Khách hàng bức xúc tố Tập đoàn Mường Thanh thu phí dịch vụ “chui”
Khi đến Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh) xin xác nhận của chủ đầu tư để chuyển nhượng nhà ở, khách hàng đều phải nộp phí 10 triệu đồng mà không được xuất bất kỳ hóa đơn hay phiếu thu, cũng không được giải thích rõ ràng khiến người dân bức xúc.
Không nộp tiền không được chủ đầu tư xác nhận?
Vừa qua, báo Người tiêu dùng nhận được phản ánh của bạn đọc về việc mua lại nhà chung cư tại khu vực Linh Đàm do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên ( Tập đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư phải nộp khoản phí không chính đáng.
Cụ thể, ngày 10/7/2018, ông P.T.B. mua lại một căn hộ ở tòa nhà chung cư HH2C Linh Đàm thuộc đự án tổ hợp chưng cư và dịch vụ thương mại HH2, ô đất HH2, lô CC6, khu dịch vụ và tổ hợp nhà ở Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Sau khi hoàn thiện việc đóng thuế cũng như các thủ tục liên quan để sang tên hợp đồng, ông B. cho biết đã đến trụ sở của công ty này để xin xác nhận của chủ đầu tư nhưng được nhân viên môi giới báo chuẩn bị số tiền 10 triệu đồng làm phí.
Mỗi khách hàng đến xin xác nhận của chủ đầu tư đều phải nộp 10 triệu đồng.
“ Ngỡ ngàng trước thông tin này, tôi có hỏi kỹ lại người môi giới xem đó là khoản gì, phí xác nhận thôi mà cao thế và không biết công ty có quy định cụ thể nào về vấn đề này không? thì họ có nói đó là phí xác nhận của chủ đầu tư, phải nộp tiền thì người ta mới xác nhận. Khi đến xin xác nhận, tôi cũng hỏi kế toán thì được biết đây là quy định, chủ đầu tư thu của người chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng nộp thì do 2 bên tự thỏa thuận nhưng không xuất hóa đơn hay phiếu thu cho khách hàng. Tôi hỏi vì sao lại không có giấy tờ gì khi nộp tiền thì kế toán ậm ờ nói cho qua và cho biết ai đến xin xác nhận cũng đều phải nộp đầy đủ.”, ông B. cho biết.
Phản ánh tới báo Người tiêu dùng, ông B. cũng cho biết thêm, không riêng gì ông, một số người bạn khác khi mua nhà của do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư cũng phải nộp 10 triệu phí xác nhận này. Mặc dù bức xúc nhưng nếu không nộp tiền thì không được xác nhận để có nhà nên ai cũng “răm rắp” nộp tiền.
Việc thu phí xác nhận của chủ đầu tư trong chuyển nhượng nhà ở của Mường Thanh có dấu hiệu vi phạm.
Chủ đầu tư có được thu phí xác nhận chuyển nhượng nhà ở?
Liên quan đến vấn đề chuyển nhượng nhà ở, PV báo Người tiêu dùng đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Huy Tuấn – Đoàn Luật sư TPHCM để có những nhìn nhận chuyên môn về pháp luật.
Theo đó, luật sư Tuấn cho biết: ” Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là hình thức chuyển nhượng hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư cho chủ thể khác. Chuyển nhượng này chỉ có thể thực hiện khi cá nhân, tổ chức chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và phải được xác nhận của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nếu quy định cũ nêu rõ, chủ đầu tư không được thu bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc xác nhận chuyển nhượng nhà ở tại tại thông tư 16/2010/TT-BXD thì luật hiện nay lại không quy định cụ thể về vấn đề này. Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD quy định về các bước tiến hành hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại chỉ nêu trách nhiệm của chủ đầu tư. Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán trong thời hạn 5 ngày làm việc và giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ theo quy định. Việc xác nhận của chủ đầu tư vào hợp đồng chuyển nhượng nhà ở theo quy định pháp luật đã được nêu trên là trách nhiệm phải thực hiện. Hoàn toàn không có chuyện, nếu không nộp tiền, chủ đầu tư sẽ không xác nhận. Và đã là trách nhiệm luật định, nếu Mường Thanh không thực hiện đồng nghĩa với việc tập đoàn này đang có dấu hiệu cố tình vi phạm pháp luật”.
Video đang HOT
Một vấn đề nữa đặt ra, vì luật chưa quy định về việc thu phí xác nhận của chủ đầu tư nên đặt ra giả thiết: Trong trường hợp được phép thu nhưng Tập đoàn Mường Thanh không xuất hóa đơn/ phiếu thu có trái quy định?
Trả lời câu hỏi này, luật sư Trần Huy Tuấn nhận định: “Theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ dung thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng cung cấp dịch vụ quy định:
” 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số119/2014/TT-BTC) như sau:
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.
… Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Như vậy, và xếp khoản thu phí xác nhận chuyển nhượng vào mục các khoản thu thường xuyên của công ty mà không xuất hóa đơn để kê khai thuế, liệu có phải Mường Thanh đang làm sai quy định và có dấu hiệu của việc trốn thuế!?
Né tránh báo chí?
Liên quan sự việc này, sau nhiều lần liên hệ, đại diện truyền thông của Mường Thanh cũng chỉ cung cấp những thông tin chung chung: Hiện tập đoàn vẫn đang rà soát nội bộ, nên chưa có kết quả để trả lời báo chí.
Mặc dù sự việc đã trôi qua một tháng, nhưng tại sao Mường Thanh lại chậm trễ trong việc tìm hiểu và xác định kết quả để trả lời bạn đọc và khách hàng. Thậm chí, khách hàng sẵn sàng đối thoại với kế toán và các bên liên quan của tập đoàn để xác định sự việc này có hay không nhưng đơn vị này vẫn khất lần. Liệu có “uẩn khúc” gì đằng sau khiến đại diện cho Mường Thanh khi đối diện với báo chí phải vòng vo đến vậy? Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này!
Dương Nhung – Thanh Bình
Theo nguoitieudung
Hà Nội xử lý hơn 20 cán bộ liên quan đến sai phạm Tập đoàn Mường Thanh
Liên quan đến sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đã xử lý trên 20 cán bộ có liên quan đến trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước.
Chiều 19/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp thứ 5 HĐND TP. Phát biểu tại đây, cử tri quận Hoàn Kiếm nhắc lại những sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh nhưng chưa được thành phố xử lý triệt để. Cử tri quận Hoàn kiếm cũng đề nghị làm rõ việc Hà Nội chỉ tinh giản biên chế những đối tượng nghỉ hưu.
Sớm xử lý nghiêm sai phạm Mường Thanh
Cử tri Trịnh Thanh Phi (phường Cửa Đông) cho biết, cách đây 1 năm, khi trả lời ý kiến cử tri, Chủ tịch UBND TP đã nêu lên 4 sai phạm của doanh nghiệp này là: Xây dựng không phép; Xây dựng quá chiều cao quy định; Xây cả vào khu không được phép xây; Tiêu chuẩn PCCC không đủ.
Tuy nhiên, tại phiên họp HĐND TP Hà Nội vừa qua, trả lời chất vấn, Giám đốc Công an thành phố giải trình rằng doanh nghiệp này có 20.000 lao động, làm ăn ở 40 tỉnh thành, cả bên Lào, do đó cần huy động lực lượng điều tra viên khá đông vào cuộc xác minh với tinh thần tích cực, khẩn trương nhưng phải thận trọng vì đụng đến nhiều người...
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hoàn KiếmKiếm
Theo ông Phi cho rằng, trả lời chất vấn của Giám đốc Công an TP Hà Nội chưa có sức thuyết phục. "Chỉ nguyên việc doanh nghiệp này làm sai pháp luật về xây dựng và sử dụng đất đai ở khu đô thị Linh Đàm thôi đã rất rõ rồi, khó điều tra đến mức nào mà nói chưa đủ căn cứ để khởi tố", ông Phi bức xúc nói.
Cử tri quận Hoàn Kiếm băn khoăn liệu có phải do có sự bảo kê, cản trở mà Hà Nội, các tỉnh bất lực với sự coi thường pháp luật khắp cả nước của doanh nghiệp này. "Với Hà Nội, xin Chủ tịch UBND TP làm rõ thêm vấn đề này", cử tri Phi đề nghị.
Trả lời cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, ngay từ đầu năm 2016, sau khi Thanh tra Thành phố có kết luận về vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh, Ban cán sự Đảng UBND TP đã chủ động báo cáo Thành ủy và chuyển toàn bộ hồ sơ sang Công an TP để tổ chức điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Sau khi chuyển toàn bộ hồ sơ, Thành ủy và Ban cán sự UBND TP đã thường xuyên đôn đốc lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm xử lý nghiêm hành vi sai phạm của đơn vị này trước pháp luật.
Thường trực Thành ủy cũng đã giao cho Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tất cả cán bộ từ cấp phường, cấp quận, huyện thuộc huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai.
"Thành phố đã xử lý trên 20 cán bộ có liên quan đến trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước. Đó mới là xử lý về mặt trách nhiệm, thời gian tới, trong quá trình điều tra, Công an TP Hà Nội nếu phát hiện có những dấu hiệu vi phạm tiêu cực thì sẽ tiếp tục xử lý theo pháp luật", ông Chung nêu rõ quan điểm.
Trước những băn khoăn của cử tri, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, cần phải tôn trọng quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra. Theo ông Chung trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải chứng minh hành vi sai phạm và vi phạm đến đâu thì sẽ xử lý đến đó.
Với những bày tỏ sự chưa hài lòng về trả lời của Giám đốc Công an TP tại phiên chất vấn HĐND TP, Chủ tịch UBND TP xin tiếp thu. "Trong buổi họp kiểm điểm cuối năm chúng tôi sẽ truyền đạt nội dung ý kiến của các bác tới Giám đốc Công an TP", ông Chung cho hay.
Hà Nội phát hiện cán bộ vị phạm bằng cấp
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Trịnh Thanh Phi nhận định, thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội đã tinh giản được hơn 8 nghìn biên chế.
Tại kỳ họp thứ 5, HĐND TP cũng ra nghị quyết năm 2018, kế hoạch thành phố cắt giảm thêm hơn 7,4 nghìn biên chế nữa. Tuy nhiên, theo ông Phi, tinh giản biên chế còn chậm, đối tượng tinh giản chủ yếu là công chức, viên chức đến tuổi nghỉ hưu.
"Cử tri cho rằng, đối tượng cần cắt giảm trước hết là người có trình độ, năng lực chuyên môn yếu, kỷ luật kém và một số hợp đồng chỉ tiêu, hợp đồng vượt chỉ tiêu", ông Phi nói.
Cử tri quận Hoàn Kiếm đề cập những vấn đề liên quan đến tinh giản biên chế trên địa bàn TP Hà Nội
Trả lời cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, thành phố là một trong những đơn vị thực hiện nghiêm Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Đến nay thành phố đã sắp xếp xong tất cả các sở, ban, ngành; sắp xếp xong toàn bộ đơn vị sự nghiệp công lập và sắp xếp xong toàn bộ bộ máy của các ban của Đảng, các sơ sở của hội, tổ chức chính trị trên địa bàn.
Thành phố cũng đã xây dựng xong đề án vị trí việc làm. Theo đúng đề án này thì đến năm 2021, toàn TP sẽ giảm so với thời điểm hiện tại 2,5%, đúng theo chỉ tiêu.
Ông Chung cho biết, quá trình tinh giản, thành phố ưu tiên người có nguyện vọng về hưu trước tuổi và có khoản tiền bù đắp thời gian nghỉ trước. Với những người 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ cũng sẽ đưa vào đối tượng tinh giản biên chế.
"Thành phố đang chỉ đạo rà soát lại tất cả vấn đề liên quan đến trình độ, bằng cấp. Bước đầu cũng đã có một số trường hợp vi phạm trong bằng cấp, thành phố sẽ xử lý nghiêm túc và công khai trong thời gian tới", Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay.
Người đứng đầu UBND TP Hà Nội khẳng định, sẽ thực hiện nghiêm những quy định của Chính phủ về tinh giản biên.
"Đặc biệt từ nay đến 2021, chúng tôi luôn coi trọng việc đánh giá trình độ, năng lực, hiệu quả công tác, trên cơ sở đó hàng năm có bình bầu, bình xét, những đối tượng không đáp ứng công việc chúng tôi sẽ giảm", ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Kỷ luật thêm nhiều lãnh đạo phường dính sai phạm xây dựng của Mường Thanh Ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông (Hà Nội), cho biết nhiều lãnh đạo phường sẽ bị kỷ luật liên quan đến sai phạm tại các dự án của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh). Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông thông tin về sai phạm các dự án của...