Khắc sâu tình đoàn kết đặc biệt trong hợp tác năng lượng Việt Nam – Lào
Kỷ niệm 60 năm quan hệ hợp tác (5/9/1962 – 5/9/2022) Việt Nam và Lào, hai nước đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và qua đó khắc sâu thêm tình đoàn kết đặc biệt keo sơn giữa Đảng và nhân dân 2 nước.
Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải. Ảnh: evn.com.vn
Nhân dịp này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về nội dung này.
Xin ông cho biết, trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam và Lào đã có hợp tác và đạt được những kết quả nổi bật đạt gì?
Theo Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã được ký kết ngày 5/10/2016, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam tối thiểu đến năm 2025 là 3.000 MW và đến năm 2030 là 5.000 MW. Trong thời gian qua, EVN đã làm việc với chủ đầu tư các dự án điện tại Lào và đã ký 18 hợp đồng mua bán điện để mua điện từ các dự án điện tại Lào với tổng công suất 2.180 MW. Hiện tại, EVN cũng đang phối hợp với chủ đầu tư các dự án điện tại Lào, để trình Bộ Công Thương. Sau đó, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tăng thêm nhập khẩu từ Lào để đáp ứng nhu cầu của hệ thống điện Việt Nam trong thời gian tới, theo định hướng của Chính phủ hai nước.
Bên cạnh việc mua điện từ các nhà máy điện tại Lào, EVN cũng đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện trung, hạ áp để cấp điện, bán điện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội các địa phương dọc biên giới Việt Nam – Lào của nước CHDCND Lào. Việc cung cấp điện luôn được EVN cung cấp an toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng điện năng.
Video đang HOT
Vậy, việc hợp tác năng lượng với Lào có ý nghĩa như thế nào đối với 2 nước Việt Nam và Lào?
Việc hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Lào xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hai nước. Trong khi phía Lào có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt thủy điện, nhưng nhu cầu phụ tải của Lào thấp, do vậy chủ đầu tư các dự án điện tại Lào mong muốn bán điện về Việt Nam. Về phía Việt Nam, EVN đánh giá việc nhập khẩu điện Lào trong các năm tới là một trong những giải pháp hiệu quả hỗ trợ đảm bảo an ninh cung cấp điện. Đặc biệt, các nguồn điện nhập khẩu từ Lào trực tiếp về khu vực miền Bắc góp phần giảm sản lượng thiếu hụt nội miền của miền Bắc.
Việc phát triển lĩnh vực năng lượng không chỉ là động lực cho việc phát triển kinh tế của hai nước mà còn đóng vai trò thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào bền chặt lâu nay.
Kế hoạch, lộ trình hợp tác năng lượng với Lào và Việt Nam trong thời gian tới ra sao, thưa ông?
Hiện tại EVN chưa tham gia đầu tư các dự án nguồn điện mới tại Lào mà chỉ đầu tư các công trình lưới điện trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ nhập khẩu điện và giải tỏa công suất cho các dự án điện nhập khẩu từ Lào.
Để việc nhập khẩu điện từ Lào được hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật, trong thời gian tới, EVN sẽ tiếp tục kiến nghị với Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ làm việc với các cơ quan Chính phủ Lào xem xét quy hoạch tổng thể cho việc nhập khẩu điện từ Lào cho từng giai đoạn theo lộ trình đã được hai Chính phủ Việt Nam – Lào thống nhất.
Mới đây, đoàn công tác của Cục Quản lý an toàn công nghiệp năng lượng (DESM) thuộc Bộ Năng lượng và Mỏ (Lào) đã đến Việt Nam tham quan, học tập kinh nghiệm và mong muốn Việt Nam hỗ trợ đào tạo trong vận hành thủy điện, an toàn đập, xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du…, ông nghĩ sao về đề xuất này?
Việc xây dựng, nghiệm thu và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện cần có các quy trình, quy định chặt chẽ. Điều này không những đảm bảo nhà máy vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, mà còn phải đảm bảo đời sống dân sinh ở khu vực dự án, an toàn môi trường và nhiều yếu tố khác.
Với những kinh nghiệm mà EVN và các đơn vị của EVN cũng như các công ty tư vấn điện, các công ty thủy điện có được trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án nhà máy thủy điện, EVN rất sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với DESM, các cơ quan Chính phủ Lào, các doanh nghiệp đầu tư các dự án điện tại Lào. Từ đó, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng và tăng cường các biện pháp đảm bảo việc vận hành nhà máy được an toàn, ổn định, tin cậy. Đồng thời, góp phần vào việc hoàn thiện quy trình phối hợp vận hành các nhà máy thuỷ điện và lưới điện liên kết xuyên quốc gia Việt Nam – Lào.
Theo ông, đâu là những thách thức trong hợp tác năng lượng Việt Nam – Lào và để thực hiện hợp tác được hiệu quả, EVN có đề xuất kiến nghị gì?
Việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam – Lào sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách và định hướng phát triển của Chính phủ hai nước. EVN cũng đã có kiến nghị lên Bộ Công Thương để trình Chính phủ ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam giai đoạn sau 2025 đối với tất cả loại hình nguồn điện. Điều này làm cơ sở để các nhà đầu tư các dự án điện tại Lào đầu tư dự án và bán điện cho EVN. EVN cũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan bên Lào có định hướng về phát triển lưới điện kết nối hai nước nhằm tăng cường trao đổi điện năng giữa hai quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
Ngành điện hỗ trợ người thuê trọ hưởng giá điện đúng quy định
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo sinh viên, công nhân, người lao động thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện theo đúng quy định.
Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo các đối tượng sinh viên, công nhân, người lao động thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện theo đúng quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực, công ty điện lực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, niêm yết công khai "hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở" tại các địa điểm gần khu công nghiệp, khu nhà máy xí nghiệp, trường học.
Đồng thời, công khai số đường dây nóng là số điện thoại của tổng đài chăm sóc khách hàng của các tổng công ty điện lực để sinh viên người lao động biết và kịp thời phản ánh các trường hợp chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê trọ sai quy định.
Ngoài ra, EVN cũng phối hợp với các hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên ... tại địa phương để tuyên truyền hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở.
Hàng năm, các tổng công ty điện lực đều có kế hoạch kiểm tra áp giá bán điện tại các cơ sở cho thuê nhà. Năm 2021 dù dịch COVID-19 diễn ra tại nhiều địa phương, nhưng các đơn vị vẫn duy trì kiểm tra tất cả cơ sở cho thuê nhà.
Đến thời điểm 31/5/2022, các đơn vị điện lực bán điện đến 147.686 cơ sở cho thuê nhà; trong đó, áp giá sinh hoạt bậc 3 cho 84.422 cơ sở cho thuê nhà, chiếm 57% số cơ sở cho thuê nhà; cấp định mức sinh hoạt bậc thang cho 62.867 cơ sở cho thuê nhà, chiếm 43% với 416.092 định mức.
Để đảm bảo các đối tượng sinh viên, công nhân, người lao động thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện theo đúng quy định, ngoài việc tuyên truyền và kiểm tra áp giá bán điện của các tổng công ty điện lực, việc tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể tại địa phương cũng như kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước cũng cần được duy trì thường xuyên.
Đảm bảo nguồn cung điện trong mùa nắng nóng Miền Bắc và miền Trung đang bước vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng trưởng mạnh. Do đó, cùng với việc đảm bảo cung ứng nguồn điện thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được coi là giải pháp quan trọng hiện nay. Nguy cơ thiếu hụt công suất Tình hình cung ứng điện trong mùa khô năm...