Khách du lịch quốc tế đến tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn
Sau một ngày tạm hoãn, ngày 22-11, trên 40 khách du lịch quốc tế đã đến tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam).
Đoàn du khách quốc tế tham quan Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Sau màn chào đón bằng các tiết mục nghệ thuật đậm màu sắc văn hóa dân gian Chăm Pa, đoàn du khách quốc tế được di chuyển vào vùng lõi của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn bằng xe buýt điện chất lượng cao. Tại vùng lõi Di sản – nơi được ví là thung lũng hội tụ văn hóa tâm linh của Đền tháp Mỹ Sơn, du khách quốc tế đắm mình trong chương trình nghệ thuật đặc sắc của nền văn hóa Chăm, thưởng thức các vũ điệu nghệ thuật dân gian Chăm trong không gian huyền thoại, trải nghiệm nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Chăm, trình diễn trích đoạn lễ hội Rija nưgar, chuốt Gốm Chăm, dệt Thổ cẩm, học làm hoa tai Chăm, trải nghiệm các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực truyền thống Chăm – Việt.
Đo thân nhiệt du khách trước khi vào quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Sản phẩm du lịch chính của Mỹ Sơn là quần thể các đền tháp. Hai năm qua, do ảnh bởi dịch COVID-19 khiến du lịch Di sản này bị gián đoạn, song đây là thời gian để các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam trùng tu các di tích theo nguyên tắc bảo vệ nguyên vẹn các giá trị cốt lõi của di sản cho đời sau. Theo đó, chuyên gia Ấn Độ, Việt Nam và hàng trăm công nhân lành nghề đã tập trung bảo tồn, tôn tạo các đền tháp A1, A12, A13 thuộc Nhóm A; sắp xếp lại Đài thờ A1 và phục dựng, tái định vị gồm trụ đỡ, lối vào đền A1; hoàn thành trùng tu các tháp A2, A4, A5, A6 và A7 xung quanh Đền A1, tiến hành trùng tu phần đế tháp A13. Đến nay, nhóm tháp A – Kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Chămpa đã hoàn toàn đủ khả năng mở cửa phục vụ du khách tham quan.
Video đang HOT
Xe điện chở khách vào tham quan khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Đặc biệt, sau thời gian trùng tu, bổ sung hiện vật, tư liệu, Hội đồng thẩm định bảo vật tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã nghiệm thu thống nhất hồ sơ khoa học về Đài thờ Mỹ Sơn A10, trình Hội đồng thẩm định Bảo vật Quốc gia công nhận Đài thờ Mỹ Sơn A10 là Bảo vật Quốc gia. “Bảo vật này chắc chắn sẽ là một điểm thu hút lượng lớn khách tham quan, nhất là khách quốc tế”, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết thêm.
Du khách tham quan vùng lõi Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, anh Aleksei Fanberow đến từ Israel nói: “Sau hai năm gián đoạn vì dịch COVID-19, bây giờ trở lại Việt Nam tôi thấy rất an toàn, phong cảnh rất đẹp, con người hiền hòa, mến khách, các điểm đến rất hấp dẫn. Riêng đối với Mỹ Sơn, đây là tài sản của nhân loại, được các bạn giữ gìn rất tốt. Tôi tin rằng, sau khi Việt Nam mở cửa đón khách du lịch sẽ có nhiều khách quốc tế đến tham quan Di sản này. Tôi và bạn bè tôi nhất định sẽ trở lại Mỹ Sơn vì đã trót yêu Mỹ Sơn rồi!”.
Du khách tham quan bộ sinh thực khí liền khối Linga – Yoni.
Cùng với khách quốc tế, trong ngày hôm nay cũng đã có một số đoàn khách du lịch trong nước đăng ký tham quan Mỹ Sơn vào những ngày tới. Di sản Mỹ Sơn sẽ cố gắng góp phần cùng Quảng Nam khôi phục lại hình ảnh và vị thế của ngành Du lịch, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết thêm.
Tu viện Thổ Nhĩ Kỳ chào đón hơn 123.000 khách du lịch
Tu viện Smela, nằm ở tỉnh Trabzon bên bờ Biển Đen, đã được hơn 123.000 người viếng thăm trong 99 ngày.
Tu viện cheo leo trên vách đá và ẩn giữa những tán cây rậm rạp. Ảnh: Daily Sabah
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, tu viện Sumela là một công trình chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo và kiến trúc của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Tu viện, một trong những trung tâm du lịch đức tin quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị đóng cửa vào năm 2015 do có nguy cơ đá rơi từ Núi Karadağ gần đó.
Sau khi hoàn thành 70% công việc trùng tu, tu viện mở cửa cho công chúng tham quan từ ngày 28/7 đến ngày 3/11/2020. Trong thời gian này, tu viện đã đón 123.933 lượt du khách.
Tu viện Sumela nằm tại Trabzon, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen. Tu viện được xây dựng trên một vách núi cheo leo cao 1.200m. Do thời tiết quanh năm ẩm ướt cộng với sương mù thường xuất hiện nên tu viện cổ kính này luôn khoác trên mình vẻ âm u, huyền bí.
Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động một dự án trùng tu vào tháng 2/2016 để quy hoạch môi trường, nghiên cứu và gia cố các tảng đá về mặt địa chất và địa kỹ thuật. Giai đoạn đầu tiên của dự án đã hoàn thành và một phần của tu viện ngoại trừ sân đã được mở cửa cho du khách vào tháng 5/2019.
Với việc hoàn thành một phần đáng kể của giai đoạn thứ hai, 65% tu viện đã được khai trương vào ngày 28/7/2020. Lễ khai trương có sự tham dự của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan qua hội nghị từ xa và Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Mehmet Nuri Ersoy.
Một số tảng đá gây nguy hiểm đã được hạ xuống, một số nơi được bao quanh bằng thép và các bộ phận bên trong đã được khôi phục tại Tu viện Smela, nơi đã bị đóng cửa gần 5 năm.
Tu viện đã đón gần 5.000 du khách mỗi ngày trong những ngày đầu tiên mở cửa cho công chúng và trở thành một trong những địa điểm khảo cổ được ghé thăm nhiều nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tu viện dự kiến sẽ mở cửa đón du khách một lần nữa vào ngày 31/1/2024.
Giám đốc Văn hóa và Du lịch Trabzon Mustafa Asan chia sẻ rằng tổng cộng có 11 rào chắn nhưng trung bình có 7 cọc thép giữa mỗi rào chắn. Những cọc thép dài khoảng 15 mét được các chuyên gia cố định vào đá là một công việc khó khăn.
Tỷ lệ hoàn thành công trình tại Tu viện Smela vượt quá 70%. Ngoài ra, công việc vẽ các bức bích họa trong tu viện cũng được thực hiện bởi các chuyên gia.
Những bức tranh tuyệt đẹp trên đá của tu viện. Ảnh: CNN
Tu viện Smela nằm trong Danh sách dự kiến Di sản Thế giới của UNESCO và Bộ Văn hóa và Du lịch, Văn phòng Thống đốc Trabzon và Khu đô thị Trabzon đang thực hiện công việc nghiêm túc để địa điểm này được đưa vào danh sách vĩnh viễn.
Asan cho biết: "Điều này rất quan trọng vì với việc khôi phục tu viện, chúng tôi sẽ để lại một di sản vững chắc cho các thế hệ tương lai".
Những quốc gia không muốn khách du lịch đến ồ ạt Nhiều quốc gia áp dụng thuế cho khách du lịch để giảm thiểu tình trạng quá tải nhằm cân bằng lợi ích kinh tế với việc bảo tồn di sản, thiên nhiên. Các loại thuế được thiết kế để hạn chế tác động tiêu cực, chẳng hạn như suy thoái môi trường và quá tải hạ tầng địa phương. Dưới đây là các...