốc giành kỷ lục trên đường đua này.
Lynk & Co 03 Cyan Concept đã hoàn thành vòng đua trong 7 phút 20.143 giây, với tốc độ trung bình 170,4 km/h. Người điều khiển chiếc xe là Thed Bjork, nhà vô địch đua xe đường trường thế giới năm 2017.
Thành tích này nhanh hơn 3 giây so với kỷ lục trước đây do Jaguar nắm giữ và nhanh hơn 25 giây so với kỷ lục chiếc xe dẫn động cầu trước nhanh nhất của Renault.
Tôi sẽ tiếp tục điều khiển chiếc xe này trong điều kiện mưa to, nắng gắt trên các đường đua đáng sợ nhất thế giới. Chiếc xe là minh chứng cho việc lái xe bất kể điều kiện, có thể là Nurburgring hoặc Autobahn. Kỷ lục mà tôi đạt được ở đây sẽ đặt ngang hàng với chức vô địch giải đua xe. Đây cũng là dấu ấn trong việc phát triển xe thương mại từ xe đua", tay đua Thed Bjork cho biết.
Các kỹ sư và tay đua của Cyan Racing, đối tác chính thức của Geely Group Motorsport tại các giải đua xe thể thao, đã phát triển 03 Cyan Concept. Mẫu xe này là phiên bản đường trường của chiếc xe đua Cyan tại giải World Touring Car Cup (WTCR). Những người tạo ra chiếc xe này phần lớn là cùng một đội nhóm phát triển những mẫu xe ý tưởng trước đó như Volvo C30 Concept và S60 Concept.
"Chúng tôi sẽ hoàn thành những mục tiêu mà chúng tôi đã đặt ra cho 03 Cyan Concept, đây là sản phẩm tiền đề cho bộ phận xe hiệu suất Lynk & Co trong tương lai", ông Henrik Fries - người đứng đầu bộ phận R & D tại Cyan Racing nói.
"Mục đích chính của hãng là phát triển, những kỷ lục mà chúng tôi đã phá vỡ là minh chứng cho tiềm năng và khả năng của nền tảng Lynk & Co, cũng như triết lý kỹ thuật của chúng tôi từ hơn 2 thập kỷ làm việc trong lĩnh vực xe đua thể thao và xe thương mại", Henrik Fries cho biết thêm.
Tuy nhiên, mẫu sedan này vẫn chưa được sản xuất đại trà. Việc phát triển 03 Cyan Concept sẽ tiếp tục trong suốt năm 2019. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng sẽ thử nghiệm chiếc xe trong điều kiện mùa đông ở phía bắc Thụy Điển để đảm bảo hiệu suất chiếc xe vẫn tốt trong những môi trường khắc nghiệt.
Kỷ lục vòng đua 7 phút 20.143 giây đã được thiết lập trên chiều dài 20,832 km theo tiêu chuẩn của đường đua Nurburgring, không phải quãng đường 20,6 km ngắn hơn mà một số hãng xe khác từng thử nghiệm. Với phiên bản đường đua ngắn hơn, Link & Co 03 Cyan Concept hoàn thành trong thời gian 7 phút 15.123 giây.
Với thành tích này, Cyan Racing cũng vượt qua thành tích xe đua cầu trước nhanh nhất do Volvo S60 Cyan TC1 lập được (8 phút 34.813 giây), cũng như soán ngôi vị chiếc sedan 4 cửa nhanh nhất của Volvo S60 Concept thiết lập năm 2016 (7 phút 51.110 giây).
Theo Zing
Warsaw Motor Show 2019 Triển lãm xe hơi lớn nhất Ba Lan lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm nay Triển lãm xe hơi và các công nghệ mới trong ngành công nghiệp ô tô lớn nhất Ba Lan - Warsaw Motor Show 2019 sẽ được tổ chức tại trung tâm hội nghị triển lãm Ptak Warsaw Expo, với khuôn viên hơn 100.000m2, bao gồm nhiều khu vực tham quan dành cho người yêu xe, khu vực kinh doanh, cũng như các hoạt...