Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam tăng vọt
Sau 11 tháng Chính phủ công bố chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho công dân mang hộ chiếu phổ thông từ 5 nước Tây Âu, tổng số lượng khách đến Việt Nam đã tăng vọt so với thời gian cùng kỳ năm ngoái.
Tại Phiên họp Nhóm công tác du lịch Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 48 tại Lima, Peru vừa diễn ra, Cơ quan Hỗ trợ đề xuất chính sách APEC (PSU) đã trình bày nghiên cứu về tác động của các giải pháp đến thu hút khách du lịch quốc tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị thực nhập cảnh có tác động lớn nhất đến sức hút của điểm đến du lịch. Trong đó, kết quả nghiên cứu của PSU thể hiện khá rõ thực tế đối với du lịch Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Ảnh minh họa
Cụ thể, từ 1/7/2015, Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho công dân mang hộ chiếu phổ thông từ 5 nước Tây Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia. Và sau 11 tháng thực hiện chính sách cùng nỗ lực của ngành du lịch, tổng số lượng khách từ 5 nước Tây Âu so với thời gian cùng kỳ đã đạt hơn 681.000 lượt, tăng hơn 15% (11 tháng trước đó lượng khách từ thị trường này là hơn 592.000 lượt).
Video đang HOT
Riêng 5 tháng đầu năm 2016, lượng khách đến Việt Nam từ thị trường này đạt gần 342.000 lượt, tăng 20,1% so với gần 285.000 lượt cùng kỳ năm 2015.
Đối với thị trường xa như Tây Âu, mức tăng trưởng nêu trên là rất cao so với mức tăng trưởng trung bình 5,35% giai đoạn 2010 2014. Nếu không tính số lượng khách từ Trung Quốc (tăng hơn 44%) và Hàn Quốc (tăng hơn 31%) với những đặc thù riêng, trong 5 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng các thị trường còn lại đạt 12,83%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 20,1% của tổng lượng khách du lịch từ các 5 nước Tây Âu được miễn thị thực nhập cảnh.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Sau 4 tháng, doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập siêu 5,6 tỷ USD
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 4/2016, Việt Nam đã xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 4 tháng, cả nước xuất siêu khoảng 1,46 tỷ USD, chiếm 2,8% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu 6,39 tỷ USD thì khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập siêu 5,6 tỷ USD.
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: TTXVN)
Báo cáo của Vụ Kế hoạch tại buổi họp Giao ban do Bộ Công Thương sáng nay (6/5) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng Tư ước đạt 14,1 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng, xuất khẩu ước đạt 52,87 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm ngoái).
Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 37,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn xuất khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 15,1 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng Tư ước đạt 14 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 51,4 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 30,7 tỷ USD, giảm 1,4%; khu vực đầu tư trong nước đạt 20,7 tỷ USD, giảm 0,8%.
Xét về nhóm hàng, Vụ Kế hoạch cho biết, trong 4 tháng, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt gần 44,8 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá bức tranh xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, dù đạt mức tăng 6% trong 4 tháng đầu năm, nhưng so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là 10% thì mức tăng còn thấp.
Nguyên nhân là do giá cả của nhiều mặt hàng nông sản cũng như giá dầu vẫn ở mức thấp. Tính chung mức giảm của nhóm hàng khoảng sản sau 4 tháng đã lên tới gần 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
"Dự báo nhóm nông sản sẽ bị ảnh hưởng do tình hình hạn hán đang lan rộng ở nhiều địa phương của cả nước" - ông Phan Văn Chinh nói.
Trước những vấn đề nêu ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, một trong những nhiệm vụ Thủ tướng giao Bộ Công Thương là đánh giá việc sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các Vụ, Cục chức năng cần xem xét những rào cản về thủ tục hành chính, qua đó rà soát lại và tinh giản giúp doanh nghiệp có nhiều động lực đẩy mạnh xuất khẩu.
"Bộ sẽ chấn chỉnh trong việc giám sát kiểm tra cấp phép trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, một mặt có thể thu hút đầu tư đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh" - Bộ trưởng lưu ý./.
Theo Việt Nam plus
Khách du lịch đổ dồn về Sapa tránh nóng Đợt nắng nóng cao điểm sẽ diễn ra vào cuối tuần nên nhiều gia đình đã tận dụng 2 ngày nghỉ đi du lịch, nghỉ dưỡng tại những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành. Chỉ cách Hà Nội 4 giờ di chuyển bằng ô tô trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai, thị trấn mờ sương Sa Pa được coi...