Khách hàng của hạt mắc-ca sẽ chủ yếu là Trung Quốc?
Theo trang thông tin của LienVietPostBank, ngày 6.5, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên năm 2017 để nhìn lại 1 năm hoạt động, đồng thời xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của Hiệp hội trên chặng đường tiếp theo
Các đại biểu tham quan vườn mắc ca ở Lâm Hà, Lâm Đồng. Ảnh: NNVN
Theo Ông Dương Công Minh – Chủ tịch hiệp hội mắc ca Việt Nam, đến nay Công ty Cổ phần Him Lam đã cam kết đầu tư 1.000 tỷ đồng phát triển cây mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng. Về phía LienVietPostBank, ngân hàng đã triển khai 2 gói tín dụng ưu đãi với tổng vốn cam kết là 13.000 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân trồng mắc ca, các tổ chức – doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm mắc ca khu vực Tây Nguyên, trong đó 10.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để phát triển mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng và 3.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để phát triển mắc ca và cây công nghiệp tại tỉnh Đắk Nông. “Tôi tin tưởng rằng, sự sáng suốt của toàn thể Hội nghị ngày hôm nay cùng sự đồng lòng, quyết tâm của mỗi thành viên Hiệp hội là điều vô cùng cần thiết để đưa ngành công nghiệp mắc ca tiến thêm những bước dài và vững chắc trong thời gian tới”, Ông Dương Công Minh khẳng định.
Trong 10 năm tới, Hiệp hội mắc ca Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu để hoạt động hiệu quả, đạt được các mục tiêu: hỗ trợ và phát triển hệ thống các doanh nghiệp làm giống mắc ca; trong 10 năm tới trồng mới 30 triệu cây mắc ca (trồng xen 20 triệu cây, trồng thuần 10 triệu cây…); sản lượng hạt mắc ca đạt từ 350.000 – 400.000 tấn, tổng giá trị sản phẩm đạt trên 1 tỷ USD; xây dựng 30 nhà máy sơ chế hạt mắc ca và 8 nhà máy chế biến mắc ca quy mô lớn; hợp tác với các Hiệp hội Mắc ca trên thế giới để hỗ trợ phát triển ngành mắc ca Việt Nam.
Video đang HOT
Thành phần tham dự Hiệp hội mắc ca hiện nay chủ yếu là đại diện của các doanh nghiệp như Him Lam, Ngân hàng Liên Việt và một số chuyên gia lớn tuổi đã nghỉ hưu từ lâu. Ảnh: LienVietPostBank.
Trong khi đó, theo thông tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam: Trả lời về một số băn khoăn của dư luận và người dân về thị trường tiêu thụ sản phẩm, phía Hiệp hội mắc ca Việt Nam đã trực tiếp tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, hợp tác tại các quốc gia như Úc, Trung Quốc… Tham gia các đoàn đều có lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số địa phương, lãnh đạo một số doanh nghiệp, người nông dân và các tổ tư vấn giúp việc cho một số cơ quan Nhà nước.
Thông qua các chuyến đi thực tế đó, Hiệp hội mắc ca mong muốn tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Được biết sản lượng mắc ca Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 600 tấn; nhu cầu thị trường thế giới cũng chỉ mới đáp ứng được 25%. Tại thị trường Trung Quốc nhu cầu sử dụng hạt khô của người dân ở đây rất lớn. Mặc dù vậy, sản lượng mắc ca ở đất nước Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên họ vẫn nhập khẩu ở 20 quốc gia trên thế giới.
Tại buổi làm việc của Hiệp hội mắc ca Việt Nam với lãnh đạo chính quyền các tỉnh An Huy, Chiết Giang và Hiệp hội quả khô Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp ở tỉnh An Huy trung tuần tháng 4 vừa qua cho thấy nhu cầu nhập khẩu hạt khô, đặc biệt là mắc ca ở Trung Quốc là rất lớn.
Nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc khẳng định rằng, với diện tích và sản lượng trong lộ trình phát triển mắc ca của Việt Nam 10 năm tới thì chỉ cần 2 nhà máy ở TP Lâm An tỉnh An Huy là tiêu thụ hết. Họ cho rằng, chi phí cho vận chuyển ở các nước Nam Phi sẽ tốn kém hơn so với một đất nước láng giềng như Việt Nam. Do đó, đầu ra cho sản phẩm mắc ca về lâu dài là không mấy lo lắng.
Tại hội nghị thường niên lần này, nhiều ý kiến phát biểu một lần nữa khẳng định tính ưu việt và tiềm năng thế mạnh phát triển mắc ca ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Nghĩa Biên, Viện trưởng Viện Quy hoạch điều tra rừng, Bộ NNPTNT cam kết rằng sẽ sát cánh cùng Hiệp hội mắc ca Việt Nam. Cùng phối hợp với Hiệp hội để xây dựng dữ liệu về mắc ca, về điều kiện tự nhiên, khí hậu, kỹ thuật, sản phẩm, thị trường để chủ động trong vấn đề phát triển mắc ca ở các địa phương. Cơ sở dữ liệu này sẽ được cập nhật thường xuyên.
“Tôi cho rằng, tâm thế của hội nghị hôm nay nó khác hơn hẳn so với những gì đã diễn ra cách đây 3 năm”, ông Biên chia sẻ.
Theo Danviet
Việt Úc "bắt tay" thúc đẩy phát triển ngành mắc ca
Hiệp hội Mắc ca Việt Nam (VMA) và Hiệp hội Mắc ca Úc (AMS) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp mắc ca của hai quốc gia Úc - Việt Nam và thế giới.
Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội mắc ca VN và Hiệp hội mắc ca Úc tại thành phố Sunshine Coas (bang Queensland, Úc). Ảnh Phương Liên.
Lễ ký kết giữa VMA và AMS được thực hiện vào cuối tuần qua, là một hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo Ngành Mắc ca Úc năm 2016, tổ chức từ ngày 18 đến 20.10.2016 tại thành phố Sunshine Coast bên bờ biển phía Đông Nam bang Queensland, Úc. Hội thảo này là sự kiện lớn nhất từ trước đến nay của ngành mắc ca hai nước, là nơi kết nối những người đại diện trên toàn bộ chuỗi cung ứng - những đơn vị trồng, chế biến, các nhà nghiên cứu, tiếp thị, nhà đầu tư, đại diện thương mại và các tổ chức nghề quốc tế.
Theo thỏa thuận hợp tác này, hai bên sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực từ việc lựa chọn giống, sản xuất tại vườn ươm đến quản lý trang trại, thu hoạch và các khâu xử lý sau thu hoạch. Bên cạnh đó, AMS cũng hỗ trợ VMA trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về kỹ thuật canh tác, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, trao đổi thông tin về thị trường, xây dựng môi trường thương mại tự do, cạnh tranh công bằng, thượng tôn pháp luật giữa hai quốc gia. Hai bên cũng sẽ triển khai các nội dung hoạt động khác có liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp mắc ca của hai nước và thế giới.
Giáo sư Hoàng Hòe, Phó Chủ tịch VMA cho biết: Trong hơn 10 năm qua, ngành mắc ca Úc đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong việc xây dựng ngành mắc ca Việt Nam ngay từ những bước đầu tiên. Với sự kiện ký kết thỏa thuận chính thức ngày hôm nay, sự hợp tác giữa hai hiệp hội sẽ đánh dấu thêm bước phát triển mới, nhằm đưa ngành mắc ca Việt Nam có vị trí xứng đáng trên bản đồ mắc ca thế giới.
Đặc biệt, mối quan hệ hợp tác với AMS sẽ giúp VMA có thêm các kinh nghiệm và bài học về ngành mắc ca, bao gồm: Khâu nghiên cứu, sản xuất giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, thương mại, cũng như tăng cường xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Với mong muốn đồng hành phát triển cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới tại khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, trong 2 năm qua, LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam -Cổ đông sáng lập chủ chốt của ngân hàng này, đã và đang đóng vai trò doanh nghiệp đầu tàu triển khai nhiều công việc quan trọng nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu trên. Công ty Cổ phần Him Lam và LienVietPostBank đã trở thành Thành viên Hiệp hội mắc ca Úc lần lượt vào tháng 2.2015 và tháng 6.2016.
Mới đây, vào đầu tháng 10.2016, LienVietPostBank đã chính thức ra mắt sản phẩm tín dụng mắc ca thông qua 2 hội thảo "Tư vấn vay vốn và đào tạo canh tác cây mắc ca" tại xã Tân Hà và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm hộ nông dân đã, đang và có ý định trồng mắc ca tại Lâm Đồng. Được biết, tong thời gian tới, LienVietPostBank và VMA sẽ triển khai hội thảo này tại nhiều địa phương khác trên cả nước.
Theo Danviet
Mắc ca và 3 câu hỏi từ Tây Nguyên: Chặt bỏ hay ghép lại với cây "điếc"? Trước câu hỏi của một số nông dân các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk về giải pháp cải tạo vườn cây thực sinh, hoặc cây ghép dởm đã trót trồng lên 4-5 năm mà không ra quả, chặt đi thì tiếc, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng - Tổng thư ký các Hội sinh học Việt Nam nêu ý kiến: Đã trồng mắc ca...