Khách du lịch huỷ tour khi Đà Nẵng có 2 ca nhiễm COVID-19
Nhiều khách đã đặt đi du lịch Đà Nẵng đã hủy tour khi tại đây có ca dương tính thứ 2 với COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều khách phân vân đi du lịch tại thời điểm này đến các điểm khác hay không khi chót đặt phòng và vé?
Nhiều khách hủy tour đi Đà Nẵng khi có thông tin ca nhiễm thứ 2 tại đây.
Anh Minh Kha (Đống Đa, Hà Nội) vừa quyết định hủy chuyến đi Đà Nẵng và Hội An vào tuần tới khi có thông tin có ca nhiễm thứ 2 tại đây. “ Nhà tôi có 2 người lớn và 2 trẻ con. Đặt combo du lịch mất 10 triệu cho cả gia đình. Vì tôi hủy gấp nên gia đình chấp nhận mất hết tiền vé. Tình hình trong Đà Nẵng không biết thế nào nên tốt nhất là ở nhà. Du lịch không đi lúc này thì đi lúc khác còn sức khỏe là quan trọng nhất”, anh Kha nói.
Chị Thu Thủy (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, đầu tuần sau chị có chuyến du lịch Đà Nẵng nhưng cả nhà cũng đang rất phân vân giữa đi và hủy.
“Nhà tôi có 3 người lớn và 3 trẻ nhỏ, đã đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn. Tiền vé hết 9 triệu, do đặt vé rẻ nên không hoàn, không hủy được. Còn tiền khách sạn cũng hơn 5 triệu, vừa hỏi phía khách sạn thì họ cho biết trừ khi Đà Nẵng bị phong tỏa thì mới được hoàn tiền. Giờ đi du lịch như thế này cũng lo, đi về có khi lại bị cách ly. Từ lúc đọc tin Đà Nẵng có trường hợp thứ 2 dương tính COVID-19 tôi rất sốt ruột, giờ đành chờ xem chiều nay cơ quan chức năng thông tin như thế nào rồi quyết định”, chị Thủy nói.
Du khách không chỉ băn khăn đi du lịch Đà Nẵng vào thời điểm này và còn với nhiều điểm du lịch khác trên cả nước. Chị Hải Doan (Hoài Đức, Hà Nội) như ngồi trên đống lửa khi đã đặt xong vé máy bay, khách sạn cho chuyến đi Phú Quốc vào tuần tới. “Mặc dù dịch không xẩy ra tại điểm tôi đặt đi du lịch nhưng gia đình tôi gồm 2 người lớn, 2 trẻ em vẫn phải di chuyển bằng máy bay tại sân bay. Tại sân bay sẽ có nhiều khách đi về từ Đà Nẵng nên tôi rất lo lắng”, chị Doan nói.
Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Công ty Hanoi Redtours cho biết, đơn vị vừa nhận được thông tin về việc hạn chế các phương tiện công cộng đi đến thành phố Đà Nẵng. Hiện tại công ty có hơn 50 khách đang ở Đà Nẵng và có một số đoàn thì đầu tháng 8 sẽ đi. “Chúng tôi sẽ theo dõi kỹ, sát sao thông tin từ cơ quan chức năng để thực hiện vì quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho du khách và sẽ hủy tour khi cần thiết”, ông Hoan nói.
Đại diện Công ty Du lịch Nam Phương Caravan Tour cho biết, hiện công ty không có đoàn khách nào ở Đà Nẵng. Khi có thông tin ca nhiễm thứ 2, khách mua tour đến thành phố này đã gọi điện thoại đến công ty bày tỏ những lo lắng của mình.
Chính vì thế, những tour đến hoặc đi ngang Đà Nẵng đều được công ty dời lại đến hết tháng 8/2020 để bảo vệ chính nhân viên của công ty và khách hàng của mình, đợi đến khi có thông tin mới đến giữa tháng 8 sẽ tính toán tiếp.
Sáng ngày 26/7, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn về việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được tiếp tục hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được tiếp tục hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định của các cơ quan chức năng.
Du khách kẹt ở Đà Nẵng vì Covid-19: 'Người Việt Nam rất tử tế'
Khi không thể về nước vì dịch, Arijana và bạn trai phải lựa chọn nơi muốn 'mắc kẹt' tại Việt Nam. Họ đã chọn Đà Nẵng.
Arijana Tkalcec (24 tuổi) quyết định cùng bạn trai du lịch vòng quanh Đông Nam Á trong 7 tháng, sau khi tốt nghiệp đại học.
Cả 2 lên đường vào tháng 1, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng dịch bệnh sẽ nhanh chóng lây lan, trở thành đại dịch toàn cầu, buộc họ phải ở lại Việt Nam lâu hơn dự tính.
Dưới đây, Zing trích dịch bài viết của Arijana đăng trên Croatiaweek kể về những trải nghiệm của cô khi "mắc kẹt" ở Việt Nam vì đại dịch Covid-19.
Mắc kẹt vì đại dịch
Chúng tôi đến Bali, Indonesia và ở lại một tháng. Sau đó tới Việt Nam và có kế hoạch ở lại đây trong 3 tháng. Nhưng đại dịch bùng phát, mọi thứ không còn như kế hoạch ban đầu.
Trong 2 tuần đầu, mọi chuyện vẫn hoàn hảo. Chúng tôi nhập cảnh vào Việt Nam khi cả nước không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nhiều ngày. Nhưng mọi chuyện dần thay đổi khi chúng tôi đến Mũi Né, điểm đến thứ 3 của hành trình.
Các ca lây nhiễm bắt đầu gia tăng ở châu Âu. Ngày 10/3, Phan Thiết ghi nhận một ca nhiễm. Sau đó, các ca nhiễm mới dần được công bố. Thành phố sôi động, đông đúc khách du lịch trở nên vắng vẻ. Các nhà hàng đóng cửa, khách sạn ngừng nhận khách.
Arijana Tkalcec được đo thân nhiệt trước khi vào Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM.
Nhận thấy tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn chưa đến mức tồi tệ, tôi và bạn trai tiếp tục đến Đà Lạt. Nhưng ở đây, chúng tôi bị từ chối vào một nhà hàng địa phương vì là khách nước ngoài.
Mọi người đi trên đường đều lập tức đeo khẩu trang khi chúng tôi đi qua. Nhiều ca nhiễm mới ở Việt Nam là người từ nước ngoài trở về. Vì vậy, tôi phần nào hiểu được hành động của họ. Cuối cùng, chúng tôi phải đưa ra sự lựa chọn: ở lại hay về nước?
Quyết định ở lại
Dịch bệnh lan nhanh, các nước trên thế giới bắt đầu đóng cửa biên giới. Tình hình châu Âu trở nên tồi tệ, các chuyến bay ngày càng ít. Sau những cuộc gọi bàn bạc kỹ lưỡng với gia đình, bạn bè ở quê nhà, chúng tôi quyết định ở lại Việt Nam.
Có nhiều lý do để chọn ở lại. Đầu tiên, việc di chuyển bằng máy bay trong thời điểm đó khá mạo hiểm. Thứ hai, chi phí đi lại phát sinh trong mùa dịch cũng rất đắt đỏ. Và cuối cùng, nếu về nước thành công, cả hai sẽ phải cách ly 14 ngày, đồng thời có thể gây nguy hiểm cho người thân, gia đình.
Sau khi quyết định ở lại, chúng tôi phải hành động nhanh chóng. Chúng tôi phải lựa chọn nơi mà mình muốn "mắc kẹt". Chúng tôi đã chọn Đà Nẵng, một thành phố lớn, với rất nhiều dân "du mục thời kỹ thuật số". Chúng tôi có thể có đầy đủ mọi thứ mình cần cho cuộc sống bình thường.
Cả hai đã ngồi xe ôtô trong 6 tiếng từ Đà Lạt về Nha Trang, rồi tiếp tục ngồi tàu gần 10 tiếng tới Đà Nẵng. Một người tỏ ra lo lắng khi biết ở cùng khoang với chúng tôi và phải mất một lúc mới chấp nhận điều đó. Chúng tôi thể hiện sự tôn trọng ông ấy bằng việc đeo khẩu trang suốt 10 tiếng trên tàu.
Hình ảnh Arijana Tkalcec ghi lại khi đến các thành phố lớn của Việt Nam.
"Chúng tôi cảm thấy an toàn khi ở đây"
Cảnh tượng ở nhà ga Đà Nẵng khiến chúng tôi rất sốc. Cảnh sát đứng ở lối vào. Một người cầm tấm biển ghi tiếng Anh hướng dẫn chúng tôi làm các thủ tục vì chúng tôi là khách nước ngoài duy nhất trên tàu. Ban đầu, tôi rất sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Nhưng rồi, tôi thấy họ rất tử tế. Điều đó làm tôi bình tĩnh hơn. Chúng tôi được đo nhiệt độ và hướng dẫn khử trùng tay 2 lần. Vì là khách quốc tế, chúng tôi phải điền thêm một số thông tin như nơi đến, nơi đã ở, đến Việt Nam khi nào...
Arijana Tkalcec và bạn trai cảm thấy may mắn khi quyết định ở lại Việt Nam.
Chúng tôi cũng phải tải ứng dụng Khai báo y tế và điền thông tin. Mỗi ngày, ứng dụng này đều hỏi chúng tôi có cảm thấy khỏe không, có bất kỳ triệu chứng nào không.
Bằng cách này, cơ quan y tế có thể theo dõi sức khỏe của chúng tôi và phản ứng nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Mỗi người cũng được xác định bằng một số nhất định và được quét qua mã QR.
Chúng tôi tới Đà Nẵng vào phút chót. Ngày hôm sau thành phố bắt đầu đóng cửa các địa điểm công cộng.
Tôi và người yêu chỉ ở nhà nhưng cảm thấy may mắn. Bãi biển đóng cửa, các con đường xung quanh cũng đóng cửa, cấm tụ tập.
Mọi người đi ra ngoài đều phải đeo khẩu trang. Ngày 16/4, các nhà hàng vẫn mở cửa nhưng không đón khách, chỉ phục vụ khách mua mang về hoặc giao hàng tận nhà.
Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát tốt đại dịch. Đó là một phần lý do chúng tôi cảm thấy an toàn khi ở đây. Chính phủ luôn tích cực trong việc tuyên truyền phòng chống Covid-19. Họ còn tạo ra những bài hát, vũ đạo để khuyến khích mọi người vệ sinh đúng cách.
Đến hiện tại, chưa có trường hợp nào tử vong. Tôi nghĩ rằng một phần Việt Nam đạt được kết quả này là vì những người lớn tuổi ở đây rất khỏe mạnh. Họ tập thể dục mỗi ngày và rất năng động.
Nam Sơn, chùa đẹp vô cùng! Đà Nẵng là TP có khá nhiều ngôi chùa linh thiêng. Ngoài 9 ngôi chùa "cầu được ước thấy" như chùa Linh Ứng, chùa Quan Âm, chùa Tam Thai, chùa Phổ Đà, chùa Tam Bảo, chùa Pháp Lâm... thì mới đây Nam Sơn tự là ngôi chùa thứ 10 của địa phương này được nhiều phật tử và du khách tìm đến. Chùa...