Khắc phục tình trạng mất ATGT tuyến QL51 sau phản ánh của Tạp chí GTVT
Đơn vị chủ đầu tư khẩn trương tiến hành khắc phục những đoạn đường vạch sơn mờ, quét dọn bụi bặm, dặm vá ổ gà nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Ngày 25/11, ông Đinh Hồng Hà – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) chủ đầu tư dự án BOT QL51 cho biết: “Sau khi đọc bài viết phản ánh của Tạp chí GTVT về tình trạng mất ATGT trên tuyến quốc lộ 51 qua địa bàn TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai ngay lập tức chúng tôi đã cho đội ngũ cán bộ, công nhân rà soát và tiến hành khẩn trương khắc phục những đoạn đường vạch sơn bị mờ, tăng cường dọn dẹp vệ sinh và dặm vá ổ gà nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông”.
Chủ đầu tư BVEC tiến hành khắc phục những đoạn đường vạch sơn bị mờ.
Trước kia chúng tôi cho một đơn vị đấu thầu sơn kẻ vạch đường trên tuyến quốc lộ 51 tuy nhiên do không đủ năng lực tiếp tục triển khai nên đơn vị này vừa có văn bản trả lại. Sau khi tiếp nhận lại chúng đơn đã tiến hành khôi phục máy móc, nhân công tiến hành rà soát, duy tu sơn sửa những đoạn đường bong tróc, mờ vạch sơn đúng theo quy định. Sau nhiều năm đưa vào khai thác một số vị trí nút giao đã xuất hiện hư hỏng xuống cấp do mật độ các phương tiện tải trọng lớn thường xuyên lưu thông. Vì vậy chúng tôi đang tiến hành sửa chữa 3 nút giao hư hỏng nặng trên tuyến quốc lộ 51 đoạn qua tỉnh Đồng Nai gồm Km 2 200 (ngã ba Bến Gỗ, TP. Biên Hòa), Km 20 100 (ngã tư Lộc An, huyện Long Thành) và Km 30 200 (ngã ba 67, huyện Long Thành), ông Hà cho biết thêm.
Video đang HOT
Đất, cát chất dày đặc trên trên tuyến quốc lộ 51 đang được công nhân quét dọn.
Anh Phạm Kim Tường nhân viên Xí nghiệp duy tu BVEC cho biết: “Cứ 2 ngày chúng tôi quét dọn vệ sinh đường một lần nhưng do lượng phương tiện chở đất, đá rơi vãi quá nhiều chất thành đống, bụi bay mù mịt dân chịu không nổi kêu than quá trời nhưng tình trạng này vẫn không giảm”.
Xe ben chở vật liệu từ các mỏ đá là nguyên nhân gây ô nhiễm trên tuyến quốc lộ 51 qua địa bàn tình Đồng Nai.
Nhiều đoạn đường xuống cấp, đọng nước trên tuyến quốc lộ 51.
Theo ông Hà, hiện nay lưu lượng xe thực tế gấp 3 lần công suất thiết kế tuyến quốc lộ 51, mỗi ngày có 33 ngàn lượt xe, những ngày cuối tuần và lễ, tết tăng lên 48 ngàn lượt. Với lượt xe như vậy để giảm tình trạng bụi bặm, ô nhiễm môi trường trên tuyến quốc lộ 51 qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, địa phương cần phải siết chặt công tác kiểm tra xe chở đất, đá phải đảm bảo vệ sinh ngay từ các mỏ vật liệu, đường chuyên dùng, nút giao rồi mới cho lưu thông ra tuyến quốc lộ. Đồng thời cần có quy định khung giờ xe ben chở đất, đá từ các mỏ vật liệu để tránh tình trạng kẹt xe.
Lo nguồn vốn cho dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được chuyển giao cho Bộ GT-VT để triển khai các bước thủ tục đầu tư và dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện dự án vẫn đang là "nút thắt" chưa được tháo gỡ.
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành xây dựng sẽ giúp giảm tải lưu lượng phương tiện giao thông trên quốc lộ 51. Ảnh: Phạm Tùng
* Phấn đấu khởi công vào quý IV-2021
Dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ làm giảm áp lực giao thông đối với quốc lộ 51 và tạo tuyến kết nối mới cho vùng Đông Nam bộ. Đặc biệt, dự án này cũng sẽ giúp khai thác hết công suất cảng Cái Mép - Thị Vải vốn mới chỉ khai thác được 40% công suất do gặp khó khăn về giao thông.
Giám đốc Sở GT-VT Từ Nam Thành cho hay, hiện nay do lượng phương tiện lưu thông lớn nên tình trạng kẹt xe, ách tắc thường xuyên xảy ra trên tuyến quốc lộ 51. Do đó, việc sớm triển khai xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, trước hết sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ này, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
Trong tương lai, khi cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối, khai thác cảng hàng không lớn nhất cả nước này.
Để thực hiện dự án, Chính phủ đã giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất hình thức đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án này.
Cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn I) qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu theo hình thức PPP (hợp đồng BOT).
Theo đó, dự án có chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km; qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5km. Điểm đầu nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn tránh TP.Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai TP.Bà Rịa (quốc lộ 56).
Hiện nay, các bước thực hiện thủ tục đầu tư cho dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được chuyển giao cho Bộ GT-VT thực hiện.
Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho biết, hiện nay Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến góp ý các bộ, ngành để trình Thủ tướng phê duyệt dự án. "Chúng tôi cũng rất mong các cơ quan ủng hộ để phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và chúng ta có thể khởi công được vào cuối quý IV-2021" - Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết.
* Vẫn lo nguồn vốn
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình Chính phủ, dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư dự án hơn 19 ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và vốn huy động (khoảng hơn 12 ngàn tỷ đồng).
Dự án xây dựng 7 nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy, 4 cầu vượt đường ngang và 19 cầu đường ngang vượt đường cao tốc.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nêu rõ về phương án tài chính thanh toán vốn cho nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư thanh toán toàn bộ chi phí đầu tư, thực hiện đầu tư, duy tu bảo dưỡng công trình, chi phí hoạt động trong suốt thời gian khai thác dự án.
Nhà đầu tư thu hồi vốn thông qua thu phí, mức thu phí theo biểu giá quy định của Nhà nước. Trạm thu phí đặt trên tuyến đường mở mới phải đảm bảo lợi ích cho người dân khi tham gia giao thông.
Doanh thu thu phí để tính toán hoàn vốn cho dự án được xác định trên cơ sở dự báo lưu lượng xe; thời gian dự kiến thu phí từ năm 2025. Thời gian khai thác (thu phí) của nhà đầu tư dự kiến 24 năm 6 tháng (sẽ được xác định cụ thể trong bước đàm phán; ký kết hợp đồng dự án). Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Nói về nguồn vốn thực hiện dự án, Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho biết, hiện vẫn rất lo ngại về nguồn vốn thực hiện. Theo ông Lê Anh Tuấn, phải có nguồn ngân sách nhà nước (phần vốn công) để đảm bảo tính khả thi thì mới triển khai được theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn vốn đầu tư công trung hạn của nhiệm kỳ 2021-2025 chưa được Quốc hội thông qua. "Phải đến năm 2021, Quốc hội mới xem xét phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn. Do đó, Bộ GT-VT cũng rất lo lắng với thực trạng con gà, quả trứng lại đợi nhau" - Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho hay.
Phát huy vai trò tổ chức đảng trong đồng bào dân tộc ở Sóc Trăng Sóc Trăng là một trong số ít tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm tỷ lệ gần 31% số dân toàn tỉnh. Từ đặc thù này, thời gian qua, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành nhiều chủ trương, chính sách, cách làm mới trong công tác...