Khắc phục tình trạng ngập sâu tại khu công nghiệp lớn nhất Bến Tre
Liên quan đến tình trạng Khu công nghiệp Giao Long rộng khoảng 166 ha – lớn nhất tỉnh Bến Tre ngập sâu như “ biển nước” mỗi khi trời mưa to, lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre đã đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Trận mưa lớn khiến Khu công nghiệp Giao Long (huyện Châu Thành, Bến Tre) bị ngập nặng, công nhân phải lội bì bõm trong biển nước vào sáng 21/5.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, trước mắt tỉnh sẽ giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với huyện Châu Thành, cùng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh sớm nạo vét các kênh dẫn thoát nước từ Khu công nghiệp ra sông. Đồng thời, sẵn sàng bố trí, vận hành các máy bơm khi cần thiết để đảm bảo bơm thoát nước nhanh chóng, kịp thời trong mùa mưa năm nay.
Ông Trần Ngọc Tam nói thêm, kể từ khi nâng cấp đoạn Quốc lộ 57B đoạn từ vòng xoay An Khánh đến Khu công nghiệp Giao Long mặt đường Quốc lộ 57B cao hơn nền đường bên trong khu công nghiệp, điều này dẫn đến nước bị ngập bên trong khu công nghiệp mỗi khi mưa.
Vì vậy, về lâu dài tỉnh sẽ có dự án nâng nền đường bên trong khu công nghiệp bằng với mặt đường Quốc lộ 57B, giúp cho việc thoát nước dễ dàng hơn.
Mặt khác, trong dự án giao thông đường DK07 từ cảng Giao Long đến khu công nghiệp Phú Thuận có hệ thống thoát nước rất lớn cho khu công nghiệp Giao Long; hiện dự án này đang trong quá trình thi công nhưng thi công chưa tới khu công nghiệp Giao Long.
Trận mưa lớn khiến Khu công nghiệp Giao Long (huyện Châu Thành, Bến Tre) bị ngập nặng, công nhân phải lội bì bõm trong biển nước vào sáng 21/5.
Video đang HOT
“Trong năm 2025 tới đây, hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp Giao Long nằm trong dự án đường DK07 sẽ hoàn thành, cùng với hệ thống thoát nước khác và kết hợp với việc nâng cấp mở rộng khu xử lý nước của khu công nghiệp Giao Long, nâng cấp nền lộ bên trong khu công nghiệp, sẽ đảm bảo giải quyết được tình trạng ngập nước như hiện nay”- ông Trần Ngọc Tam nói.
Trước đó, phóng viên TTXVN đã phản ánh, trận mưa lớn kéo dài từ tối 20/5 đến rạng sáng 21/5 khiến toàn bộ khuôn viên, đường nội bộ, khu vực sân các công ty, cổng vào khu công nghiệp Giao Long (huyện Châu Thành, Bến Tre) đều bị ngập nước, có đoạn ngập quá nửa chiều cao xe máy, công nhân đi lại khó khăn. Tại khu vực cổng vào khu công nghiệp, giao thông ùn tắc, hỗn loạn.
Theo nhiều công nhân, tình trạng ngập nước tại Khu công nghiệp Giao Long mỗi khi mưa xuống đã diễn ra nhiều năm nay, điều này gây khó khăn cho việc đi lại của công nhân; đồng thời, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp.
Chủ tịch HĐND Đà Nẵng: Dân bức xúc vì ngập lụt là đúng, phải giải quyết
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng dân bức xúc vì ngập lụt là đúng, chính đáng, vấn đề là chính quyền phải tập trung khắc phục, không thể đổ cho cơ chế, chính sách.
Ngày 13/12, ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp 15 HĐND TP Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, vấn đề ngập lụt đô thị và các giải pháp chống ngập được đặc biệt quan tâm.
Đại biểu Lê Văn Dũng (Phó trưởng Ban đô thị HĐND TP Đà Nẵng) cho biết, các đợt mưa lớn năm 2022, 2023 Đà Nẵng có 50 điểm ngập nước, trong đó nhiều điểm ngập nặng như tuyến đường Mẹ Suốt, Yên Thế-Bắc Sơn, kênh Phần Lăng, kiệt 96 Điện Biên Phủ...
Ông Dũng cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ngập, nhưng 2 nguyên nhân chính là tình trạng thời tiết cực đoan và mạng lưới thoát nước bất cập.
Theo số liệu thì từ năm 1979-2021, lượng mưa trung bình hằng năm tại Đà Nẵng trong 1 tiếng là khoảng 50mm, trong 3 tiếng cao nhất là 100mm. Đến năm 2023 trung bình 1 tiếng là 73mm, 3 tiếng là 145mm, 6 tiếng là 241mm và 24 giờ là 546mm. " Lượng mưa như trên quá sức đối với hệ thống thoát nước của thành phố hiện nay", ông Dũng nói.
Lực lực lượng công an Đà Nẵng cứu dân bị mắc kẹt trong mưa lụt.
Theo đại biểu Dũng, nguyên nhân chính thứ 2 là mạng lưới thoát nước hiện nay chưa khai thác hết lợi thế của địa hình tự nhiên là gần sông, gần vịnh. Các tuyến thoát nước đi lòng vòng, cùng hướng về một cửa xả dẫn đến xung đột, ngăn cản dòng chảy, thoát nước kém.
Ông Dũng dẫn chứng, nước từ Hồ Hòa Phú (huyện Hòa Vang), cầu Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu), cống Yên Thế - Bắc Sơn, kênh Khe Cạn (quận Cẩm Lệ), kênh Phần Lăng (quận Thanh Khê), hồ sân bay Đà Nẵng... đều đổ về sông Phú Lộc thì không thể thoát kịp.
Vì vậy, để xử lý tính trạng trên cần tận dụng địa thế, địa hình, cần ưu tiên nguồn vốn để xử lý hướng thoát nước phía Đông, bố trí thêm cửa xả, chia dòng nước lụt, tránh xung đột.
Cũng theo ông Dũng, khu vực sân bay có diện tích khoảng 850ha, có khoảng 5 lưu vực thoát nước ra ngoài, trong khi diện tích hồ chứa trong sân bay chỉ khoảng 20ha nên với lượng mưa hiện nay thì sẽ quá tải. Thành phố làm việc với sân bay để bố trí các cửa phai điều tiết lượng nước trong sân bay không cho thoát ra bên ngoài, khơi thông, nạo vét thêm hồ chứa.
Giải đáp vấn đề này, ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thừa nhận ngập lụt đô thị có nguyên nhân của việc quản lý đô thị. Một số khu vực ngập hiện chưa đầu tư được hạ tầng kỹ thuật thoát nước, tình trạng người dân xây nhà trên đất nông nghiệp.
Theo kế hoạch năm 2024, thành phố sẽ mua sắm trang thiết bị, nâng cao khả năng xử lý ngập úng đô thị cùng nhiều biện pháp cấp bách chống ngập.
Đối với "rốn lụt" Mẹ Suốt, UBND TP Đà Nẵng đã giao cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất cống thoát nước trên đường Phùng Hưng đoạn phường Hòa Minh ra vịnh Đà Nẵng nhằm giảm tải cho kênh Phú Lộc, hoàn thành thẩm định hồ sơ trong quý I/2024.
Trước mắt, thành phố đã chỉ đạo rà soát dòng chảy, đánh giá các bất cập để xử lý phù hợp trong tháng 1/2024. UBND thành phố cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước đang triển khai, khảo sát đánh giá để nạo vét cải tạo hồ điều tiết trước mùa mưa.
Chủ tịch HĐND Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết.
Phát biểu tại phiên thảo luận, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho rằng, người dân bức xúc về tình trạng ngập lụt đô thị là đúng, chính đáng, thành phố phải tập trung các giải pháp để khắc phục.
Ông Triết đề nghị ngành xây dựng cũng như các ngành khách phải làm đồng bộ, từ khâu đầu tư, kinh phí mua sắm, đến khâu quy hoạch, kỹ thuật. Ưu tiên nguồn lực giải quyết dứt điểm từng khu bị ngập nặng, không đầu tư dàn trải, được chỗ này chỗ khác lại ngập nặng.
Đường ngập lút bánh xe, người dân TP Thủ đức "đắp đê" ngăn nước tràn vào nhà Cơn mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở TP Thủ Đức (TP.HCM) ngập trong "biển nước", người dân phải "kích hoạt" những tấm chắn để ngăn nước vào nhà. Chiều 14/8, cơn mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở nhiều quận, huyện tại TP.HCM khiến bầu trời tối sầm. Tại TP Thủ Đức, hàng loạt tuyến đường trũng thấp bị...