Khách bay nội địa có xu hướng tăng mạnh
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, trong tháng 11/2022, đã có 8,67 triệu khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam, tăng 7% so với tháng 10/2022 và tăng 630% so với tháng 11/2021.
Máy bay của các hãng đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhât. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Kết quả vận chuyển trong 11 tháng năm 2022, đã có 90,8 triệu khách thông qua các cảng hàng không, tăng 221% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 14,8% so với cùng kỳ 2019. Khách quốc tế đạt 9,8 triệu khách, tăng 2.041% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng giảm 74% so với cùng kỳ 2019.
Số lượng hành khách nội địa có xu hướng tăng mạnh, đạt 81 triệu khách thông qua, tăng 191,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 18,4% so với cùng kỳ 2019.
Trong số này, các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 45 triệu khách, tăng 217,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, vận chuyển 4,4 triệu khách quốc tế, tăng 3145,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 72,5% so với cùng kỳ 2019.
Với khách nội địa, các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 40,5 triệu khách trong 11 tháng năm 2022, tăng 188,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Video đang HOT
Đối với hàng hóa, trong 11 tháng năm 2022, hàng không đã vận chuyển 1,28 triệu tấn hàng, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng hàng quốc tế được vận chuyển là 1,02 triệu tấn, giảm 1% và hàng hóa nội địa là 260 nghìn tấn, giảm 6,5%.
Trong đó, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 259 nghìn tấn hàng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng giảm 36 % so với cùng kỳ 2019. Sản lượng hàng hóa quốc tế được hàng không Việt Nam vận chuyển đạt 129 nghìn tấn và hàng hóa nội địa đạt 130 nghìn tấn. Lượng hàng hóa nội địa giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 44,7% so với cùng kỳ 2019.
Riêng trong tháng 11, hàng không vận chuyển 24 nghìn tấn hàng hóa, tăng 5% so với tháng 10/2022 nhưng giảm 18% so với tháng 11/2021.
Người từ nước ngoài không có hộ chiếu vaccine có được nhập cảnh Việt Nam?
Nhà chức trách hàng không Việt Nam thông báo sẽ dỡ bỏ hạn chế tần suất các chuyến bay quốc tế từ ngày 15/2.
Nhiều người đặt câu hỏi, nếu không có hộ chiếu vaccine thì việc nhập cảnh Việt Nam ra sao?
Hiện Cục Hàng không Việt Nam đã giao Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam phát thông báo tin tức hàng không (NOTAM) về việc dỡ bỏ hạn chế, trở lại bình thường về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế chở khách; hoạt động bình thường như thời điểm chưa bùng phát đại dịch Covid-19.
Cục Hàng không cho biết, những quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế. Từ Việt Nam được bay sang các nước bao nhiêu chuyến vẫn phải thực hiện theo quy định của từng nước.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, đến tháng 12/2021, Việt Nam đã công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng và mẫu hộ chiếu vaccine của 78 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tới Bộ Ngoại giao.
"Việc công nhận hộ chiếu vaccine nhằm giúp những người có giấy tờ này được sử dụng hợp lệ và giảm thời gian cách ly y tế theo quy định về phòng chống dịch Covid-19" - đại diện Bộ Ngoại giao cho biết.
Hộ chiếu vaccine thực chất là công cụ để chứng minh về việc đã tiêm chủng đầy đủ (Ảnh: USATODAY).
Việt Nam hiện là một trong 6 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới và giảm những tác động của dịch bệnh, đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19 trong tình hình mới, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế.
Về việc Việt Nam mở cửa hoàn toàn đón tất cả các chuyến bay quốc tế đến, vấn đề về hộ chiếu vaccine được nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi: Nếu không có hộ chiếu vaccine thì việc nhập cảnh Việt Nam như thế nào?
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho rằng: "Khi mở cửa hoàn toàn thì cần hạn chế những vướng mắc, khó khăn về các điều kiện không cần thiết để khách du lịch vào Việt Nam".
Theo vị này, hộ chiếu vaccine thực chất là công cụ để chứng minh với nhau rằng đã tiêm chủng đầy đủ và không cần mang theo giấy tờ gì khác để xác nhận đã tiêm 2 mũi vaccine. Trong khi giấy tờ gồm nhiều ngôn ngữ sẽ làm phức tạp và các nước sẽ khó để quản lý thông tin dữ liệu, thì hộ chiếu vaccine có ưu điểm là chuẩn hóa.
"Nếu không có hộ chiếu vaccine thì có thể dùng bản cứng như thông thường. Tôi cho rằng hộ chiếu vaccine không phải là phương án duy nhất và không thể thay thế" - lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam bày tỏ quan điểm.
Trên thực tế, một số chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã áp dụng cơ chế của hộ chiếu vaccine. Ngoài ra, từ tháng 6/2021, Vietnam Airlines và Vietjet Air đã công bố việc thử nghiệm loại hộ chiếu sức khỏe điện tử Travel Pass (ITP) với mong muốn khôi phục niềm tin của hành khách khi đi máy bay và đảm bảo trải nghiệm du lịch an toàn.
Các chuyến bay đi quốc tế đã được hãng hàng không Việt Nam đã thử nghiệm thành công với ITP. Các hãng hàng không cũng kỳ vọng giải pháp này giúp Việt Nam mở cửa biên giới nhanh chóng, an toàn.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ ngay từ quý I/2022 đối với cả hành khách có hoặc không có hộ chiếu vaccine.
Mở cửa bay quốc tế - Vấn đề "sống còn" để Việt Nam vực dậy trong đại dịch Bay quốc tế là vấn đề "sống còn", không mở cửa sẽ chết, không mở cửa sớm thì không cứu được các hãng hàng không; phải đi trước mới giữ được thị trường, nếu khởi động sau các nước thì rất khó khăn. Tiến độ triển khai chuyến bay quốc tế thường lệ Mở cửa bầu trời - đây không phải là câu...