Khách đi tàu sẽ được phục vụ suất ăn tiêu chuẩn hàng không?
Mới đây, lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã giao Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn khẩn trương hoàn thành các thủ tục, công việc liên quan đến triển khai thí điểm phục vụ suất ăn trên tàu theo tiêu chuẩn hàng không.
Theo kế hoạch dự kiến, đầu năm 2018, hai công ty này sẽ phối hợp với đơn vị chuyên cung cấp suất ăn cho ngành hàng không để phục vụ khách trên tàu hỏa, thay vì nấu ăn trên tàu như hiện nay.
Suất ăn trên tàu Bắc – Nam hiện nay chưa làm hài lòng hành khách.
Theo đề xuất, suất ăn chính 35.000 đồng/phần, suất ăn phụ 25.000 đồng/phần. Các phần ăn này sẽ được chế biến sẵn trong ngày, đảm bảo chất lượng, vệ sinh thực phẩm. Thực đơn cũng sẽ thay đổi mỗi ngày, đa dạng nhiều món và đặc trưng của ẩm thực địa phương theo từng hành trình.
Các suất ăn được cấp tại các ga Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn. Cũng như suất ăn trên máy bay, suất ăn trên tàu chỉ được sử dụng trong ngày và được làm nóng trước khi phục vụ hành khách.
Động thái này của ngành đường sắt Việt Nam được xem là “điểm cộng” cũng như “phao cứu sinh” trong bối cảnh cạnh tranh giữa các loại hình vận tải hành khách, đặc biệt là sự “lên ngôi” của hàng không giá rẻ.
Có thể nói, trong vài năm trở lại đây, ngành đường sắt không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh. Nhưng điểm lại cũng chỉ dừng ở đóng mới, cải tiến toa tàu… Còn về việc phục vụ ăn uống cho hành khách trên chặng hành trình kéo dài hàng chục tiếng đồng hồ thì chưa thật sự có bước đột phá.
Hành khách chờ lên tàu tại ga Đà Nẵng
Trong khi đó, ngành hàng không giá rẻ không ngừng phát triển với giá vé cạnh tranh đã “hút” một phần khách của ngành đường sắt. Những đối tượng hành khách bình dân có xu hướng chuyển sang sử dụng dịch vụ hàng không.
Có thể đưa ra so sánh đơn giản để thấy được sự cạnh tranh của ngành đường sắt với hàng không đang thua kém như thế nào.
Một vé tàu mềm điều hòa toa 4 giường từ TPHCM đi Hà Nội có giá gần 2 triệu đồng. Trong khi đó, với một vé máy bay giá rẻ có giá tương đương, hành khách chỉ mất 2 tiếng đồng hồ để có mặt tại Hà Nội thay vì ngồi tàu hỏa hàng chục tiếng.
Video đang HOT
Hành khách vừa mất thời gian mà việc ăn uống cũng không được thoải mái. Đồ ăn trên tàu không khiến hành khách hài lòng về cả chất lượng lẫn hình thức phục vụ.
Trước đây, ngành đường sắt cũng thực hiện việc đưa suất ăn lên tàu. Hành khách được phục vụ cơm (đưa vào giá vé) trên các chuyến tàu Bắc – Nam. Đồ ăn được nấu nướng tại xưởng chế biến, cơm được nấu trên tàu. Trước khi phục vụ, nhân viên sẽ làm nóng thức ăn và chia cơm, thức ăn vào các hộp nhựa cho hành khách.
Tuy nhiên sau đó, kế hoạch này đã thất bại do quá nhiều hành khách chê cơm không ngon mà vẫn bị ép ăn, trả tiền. Đến năm 2007, ngành đường sắt quyết định chuyển sang phục vụ cơm suất tự chọn, được nấu trên tàu.
Hàng quán phục vụ khách đi tàu tại ga Diêu Trì (Bình Định)
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, việc đưa suất ăn hàng không lên tàu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đem đến dịch vụ tốt nhất cho hành khách. Trước mắt, ngành đường sắt sẽ thực hiện thí điểm trên một số đoàn tàu có hành trình phù hợp. Sau đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm từ phản hồi của hành khách. Nếu mô hình này thành công sẽ nhân rộng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Quốc Trung – Phó Tổng giám đốc Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn – cho biết hiện nay đơn vị đang thực hiện các công việc liên quan. Các phương án đang được xây dựng và bàn thảo.
Về vấn đề hành khách quan tâm nhất là suất ăn sẽ tính vào giá vé hay là tự chọn, ông Trung cho biết: “Phương án đang dở dang, khi nào thống nhất, hoàn chỉnh sẽ thông tin sớm nhất đến người dân và hành khách được biết”.
Quốc Anh
Theo Dantri
Mệt nhoài trên chuyến tàu Bắc - Nam
Tưởng xe khách mới xảy ra tình trạng nhồi nhét khách, nhưng vào những ngày giao thông căng thẳng, nhu cầu đi lại tăng cao, ngay trên cả những chuyến tàu Bắc - Nam, hành khách cũng phải vật vã, ngồi lê lết, nằm vật vờ trên lối đi hoặc nhồi nhét trong buồng nghỉ của nhân viên trên tàu.
Ngày 3/2, dù đã là ngày mùng 7 Tết nhưng tình hình vận tải hành khách bằng đường sắt vẫn "nóng". Theo ghi nhận chiều tối ngày 3/2, tại ga Diêu trì (tỉnh Bình Định), hàng trăm hành khách ngồi đông kín ở phòng chờ.
Ga Diêu Trì (Bình Định) đông khách vào chiều ngày 3/2.
Theo quan sát, dọc hành lang các toa tàu, rất đông hành khách ngồi ghế nhựa tựa vào hành lang tàu, có chỗ người đi tàu trải chiếu nằm vật vã ngay góc giao giữa các toa tàu hoặc nhồi nhét trong buồng nghỉ của nhân viên tàu.
Đây là những hành khách không mua được vé giường nằm hoặc vé ngồi, buộc phải mua "vé phụ" chấp nhận ngồi vật vờ bằng ghế nhựa ở các lối đi.
Kê ghế nhựa ngồi cạnh hành lang toa số 7, chị Nga (tỉnh Nam Định), cho biết: "Tôi lên tàu từ 9 giờ đêm (2/2), nhưng đến chiều nay, tàu chạy hơn 20 tiếng rồi mà tôi chưa được chợp mắt lấy ít phút. Tàu chạy ầm ầm, vừa trải chiếu nằm ngã lưng một chút thì hết nhân viên tàu đi bán đồ ăn, rồi đến hành khách đi lại bước qua mặt để đi vệ sinh cũng không ngủ được. Tôi định đi xe giường nằm 1,6 triệu đồng, bao ăn uống, nhưng ông xã tôi nói đi tàu sướng lắm, lên tàu nằm, ăn ngủ đi lại thoải mái. Mua vé phụ hết 1,5 triệu, nhưng ăn uống trên tàu thì đắt đỏ mà khổ cực. Chắc từ nay tôi chừa không dám đi tàu dịp Tết".
May mắn hơn, vợ chồng anh Hùng (ở Phủ Lý, Hà Nam) mua vé từ tháng 10 năm ngoái được giường nằm cứng điều hòa, tầng 2 với giá 2,1 triệu đồng/vé. "Năm ngoái, vợ chồng đi tàu SE4 thoải mái hơn. Năm nay, đi SE1 cũng tàu nhanh, nhưng thấy không thoải mái bằng. Tàu lắc nhiều, hành lang tàu thì la liệt người, mỗi khi đi vệ sinh cũng khó khăn".
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại hành khách mệt nhoài đi trên tàu SE 1 từ Hà Nội - Sài Gòn, khi tàu dừng trả đón hành khách tại ga Diêu trì - Bình Định chiều tối 3/2:
Hành khách đợi tàu tại ga Diêu Trì - Bình Định
Hành khách mệt nhoài ngồi hành lang trên chuyến tàu Bắc - Nam
Một đôi vợ chồng trẻ tranh thủ chợp mắt
Khi nhân viên tàu đi phát cơm, bán đồ ăn thì hành khách lại nhốn nháo xách ghế né
Hành khách ngủ ở phòng của nhân viên tàu
Mệt nhoài
Mì ăn liền là lựa chọn của nhiều hành khách đi tàu ngày Tết
Một gia đình có con nhỏ nhưng phải ngồi hành lang trong chuyến hành trình vào Sài Gòn
Có gia đình còn đùm cơm lên tàu ăn cơm trắng với muối lạc (đậu phụng) với lý do vừa tiết kiệm vừa an toàn vệ sinh.
Doãn Công
Theo Dantri
Phó thủ tướng yêu cầu nâng tốc độ tàu Bắc Nam lên 90 km/h Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt cho hay để tăng tốc độ tàu tuyến Bắc Nam thì phải nâng cấp hạ tầng , với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD. Ngày 22/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thị sát ga Hà Nội, Giáp Bát và làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về thực trạng hạ...