‘Khắc tinh’ của tội phạm mạng
“Dân” điều tra hình sự không dễ buông lời khen với ai đó, bởi tính chất công việc đã tạo nên sự thận trọng tối đa ở họ, ngay từ việc phát ngôn. Tuy nhiên, Phạm Đức Hà đã nhận được những đánh giá rất tốt của đồng đội, khi anh vẫn còn là một cậu lính trẻ ở Đội Điều tra trọng án 1, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hà Nội.
Từng là đồng đội ở ngôi nhà số 7 phố Thiền Quang, nên chúng tôi được chứng kiến những bước trưởng thành của Trung tá Phạm Đức Hà. Xuất thân từ lính trọng án, góp mặt trong những trận đánh lớn của lực lượng hình sự Thủ đô, từ cuối năm 2013, Trung tá Hà được điều động giữ chức vụ Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm sử dụng mạng máy tính (Đội 2)- Phòng PC50 – Công an TP Hà Nội. Và rồi tố chất của người lính trận đã tiếp tục được anh phát huy trong lĩnh vực công tác mới. Mới đây, hàng loạt chuyên án đã được Đội 2 khám phá thành công với tài cầm quân của Trung tá Hà.
“Dân” điều tra hình sự không dễ buông lời khen với ai đó, bởi tính chất công việc đã tạo nên sự thận trọng tối đa ở họ, ngay từ việc phát ngôn. Tuy nhiên, Phạm Đức Hà đã nhận được những đánh giá rất tốt của đồng đội, khi anh vẫn còn là một cậu lính trẻ ở Đội Điều tra trọng án 1, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hà Nội.
Trung tá Phạm Đức Hà (giữa) trong lần tiếp cận bảo vệ mục tiêu an ninh.
Giở lại hồ sơ những vụ giết người chưa rõ thủ phạm, hay các vụ việc phức tạp, nhạy cảm… trong khoảng thời gian 10 năm (từ 1998 đến năm 2008), đều có bút tích của Phạm Đức Hà trong các biên bản bắt, khám xét, lấy lời khai, hỏi cung, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra… Không phải ngẫu nhiên anh được chọn vào các vụ án phức tạp. Để khẳng định được mình tại ngôi nhà số 7 Thiền Quang, nơi được mệnh danh là “chảo lửa”, đòi hỏi ở Hà phải có những tố chất khác biệt.
Sinh năm 1975, sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương với tấm bằng giỏi, những tưởng Hà theo đúng chuyên môn được đào tạo để trở thành một doanh nhân, hay là chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Thế nhưng niềm đam mê lại “dẫn dắt” anh sang một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ – nghề CSHS.
Có một thực tế rất thú vị trong lực lượng Công an, đó là nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ngành ngoài, khi được tuyển dụng vào lực lượng lại tỏa sáng tài năng và thăng tiến trong lĩnh vực không phải là chuyên môn được đào tạo. Lý giải về điều này, họ đều khiêm tốn cho rằng đó là nhờ sự quan tâm bồi dưỡng của ngành. Nhưng tôi biết còn một lý do khác.
Mang sẵn tâm lý “con nuôi”, họ luôn nỗ lực tự học hỏi và hăng hái làm việc để từng bước khẳng định mình đáp ứng được yêu cầu công việc trong lĩnh vực đó. Chính vì sự cố gắng bền bỉ ấy mà những tố chất thiên bẩm trong họ được bộc lộ, đem lại hiệu suất cao trong công việc cùng sự ghi nhận của ngành đối với họ.
Sau khi vào ngành, lĩnh vực mà Hà đã theo đuổi trong suốt thời trai trẻ là “bộ môn” điều tra trọng án.
Có thể nói, điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng chưa rõ thủ phạm, là một trong những hoạt động “xương” nhất của lực lượng Công an. Để tìm được “tác giả” gây ra cái chết của một người, đòi hỏi sự tập trung tối đa về quân lực, biện pháp và phương tiện. Công việc điều tra ” từ mờ thành rõ”, đòi hỏi lính trọng án phải “thạo cả hai tay”. Nghĩa là họ vừa phải vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu nhất, vừa tinh thông về luật hình và tố tụng hình sự.
Video đang HOT
Trong môi trường khốc liệt ấy, lính trọng án vất vả hơn đồng đội ở các đơn vị khác, nhưng bù lại, họ có được sự trưởng thành nhanh chóng, bởi thường xuyên phải làm việc khó. Cũng bởi thế mà tại Hà Nội, lính trọng án luôn được chỉ huy các đơn vị khác mời chào đầu quân.
Góp mặt trong hàng chục chuyên án lớn, Hà luôn được tin cậy giao nhiệm vụ thư ký – một công việc khó nhất, đòi hỏi khả năng phân tích và tổng hợp rất cao mọi thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau chuyển về, để đề xuất lãnh đạo các kế hoạch điều tra phá án.
Cuộc điều tra vụ Trần Chí Công giết người đốt xác đêm 7/2/2007 tại số nhà 16 ngách 68 ngõ chùa Liên Phái, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; hay vụ giết người – cướp tài sản dã man tại tổ 17, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội; vụ giết 2 vợ chồng chủ nhà nghỉ Phú Mỹ, ở Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội… đều có sự nỗ lực góp công của Hà.
Còn nhớ vào tháng 10/2007, clip sex của diễn viên “Nhật ký Vàng Anh” bị phát tán trên mạng internet đã gây bức xúc dư luận xã hội. Trước tính chất nhạy cảm của vụ việc, Giám đốc Công an TP Hà Nội khi đó đã yêu cầu Phòng CSHS khẩn trương vào trận. Cùng những chiến sỹ “thạo” công nghệ thông tin ở Đội điều tra trọng án 1, Hà đã tham gia với vai trò thư ký chuyên án. Chỉ sau 2 ngày, các anh đã làm rõ tất cả các đối tượng có liên quan. Và rồi số cán bộ tham gia chuyên án đó đã được cấp trên “chấm sổ”, để làm hạt nhân cho một lực lượng mới sẽ ra đời trong tương lai.
Ngày 1/4/2009, Đội 14 được thành lập ở Phòng CSHS – Công an TP Hà Nội. Đây là đơn vị phòng chống tội phạm công nghệ cao đầu tiên trong cả nước, ra đời trước cả C50 – Bộ Công an. Phạm Đức Hà được đề bạt giữ cương vị Phó đội trưởng.
Qua 5 năm chiến đấu trên mặt trận mới, anh đã trưởng thành nhanh chóng về tư duy “đánh án” công nghệ cao và năng lực tổ chức công việc. Hàng loạt ổ nhóm hacker tấn công chiếm đoạt tài khoản; lừa đảo trong thương mại điện tử; các băng nhóm tội phạm quốc tế sử dụng CC chùa làm giả thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ… đã bị Hà cùng đồng đội triệt phá.
Anh chính là điều tra viên thụ lý vụ án đặc biệt phức tạp xảy ra tại Công ty CP Đào tạo mua bán trực tuyến (MB24) từng gây chấn động dư luận suốt năm 2012. Vụ án với hàng trăm nghìn bị hại khắp cả nước, gần một nghìn tỷ đồng của người dân bị các đối tượng tại 52 chi nhánh ở 32 tỉnh, thành phố chiếm đoạt, khiến hồ sơ chất chồng “cao như núi”.
Các “ông chú Viettel” bị Đội 2 – Phòng PC50 – Công an Hà Nội bắt giữ.
Những ngày ấy, nhìn anh lọt thỏm giữa một “mớ bòng bong” tài liệu, anh em ngao ngán và lo không biết Hà sẽ kết thúc vụ án như thế nào. Vậy mà sau gần 2 năm, anh đã điều tra triệt để và làm rõ vai trò từng tên đồng phạm, chứng minh từng đồng tiền mà chúng đã chiếm đoạt của dân từ việc bán gian hàng ảo theo mô hình đa cấp, chứng tỏ một năng lực khác thường trong điều tra các vụ án phức tạp.
Trước khi rời Phòng CSHS Hà Nội, Hà đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn ngành”, đồng thời nhận được nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an.
Trở thành Đội trưởng Đội 2, Phòng PC50, Công an TP Hà Nội từ tháng 8/2013, Phạm Đức Hà tiếp tục phát huy những tố chất của một lính hình sự lão luyện. Trong “bảng tổng sắp” thành tích của đơn vị PC50 sau gần 2 năm thành lập, dưới sự dẫn dắt của Hà, CBCS Đội 2 đã có những cống hiến quan trọng. Chỉ tính riêng trong cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Mùi vừa qua, Đội 2 đã “làm” vượt chỉ tiêu được “khoán”.
Suốt những tháng qua, thư rác “ông chú Viettel” đã tấn công cộng đồng mạng xã hội, với nội dung gạ gẫm người dùng facebook mua thẻ cào điện thoại và nạp theo hướng dẫn để được hưởng khuyến mãi gấp 10 lần giá trị thẻ nạp ban đầu. Không chỉ gây khó chịu, những “spam” (thư rác) này còn chiếm đoạt được một lượng tiền “khủng” của không ít người nhẹ dạ. Hiện nay có nhiều đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo này.
Sau nhiều tháng bí mật điều tra, ngày 21/1/2015, Trung tá Hà đã chỉ huy CBCS Đội 2 triệt phá ổ nhóm do Đặng Đình Anh (ở tổ 13, phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.
Kết quả điều tra xác định: nhằm mục đích lừa đảo người dùng nạp thẻ điện thoại, Đặng Đình Anh đã tạo ra trang web: “http://thecaox10vuixuan.com”, có giao diện giả mạo trang web nạp thẻ “http://nganluong.vn” của Công ty CP Ngân lượng (ở 18 Tam Trinh, Hà Nội). Sau đó y lập nhiều tài khoản trên trang thanh toán “http://nganluong.vn”, có liên kết với tài khoản ngân hàng Vietinbank của chúng.
Khi người dùng nạp thẻ vào trang web “http://thecaox10vuixuan.com”, thì tiền sẽ được chuyển đến các tài khoản Ngân lượng nói trên, bọn chúng chỉ việc chuyển tiếp số tiền đó sang tài khoản ngân hàng rồi rút ra để chiếm đoạt. Để lừa đảo được nhiều người, Đình Anh đã mua khoảng 2.500-3.000 tài khoản facebook để gửi spam đến các tài khoản facebook khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Đình Anh và đồng bọn đã lừa được 242 người, chiếm đoạt hơn 12 triệu đồng.
Các đối tượng giả danh Công an gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị Đội 2 – Phòng PC 50 Hà Nội bắt giữ.
Thời gian gần đây trong cả nước liên tiếp xảy ra những vụ đối tượng giả danh Công an gọi điện đe dọa người dân, rồi lừa họ chuyển tiền vào tài khoản của chúng. Bằng nghiệp vụ sắc sảo, chỉ trong một thời gian ngắn, Hà đã chỉ đạo CBCS Đội 2 triệt phá được nhiều băng nhóm trong nước câu kết với tội phạm quốc tế.
Điển hình như ổ nhóm lừa đảo do Lui Chia Ming và Tson Jui Cheng (người Đài Loan) cầm đầu, có 8 đối tượng là người Việt Nam. Chúng đã chiếm đoạt của nhiều người với số tiền lên đến 6 tỷ 590 triệu đồng. Hay ổ nhóm của Trần Thị Minh Ngọc (ở Phù Liễn, Kiến An, Hải Phòng) cùng đồng bọn là người Trung Quốc đã chiếm đoạt được số tiền khoảng 700 triệu đồng.
Nhận xét về Đội trưởng Phạm Đức Hà, Thượng tá Ngô Minh An (Phó trưởng Phòng PC50) nói: “Đồng chí Phạm Đức Hà làm việc, chúng tôi yên tâm. Ngày 31/3/2015, đơn vị sẽ công bố quyết định bổ nhiệm Hà giữ chức vụ mới, cao hơn. Đây là sự đánh giá, ghi nhận của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối với năng lực và cống hiến của đồng chí ấy”.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Vì sao tội phạm dễ dàng giả mạo tài khoản facebook?
Với lượng người sử dụng khổng lồ, facebook đang là "mảnh đất màu mỡ" của tội phạm mạng. Không chỉ lừa đảo, đánh cắp tài khoản, các đối tượng phạm tội còn kỳ công làm giả tài khoản facebook để chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi.
Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Thế Dũng và tài khoản facebook bị làm giả
Trộm hàng nghìn tài khoản facebook
Đầu năm 2015, Phòng CS PCTP sử dụng công nghệ cao - CATP Hà Nội nắm thông tin về việc hàng loạt người sử dụng facebook trở thành nạn nhân của nhóm tội phạm chuyên lừa đảo chiếm đoạt thẻ cào điện thoại. Quá trình xác minh, cơ quan Công an phát hiện nhóm tội phạm mạng không chỉ "vẽ" ra các chương trình khuyến mại thẻ cào cực lớn mà còn lấy cắp, tiêu thụ hơn 1.000 tài khoản facebook.
Facebook khi chưa hết hạn 60 ngày", các đối tượng đã lôi kéo, hướng dẫn người sử dụng truy cập vào website giả mạo facebook do chúng lập ra. Lo sợ tài khoản bị chặn, nhiều người đã đăng nhập vào trang web giả mạo để thay đổi thông tin. Tuy nhiên, sau khi điền đủ thông tin cá nhân, chủ tài khoản mới biết facebook bị đánh cắp. Các đối tượng phạm tội sau khi "hack" được tài khoản sẽ lập tức mạo danh chủ sở hữu để liên hệ nhờ người quen chuyển tiền vào tài khoản, mua hộ thẻ cào điện thoại, hoặc bán các thông tin vừa chiếm đoạt cho đối tượng sử dụng với mục đích xấu.
Theo đại diện Phòng CS PCTP sử dụng công nghệ cao, để đánh cắp tài khoản facebook, tội phạm thường tạo ra các website giả mạo trang chủ facebook. Để dụ dỗ người truy cập vào các trang này, ngoài đưa ra các cảnh báo như "đổi mật khẩu ngay lập tức" hoặc "sử dụng tên thật để tránh bị khóa facebook"... các đối tượng phạm tội còn đánh vào tâm lý tò mò của người sử dụng rồi phát tán đường dẫn xem các hình ảnh, video "nóng". Lúc này, website sẽ báo lỗi truy cập và đề nghị nhập lại tài khoản facebook. Khi chờ người sử dụng làm theo hướng dẫn, tội phạm nhanh chóng chiếm quyền sử dụng, liên hệ với những người trong danh sách bạn bè để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhái facebook shop hàng hiệu
Ngoài tìm cách xâm nhập trái phép tài khoản facebook, mới đây, tội phạm mạng còn sử dụng thủ đoạn mới: giả mạo facebook của cửa hàng kinh doanh online. Chị Trịnh Thu Huyền (26 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) là người bị một nhóm đối tượng làm giả facebook. Sự việc được phát hiện vào hồi đầu tháng 3 vừa qua, khi một số khách hàng của chị Huyền nhận thấy có 2 tài khoản facebook cùng mang tên "Trịnh Thu Huyền (Mai Thảo Bông)". Hai facebook này giống nhau từ tên, hình ảnh đại diện cho đến các hoạt động gần đây nên không ít khách hàng đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua xác minh, Đội 3 - Phòng CS PCTP sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an tỉnh Ninh Bình đã làm rõ các đối tượng lừa đảo qua facebook là Nguyễn Đức Anh (21 tuổi) và Nguyễn Thế Dũng (22 tuổi, cùng ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Bước đầu, cơ quan công an xác định: cuối năm 2014, các đối tượng trên lên kế hoạch làm giả facebook của các shop bán hàng uy tín trên mạng internet. Biết chị Trịnh Thu Huyền là chủ cửa hàng bán túi xách có tiếng ở Hà Nội, Đức Anh và Dũng quyết định lập tài khoản facebook giả mang tên "Trịnh Thu Huyền (Mai Thảo Bông)". Sau khi hoàn tất, các đối tượng chủ động chào mời: "Cửa hàng đang giảm giá túi từ 5-10%, nếu không nhanh sẽ hết hàng", rồi yêu cầu khách có nhu cầu mua chuyển khoản tiền đặt cọc. Bằng thủ đoạn này, nhóm đối tượng đã lừa đảo trót lọt hàng chục vụ, chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng...
Vì sao tội phạm dễ dàng giả mạo tài khoản facebook? Theo Phòng CS PCTP sử dụng công nghệ cao, hiện mạng xã hội này chưa kiểm soát chặt chẽ việc khai báo thông tin cá nhân. Do đó, xuất hiện tình trạng có 2 hoặc nhiều tài khoản facebook giống nhau về tên đăng nhập hoặc các thông tin khác. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã làm giả facebook để thực hiện mục đích xấu. Ngoài khuyến cáo người dân thận trọng xác minh khi nhận được đề nghị vay tiền, nhờ mua thẻ cào điện thoại qua mạng xã hội, cơ quan Công an cũng lưu ý người dùng cần tỉnh táo để phân biệt tài khoản facebook thật - giả. Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất là: đối với facebook thật, thời gian đăng các thông tin, bình luận luôn có khoảng cách nhất định. Còn các sự kiện, hình ảnh trên facebook giả mạo, do được sao chép lại nên thời gian khởi tạo luôn mới và liên tục.
Theo Tùng Lâm
An ninh thủ đô
Tâm sự qua Skype, thiếu nữ bị lừa 500 triệu đồng Nói chuyện nhiều lần qua mạng Internet, một phụ nữ đã bị người đàn ông nước ngoài lừa chuyển số tiền 500 triệu đồng. Hôm (23/10), Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - Công an TP. Hà Nội) cho biết vừa làm rõ hành vi của một người nước ngoài lừa đảo trên mạng Internet qua...