Khách du lịch thích thú khi đến trải nghiệm Chợ quê Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)
Nếu có dịp về thăm Chợ quê Tân Thuận Đông (xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) vào dịp cuối tuần, du khách sẽ cảm thấy rất thích thú trước vẻ đẹp chân chất, mộc mạc.
Những người bà, người chị đon đả mời chào du khách, rồi hào sảng mời du khách dùng thử đủ thứ món bánh quê trước khi mua hàng…
Mua sắm, thưởng thức nhiều loại bánh dân gian là trải nghiệm thú vị khi khách du lịch đến tham quan Chợ quê Tân Thuận Đông
Cứ đều đặn vào thứ Bảy hàng tuần từ 14 – 20 giờ, du khách từ nhiều tỉnh, thành tìm về Chợ quê cù lao Tân Thuận Đông tham quan, trải nghiệm không gian chợ xưa. Lần đầu tiên đến tham quan Chợ quê Tân Thuận Đông, bà Đoàn Thị Đông, đến từ TP Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, bộc bạch: “Thấy báo, đài, mạng xã hội giới thiệu ở Đồng Tháp có Chợ quê Tân Thuận Đông hấp dẫn, sinh động nên cuối tuần, cả gia đình tôi đến đây để trải nghiệm. Mặc dù quảng đường di chuyển có xa, nhưng khi đến chợ quê, tôi thấy không tiếc khi dành thời gian đến đây. Đồ ăn ở đây phong phú mà món nào ăn cũng ngon. Điều tôi thích và xúc động nhất khi đến tham quan chợ quê này là cảm giác được trở về những ngày xưa yêu dấu của mình, cái thời mộc mạc, phụ nữ ai cũng mặc áo bà ba đi chợ…”.
Các sản vật nhà vườn được bán tại Chợ quê Tân Thuận Đông
Đến với Chợ quê Tân Thuận Đông, du khách sẽ bị hấp dẫn trước sự hoành tráng của bộ sưu tập bánh dân gian và món ăn vặt miền quê, từ những loại bánh dân dã như: bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít trần, bánh cúng, bánh đúc… cho đến những loại bánh dân gian chỉ xuất hiện ở đám tiệc ngày xưa như: bánh phu thê, bánh mãng cầu, bánh trái bí…
Bà Đặng Thị Biết ngụ xã Tân Thuận Đông, phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ làm bánh ít trần rồi đem ra chợ bán khoảng 100 cái/ngày, thu nhập khoảng 100.000 đồng. Từ ngày có chợ quê, khách du lịch đến tham quan nhiều nên mỗi phiên chợ cuối tuần tôi làm 200 – 300 cái bánh, thu nhập tăng thêm khoảng 200 – 300 trăm ngàn đồng/phiên chợ”.
Video đang HOT
Qua gần 2 năm hoạt động, từ 24 hộ dân tham gia kinh doanh ban đầu, nay Chợ quê Tân Thuận Đông đã có gần 70 hộ dân tham gia bán hàng. Chợ quê hoạt động sôi động, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, góp phần giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, đồng thời có thêm một kênh mới để quảng bá nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm khởi nghiệp của địa phương đến với du khách gần xa.
Khách du lịch được tiểu thương ở chợ quê chia sẻ về nguồn gốc, xuất xứ của những chiếc bánh
Ông Phan Hoàng Huy – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Đông, cho bết: “Mô hình chợ quê hoạt động từ tháng 3/2022, đến nay đã tổ chức được 58 buổi họp chợ, thu hút trên 130.000 lượt khách tham quan, doanh thu trên 9 tỷ đồng. Hiện mỗi tuần, Chợ quê Tân Thuận Đông thu hút khoảng 1.500 – 2.000 lượt khách, riêng dịp lễ 02/9 và Tết Dương lịch chợ đón hơn 4.000 khách…”.
Nhằm phát triển Chợ quê Tân Thuận Đông theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, UBND xã Tân Thuận Đông đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, địa phương thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn cho các tiểu thương về an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ năng phục vụ khách du lịch, hướng dẫn tiểu thương kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế sử dụng chai, hộp nhựa, túi ni lông… Đặc biệt, nhằm đảm bảo an ninh cho khu chợ, địa phương bố trí lực lượng an ninh trực xuyên suốt trong thời gian diễn ra phiên chợ.
Khách du lịch quốc tế đến tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn
Sau một ngày tạm hoãn, ngày 22-11, trên 40 khách du lịch quốc tế đã đến tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam).
Đoàn du khách quốc tế tham quan Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Sau màn chào đón bằng các tiết mục nghệ thuật đậm màu sắc văn hóa dân gian Chăm Pa, đoàn du khách quốc tế được di chuyển vào vùng lõi của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn bằng xe buýt điện chất lượng cao. Tại vùng lõi Di sản - nơi được ví là thung lũng hội tụ văn hóa tâm linh của Đền tháp Mỹ Sơn, du khách quốc tế đắm mình trong chương trình nghệ thuật đặc sắc của nền văn hóa Chăm, thưởng thức các vũ điệu nghệ thuật dân gian Chăm trong không gian huyền thoại, trải nghiệm nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Chăm, trình diễn trích đoạn lễ hội Rija nưgar, chuốt Gốm Chăm, dệt Thổ cẩm, học làm hoa tai Chăm, trải nghiệm các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực truyền thống Chăm - Việt.
Đo thân nhiệt du khách trước khi vào quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Sản phẩm du lịch chính của Mỹ Sơn là quần thể các đền tháp. Hai năm qua, do ảnh bởi dịch COVID-19 khiến du lịch Di sản này bị gián đoạn, song đây là thời gian để các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam trùng tu các di tích theo nguyên tắc bảo vệ nguyên vẹn các giá trị cốt lõi của di sản cho đời sau. Theo đó, chuyên gia Ấn Độ, Việt Nam và hàng trăm công nhân lành nghề đã tập trung bảo tồn, tôn tạo các đền tháp A1, A12, A13 thuộc Nhóm A; sắp xếp lại Đài thờ A1 và phục dựng, tái định vị gồm trụ đỡ, lối vào đền A1; hoàn thành trùng tu các tháp A2, A4, A5, A6 và A7 xung quanh Đền A1, tiến hành trùng tu phần đế tháp A13. Đến nay, nhóm tháp A - Kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Chămpa đã hoàn toàn đủ khả năng mở cửa phục vụ du khách tham quan.
Xe điện chở khách vào tham quan khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Đặc biệt, sau thời gian trùng tu, bổ sung hiện vật, tư liệu, Hội đồng thẩm định bảo vật tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã nghiệm thu thống nhất hồ sơ khoa học về Đài thờ Mỹ Sơn A10, trình Hội đồng thẩm định Bảo vật Quốc gia công nhận Đài thờ Mỹ Sơn A10 là Bảo vật Quốc gia. "Bảo vật này chắc chắn sẽ là một điểm thu hút lượng lớn khách tham quan, nhất là khách quốc tế", Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết thêm.
Du khách tham quan vùng lõi Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, anh Aleksei Fanberow đến từ Israel nói: "Sau hai năm gián đoạn vì dịch COVID-19, bây giờ trở lại Việt Nam tôi thấy rất an toàn, phong cảnh rất đẹp, con người hiền hòa, mến khách, các điểm đến rất hấp dẫn. Riêng đối với Mỹ Sơn, đây là tài sản của nhân loại, được các bạn giữ gìn rất tốt. Tôi tin rằng, sau khi Việt Nam mở cửa đón khách du lịch sẽ có nhiều khách quốc tế đến tham quan Di sản này. Tôi và bạn bè tôi nhất định sẽ trở lại Mỹ Sơn vì đã trót yêu Mỹ Sơn rồi!".
Du khách tham quan bộ sinh thực khí liền khối Linga - Yoni.
Cùng với khách quốc tế, trong ngày hôm nay cũng đã có một số đoàn khách du lịch trong nước đăng ký tham quan Mỹ Sơn vào những ngày tới. Di sản Mỹ Sơn sẽ cố gắng góp phần cùng Quảng Nam khôi phục lại hình ảnh và vị thế của ngành Du lịch, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết thêm.
Tất tần tật chi phí đi du lịch Quảng Bình nhất định phải biết Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, Quảng Bình không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm, khám phá. Quảng Bình là mảnh đất hứa với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hiện đang là lựa chọn của rất nhiều du khách. Để có được chuyến đi an...