Khắc tinh của những cây xăng gian lận
Nhiều cây xăng gian lận móc túi người tiêu dùng bằng công nghệ cao, cho đến khi bị “nữ tướng diệt xăng gian” bắt thóp.
Chị Đỗ Ngọc Thanh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Đồng Nai, vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì thành tích “diệt cây xăng gian” hiếm có.
Đánh úp cây xăng gian
Chị Phương về công tác ở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Đồng Nai năm 2006 với nhiệm vụ thanh tra viên. Nhận nhiệm vụ mới, chị Phương nhận thấy khi kiểm tra hành chính bằng biện pháp thông thường, hầu như không cây xăng nào có tì vết. Trong khi đó, nhiều người dân và báo chí đã phản ánh tình trạng nhiều cây xăng gian lận móc túi người dân.
Chị Phương nghĩ ra cách đi trinh sát trước, đề nghị cơ quan kiểm tra sau. Cấp trên đồng ý. Chị Phương lập tức vào vai người đi mua xăng lẻ, lúc khác chị lại vào vai người dân dắt xe đi đổ xăng. Nhiều lần như vậy, chị điểm danh được một loạt cây xăng chuyên đong thiếu.
Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra đến làm việc, nhiều trụ xăng lại chạy đúng quy chuẩn, xăng không thiếu một giọt. Họ đã nhanh chóng thao tác “kiểu gì đó” làm cho các trụ xăng trở lại bình thường và vượt qua vòng kiểm tra an toàn.
Chị tìm đến các nhà sản xuất con IC (thiết bị điện tử gắn vào các cột xăng). Các nhà sản xuất cho biết thiết bị của họ đều cài đặt chương trình chuẩn, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp tư nhân mua thiết bị này về, có thể họ nhờ đến các cao thủ công nghệ can thiệp, cài đặt một chương trình ăn gian bên cạnh chương trình chuẩn để móc túi khách hàng.
Chị Phương cùng các đồng nghiệp đi kiểm tra một cây xăng gian lận. Ảnh: TL
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, họ có thể hoán đổi hai chương trình này thông qua một cú nhấp chuột, trong tích tắc chương trình chuẩn sẽ “biểu diễn” trước mặt các thanh tra viên. Hoặc họ chỉ cần nhanh tay tắt nguồn điện, mọi dấu vết sẽ được xóa sạch. Tìm được bằng chứng để xử phạt không đơn giản.
Nắm được quy trình thoát hiểm của xăng gian, chị Phương đề nghị phương án mới: Đánh úp bất ngờ, dàn trận bắt quả tang. Chị cùng các đồng nghiệp đi trên một xe biển số trắng. Khi anh tài xế xuống lui cui đổ xăng thì hành khách tỉnh queo đi xuống và chốt chặn ngay các vị trí quan trọng. Lúc này một nhân viên dùng máy quay ghi hình lại cuộc kiểm tra để làm bằng chứng. Nhân viên cây xăng ngơ ngác không kịp trở tay nhấp chuột. Hàng loạt cây xăng bị xử phạt và buộc phải đưa con IC đi kiểm định.
“Hình sự hóa” công việc hành chính
Năm 2015, chị Phương được đề bạt giữ chức vụ chi cục trưởng.
Chị tiếp tục giám sát các cây xăng với hình thức kiểm tra đặc thù như trên thay cho hình thức kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, với cách làm này thì không thông báo trước và phải lập biên bản ngay tại chỗ nên rất cần sự cẩn trọng. Chỉ khi biết chắc cây xăng đó ăn gian mới dùng biện pháp này.
Video đang HOT
Chị Phương kể: “Có hôm mình đóng vai khách đi đổ xăng cần đi vệ sinh gấp rồi chạy ra phía sau nhà vệ sinh để tìm vị trí bồn xăng. Có những cây xăng xây dựng rất khó xác định các vị trí quan trọng, thôi thì mình phải liều luôn. Ngó không thấy ai, mình trèo tường vào tìm vị trí bồn xăng, sau đó trèo trở ra”.
Chính vì yếu tố bất ngờ nên khi đoàn kiểm tra chốt chặn các vị trí quan trọng, hầu hết các cây xăng ăn gian đều trở tay không kịp.
Có một cây xăng khi phát hiện ra chị Phương, nhân viên nhanh chóng chạy đến định tắt nguồn. Chị Phương nhanh hơn chạy đến che nguồn điện, hai bên giằng co một lúc thì chó của chủ cây xăng chạy ra cắn nhưng chị Phương vẫn không rời khỏi khu vực nguồn điện. Sau buổi kiểm tra đó, chị được người nhà chở thẳng tới bệnh viện để chích ngừa.
“Sau những lần như vậy, nhiều chủ cây xăng gọi điện thoại năn nỉ tôi gặp, muốn tặng quà tình cảm, xin số tài khoản của tôi. Tôi từ chối thẳng và nói có gì cứ lên cơ quan gặp. Sau đó có nhiều người gọi điện thoại đến mắng mỏ, dọa dẫm là sống sao để khi nằm xuống có người tới đốt nhang…” – chị Đỗ Ngọc Thanh Phương nói.
Nhiều người ủng hộ cô Phương
Từ tháng 7-2013, Sở Khoa học và Công nghệ phát động phong trào “công chức xuất sắc nhất trong tháng”. Từ đó đến nay cô Phương đã 16 lần đạt danh hiệu này. Cô Phương còn trẻ, dám nghĩ dám làm, dám khác biệt. Nhiều cán bộ hưu trí gặp tôi và nói rằng tinh thần quả cảm, xông pha như cô Phương là rất đáng quý. Ở đây ai cũng ủng hộ cô Phương. Ông PHẠM VĂN SÁNG, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai 6 tỉ đồng là số tiềnphạt trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong năm 2015 (trong khi tổng số tiền phạt trong lĩnh vực này trên cả nước chỉ có 8 tỉ đồng). Cách đây ba năm, có 61 cây xăng vi phạm bị phạt với số tiền trên 1 tỉ đồng.Sau khi phát hiện 61 trạm xăng làm ăn gian dối, có trên 200 trạm xăng trên địa bàn tỉnh đã nộp đơn xin sửa chữa và kiểm định lại trụ bơm. 150 trạm còn lại kiểm định định kỳ hằng năm.
HỒNG MINH
Theo_PLO
Kinh nghiệm xương máu chống bị "móc túi" khi đổ xăng
Dân Việt xin chia sẻ với độc giả những kinh nghiệm giúp tránh bị nhân viên cây xăng cố tình gian lận, "móc túi" khi vào đổ xăng.
Tối 25.10, anh Hoàng Văn Vượng (26 tuổi, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) lái xe ô tô KIA Cerato 4 chỗ vào đổ xăng tại cây xăng trên đường Trần Cung. Sau khi đổ xăng xong, nhân viên bơm xăng tên T thông báo đổ hết 56,6 lít, tổng số tiền 1.020.000 đồng.
Anh Vượng cho rằng, bình xăng xe ô tô của anh chỉ chứa được 50 lít, không thể đổ được 56,6 lít. Nghi ngờ có sự gian lận, anh Vượng đã phản ứng lại với nhân viên đổ xăng tên T. Trong lúc nóng giận, anh Vượng đã tát nhân viên này.
Ngay sau đó, ông Trịnh Đức Hiệp - quản lý cây xăng trên đường Trần Cung - cho hay, nhân viên đổ xăng đã làm đúng quy trình và khẳng định không có chuyện nhân viên đổ xăng bơm nối số để gian lận.
Mặc dù chưa có bằng chứng khẳng định có sự gian lận ở cây xăng trên, tuy nhiên nhiều người lo ngại bị "móc túi" khi đổ xăng... Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - đã chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý đối với người dân khi đổ xăng.
Khi khách hàng đổ xăng nghi gian lận, cần khiếu nại tới cơ quan chức năng (ảnh minh họa).
Không để nhân viên bơm nối số
Theo quy định, nhân viên bán xăng phải đưa cần vòi về cây (gạt về more) trước khi bơm xăng cho khách. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp nhân viên đổ xăng không đưa vòi về cây trước khi bơm cho khách mà thực hiện luôn việc bơm nối số.
Ví dụ, nhân viên đổ xăng đang bơm xăng cho khách A 50.000 đồng, xong lại tiếp tục bơm cho khách B thêm 60.000 đồng. Nếu như khách hàng B không để ý, rất dễ bị nhân viên tính "nhầm" là 110.000 đồng.
Do vậy, khi thấy nhân viên bơm xăng không đưa vòi về cây (gạt về more) thì phải thắc mắc, có ý kiến ngay để đảm bảo việc mua xăng không bị gian lận.
Luôn nhìn vào cây bơm xăng
Khi đổ xăng, người dân quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện bất minh, khả nghi của nhân viên trạm xăng. Đồng thời, theo dõi luôn số lượng xăng nhân viên bơm xem đã đủ hay chưa. Nếu thấy nhân viên bơm xăng bơm thiếu, cần phải ý kiến ngay với quản lý cây xăng.
Xem cột xăng có dán tem hay không
Các cột bơm xăng bao giờ cũng phải thực hiện việc kiểm định đo lường, do vậy, nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng thì cây xăng đó phải có kẹp chì, tem kiểm định dán ở trên cột. Đấy là dấu hiệu để người dân biết là cây xăng tuân thủ pháp luật, đáng tin cậy.
Không trả tiền trước khi đổ xăng
Tại các cây xăng luôn có đông khách vào bơm xăng, nên nhân viên đổ xăng phải hoạt động liên tục. Do vậy, khách hàng không nên trả tiền trước để tránh chuyện nhầm lẫn, mất tiền "oan".
Nghi gian lận, khiếu nại lên cơ quan thẩm quyền
Trong trường người dân phát hiện cây xăng có biểu hiện gian lận thì nên phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về đo lường chất lượng ở địa phương (chi cục); hội người bảo vệ tiêu dùng ở địa phương; sở khoa học và công nghệ ở địa phương; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Những đơn vị này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý theo quy định.
Ngoài ra, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - cũng có thêm những lưu ý với khách hàng mua xăng:
Bơm xăng theo theo lít
Khi vào mua xăng, người dân thường yêu cầu nhân viên đổ xăng theo số tiền 30.000; 50.000 hoặc 70.000 đồng. Tuy nhiên, nếu mua xăng theo cách này, khách hàng không để ý thì số tiền có thể bị "nhảy" hoặc có thể bị bơm thiếu xăng.
Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền. Vì vậy, cách tốt nhất người dân nên mua xăng theo số lít: 3 lít, 5 lít, 6 lít...
Chọn thời điểm đổ xăng vào lúc mát
Xăng dãn nở theo nhiệt độ, khi lạnh xăng co lại, còn lúc nóng xăng nở ra. Do vậy, người dân nên chọn thời điểm đổ xăng vào lúc trời mát sẽ có lợi hơn.
Trong lúc đổ xăng, nếu cùng một cột bơm mà có tới 2 nhân viên (một người bơm, một người ấn số) thì khả năng cây xăng đó có gian lận rất cao. Bởi thông thường, một cây xăng chỉ cần một nhân viên, nếu là hai thì có thể họ đang thao tác "móc túi" khách hàng.
Chọn cây xăng uy tín, lớn
Những cây xăng nhỏ lẻ thì nguy cơ người dân bị "móc túi" khá cao. Do vậy, người dân nên chọn những cây xăng uy tín, lớn.
Không đổ đầy bình xăng
Anh Trần Xuân Hiếu (36 tuổi, nhân viên kỹ thuật cửa hàng bán ô tô trên đường Nguyễn Xiển, Hà Nội) cho biết, đối với từng loại xe ô tô, nhà sản xuất bao giờ cũng thông tin tới người mua về bình xăng có dung tích bao nhiêu lít, đây được xem là ngưỡng an toàn đối với người sử dụng. Đơn cử, xe ô tô Vios, bình xăng có dung tích 50 lít. Tuy nhiên, nếu đổ đầy bình (xăng lên tới nắp), có thể chứa được 55 lít.
Anh Hiếu khuyến cáo, người dân không nên đổ đầy bình xăng, bởi vì nếu đổ đầy bình, xăng tràn ra ngoài gây hư hại sơn xe, thậm chí có thể gây cháy nổ.
Theo_Eva
Hai cây xăng gắn 6 chip điện tử "móc túi" khách hàng1 Sáng nay (24.12) Đội QLTT số 14 (Chi cục QLTT TP Hà Nội) đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt quả tang hai cây xăng gắn chip để "móc túi" khách hàng. Trao đổi với Dân Việt, ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng Đội QLTT số 14 cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục, chúng...