Khách hàng bí ẩn thời khốn khó của Ukraine
Indonesia chuẩn bị tiếp nhận hệ thống radar tầm xa do Ukraine sản xuất.
Thông tin này được Tạp chí Defence -Ua ngày 6/6 cho biết, Liên hiệp Khoa học và sản xuất phức hợp Iskra (doanh nghiệp nhà nước Ukaine) chuẩn bị chuyển giao radar mảng pha chủ động thế hệ mới 80K6T (số lượng không xác định) cho khách hàng tại Đông Nam Á.
Dù không tiết lộ khách hàng bí ẩn nào đã đặt mua hệ thống radar 80K6T của Ukraine nhưng theo những thông tin được công khai trước đó cho thấy, quốc gia bí ẩn của lô radar sản xuất từ Ukraine này đã dần “lộ diện”.
Hệ thống radar do Ukraine sản xuất.
Theo Tập đoàn Quốc phòng Nhà nước Ukraine Ukroboronprom, ngay từ năm 2014, một phái đoàn quân sự cao cấp của Indonesia đã đến Kiev để làm việc với Ukroboronprom, nhằm tiếp cận với các thành tựu công nghiệp quốc phòng Ukraine sản xuất như tên lửa, radar và các thiết bị hàng không.
Trong chuyến làm việc đó, phía Indonesia cũng đã đến thăm nhà máy Artem nằm ở ngoại ô Kiev, nơi chuyên sản xuất các mẫu tên lửa không đối không và thiết bị hàng không đặc biệt cho lực lượng Không quân Ukraine.
Không quân Indonesia được cho là đang rất quan tâm tới các mẫu tên lửa không đối không do các công ty con của Ukroboronprom chế tạo, và cả hai bên đều đang xúc tiến các kế hoạch hợp tác quốc phòng chung giữa các công ty của hai nước. Ngoài các tên lửa không đối không, Indonesia cũng chú trọng tới việc đàm phán mua các hệ thống radar chống máy bay tàng hình do Ukraine sản xuất.
Phía Indonesia cũng đến thăm nhà máy sửa chữa máy bay MiGremont Zaporozhye, nơi chuyên thực hiện nâng cấp và bảo dưỡng các máy bay MiG-25, Su-27 và Su-25 của Không quân Ukraine. Đại diện của Ukroboronprom cho biết, công ty này sẽ sẵn sàng tham gia vào chương trình đấu thầu cung cấp các thiết bị quân sự do phía Không quân Indonesia mở thầu.
Cũng cần nhắc lại rằng, trước đây Ukroboronprom và Bộ quốc phòng Indonesia đã từng hợp tác với nhau trong một số hợp đồng cung cấp các mẫu xe bọc thép và dịch vụ bảo dưỡng hàng không cho quốc gia Đông Nam Á này.
Video đang HOT
Căn cứ vào những thông tin này, gần như chắc chắn rằng, Indonesia chính là khách hàng bí ẩn của 80K6T. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, 80K6T là một radar di động có chức năng cảnh giới và dẫn bắn.
Radar mới này có năng lực giám sát toàn diện không gian ba chiều với ba cự lý tầm ngắn, trung binh và tầm xa (tầm xa nhất đạt 500km). Nó thể hoạt động hoàn toàn tự một mình hoặc trở thành một phần trong hệ thống chống máy bay.
Radar 80K67 có khả năng chỉ thị mục tiêu cho lực lượng không quân hoặc phòng không tiêu diệt các đối tượng bay khác nhau trong tầm kiểm soát. Theo phân loại của NATO 80K6T là loại GCI (Ground-controlled interception – radar điều khiển đánh chặn từ mặt đất).
Mắt thần đến từ Ukraine có khả năng kháng nhiều cực tốt khi hoạt động trong 16 dải tần khác nhau. Đặc biệt thời gian triển khai của một trạm radar từ lúc ngừng di chuyển đến sẵn sàng hoạt động chỉ trong vòng 20 phút.
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Lộ số tiền mỗi lần Su-30MK2 Việt Nam khai hỏa
Tên lửa R77 trên tiêm kích Su30MK2 Không quân Việt Nam không kích diệt mục tiêu.
Theo thông tin được Quân chủng PK-KQ công khai, để sản xuất thành công mỗi chiếc UAV-02 làm mục tiêu cho tiêm kích Su-30MK2 tập bắn phải bỏ ra số tiền khoảng 120 ngàn USD. Đây là số tiền khá cao trong điều kiện ngân sách dành cho quốc phòng của Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, nếu Su-30MK2 dùng tên lửa không đối không R-77 trong mỗi lần thử nghiệm thì mức chi phí còn lớn rất nhiều. Theo số liệu được Nga công khai hồi năm 2015, mỗi quả tên lửa loại này có giá khoảng 800 ngàn USD.
Được biết, R-77 là loại tên lửa không đối không hiện đại nhất hiện nay trong Không quân Việt Nam vừa chính thức lộ diện hồi đầu năm 2016. R-77 là dòng tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động cực kỳ hiện đại do Công ty Vympel phát triển, trang bị cho Không quân Nga từ năm 1994. Hiện nay, R-77 đang là một trong những tên lửa không đối không bậc nhất thế giới.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, đặc điểm kỹ chiến thuật của R-77 vượt xa các tên lửa thế hệ cũ hơn R-24, R-27, các tên lửa nước ngoài như AIM-7F Sparrow, Skyflash, Matra super 530F, theo một số đặc điểm còn vượt trội hơn cả tên lửa AMRAAM AIM-120A của Mỹ.
Tên lửa R-77 có điều khiển tự dẫn tầm trung trang bị đa hệ thống dẫn đường. Tên lửa được sử dụng cho các mục tiêu: máy bay siêu cơ động, tên lửa hành trình, tên lửa "đất đối không" và "không-đối-không", máy bay ném bom chiến dịch chiến thuật, máy bay trực thăng.
Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào trên mọi góc nhìn, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc "bắn và quên", sử dụng dẫn đạn đa kênh. R-77 có thể hạ gục các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km/h trên độ cao từ 20 m đến 25 km.
Dẫn đạn R-77 có chế độ kết hợp: dẫn đường quán tính bằng tín hiệu radio từ máy bay và chuyển đổi chế độ tự dẫn bằng radar đầu dẫn tên lửa với máy tính, trong đó xác định khoảng cách đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn 9B1348E.
Trong trường hợp khóa mục tiêu của đầu tự dẫn thất bại, máy tính tự động chuyển đổi sang chế độ dẫn đường quán tính của máy bay, lập lại quỹ đạo đánh chặn mục tiêu hoặc hướng tên lửa đến mục tiêu khác.
Trong tình huống nhiễu nặng, đầu tự dẫn tên lửa thực hiện chế độ tự dẫn thụ động từ nguồn phát xung nhiễu điện từ trường và khóa mục tiêu bằng tín hiệu nhiễu và tấn công nguồn phát xung nhiễu điện từ - máy bay đối phương.
Nếu không chiến diễn ra trên khoảng cách ngắn - cận chiến, tên lửa sẽ được bật chế độ tự dẫn và không sử dụng chế độ dẫn đường quán tính. Trong điều kiện môi trường tác chiến nhiễu dày đặc, radar máy ngắm không thể cung cấp thông tin về tầm bắn và tốc độ tiếp cận mục tiêu, tên lửa được dẫn theo một quỹ đạo đặc biệt. Sau đó tên lửa tự dẫn bằng nguồn bức xạ điện từ từ máy bay đối phương. Tên lửa trang bị bộ phận kích nổ laser.
Đầu đạn của tên lửa là đầu đạn nổ phá mảnh thanh đặc trưng với các thành phần hiệu ứng nổ lõm nhỏ. Các mảnh đạn dạng thanh được sắp xếp liên kết với nhau để khi nổ sẽ tạo thành một đám mây mảnh thép cắt xé mục tiêu. Các thành phần nổ lõm cấu thành đầu đạn nhằm tiêu diệt mục tiêu cần có độ chính xác cao trong chế độ phòng thủ tên lửa của máy bay chiến đấu. Ví dụ như đánh chặn tên lửa phòng không đối phương.
Tên lửa không đối không R-77 trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 22,5kg với ngòi nổ laser cận tiếp xúc. Hiện nay, R-77 đang là vũ khí tiêu chuẩn cho tiêm kích T-50 của Nga. Như vậy, việc được trang bị R-77, sức mạnh của tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam được nâng lên một đẳng cấp mới trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và bảo vệ không phận trước các mối đe dọa đường không. (Ảnh trong bài: Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam).
Theo_Báo Đất Việt
Dịch vụ cho thuê trai ôm để đỡ nhớ chồng Khách hàng sẽ phải trả khoảng 1 triệu 700 nghìn đồng để sử dụng dịch vụ ôm thuê này. Dịch vụ "ôm không tình dục" đang phát triển ở Mỹ. (Ảnh: Ruaridh Connellan / Barcroft) Những người phụ nữ giờ đã có thể thuê người ôm để bớt cảm giác cô đơn trong lúc chồng, người yêu đi vắng. Loại dịch vụ "ôm...