Khắc phục sự cố vỡ đập ở Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố vỡ đập Phân Lân, nhanh chóng giúp dân cư nơi đây ổn định cuộc sống, trở lại sản xuất bình thường.
Hồ và đập Phân Lân nằm ở thôn Phân Lân, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX và đã đã qua nhiều lần nâng cấp sửa chữa. Đây là một hồ đập nhỏ có diện tích lòng hồ trên dưới 1 ha, dung tích chứa nước theo thiết kế là 200.000 m3. Công trình được xây dựng nhằm đón nước từ rừng núi phía trên xuống, tích vào hồ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân ở một số địa phương; con đập của hồ đồng thời phục vụ đi lại cho người dân tại địa bàn này.
Đập Phân Lân bị vỡ khiến hàng tỷ đồng trôi theo dòng nước (Ảnh: Lao đông)
Lúc 19 giờ, ngày 3/8, hồ Phân Lân gặp mưa lớn, nước phía trên rừng, các khe suối dồn về nhanh trong khi công tác xả lũ không kịp thời khiến đập giữ nước của hồ bị tràn, vỡ.
Ông Nguyễn Văn Độ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc cho biết, đập của hồ Phân Lân đoạn vỡ có chiều dài hơn 20 mét, tính toán sơ bộ thì cần khoảng 300 m3 đất đá để xử lý đoạn vị vỡ này sẽ đầy nhưng sau bão số 5 thì trên địa bàn Vĩnh Phúc lại có cơn bão số 6 gây ảnh hưởng, nước trên nguồn vẫn về lớn, do đó việc đắp lại đập của hồ Phân Lân buộc phải chờ đợi mới xử lý đảm bảo yêu cầu chất lượng. Hiện nay, đoạn vỡ trên đập đã được bắc cầu tạm để người dân đi lại. Thiệt hại về tài sản của người dân khi vỡ đập xác định ban đầu chủ yếu là hàng tấn tôm, cá thất thoát ra ngoài đập và nhiều ruộng rau màu… Không thiệt hại về nhà cửa và người.
Ngoài đập hồ Phân Lân, trên địa bàn huyện Tam Đảo còn có ngầm Suối Son ở xã Đạo Trù và đập Đại Điền ở xã Đại Đình cũng bị sạt, bị vỡ. Để đảm bảo đi lại cho người dân an toàn, chính quyền đã cử lực lượng canh gác , làm cầu tạm và đang chờ nước lũ rút hẳn sẽ nhanh chóng tiến hành khắc phục sự cố. Tỉnh đã chuyển nguyên vật liệu, phương tiện, lực lượng để sẵn sàng thi công khi điều kiện cho phép.
Nguyễn Trọng Lịch
Video đang HOT
Theo TTXVN
Trận đánh không thể quên trên điểm cao 689
Có mặt tại Khe Sanh, Hướng Hóa vào những ngày đầu tháng 7 lịch sử, nơi đang sôi nổi kỷ niệm Chiến thắng Khe Sanh, tôi được nghe các cựu chiến binh kể lại nhiều câu chuyện cảm động về một trận đánh oanh liệt, hào hùng nhưng cũng nhiều mất mát.
Vượt đường sá xa xôi để đến Khe Sanh, đoàn Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ, thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246, Quân khu Việt Bắc (nay là Quân Khu 1) - những người trực tiếp tham gia trận đánh ác liệt 1968 giải phóng Hướng Hóa cách đây 45 năm trôi qua bồi hồi xúc động, lại có dịp quay trở về chiến trường xưa để thăm lại cứ điểm lịch sử, nơi ta và địch tranh giành nhau từng tấc đất, nơi những người đồng đội thân yêu của họ đã anh dũng hy sinh...
Thề tiêu diệt toàn bộ cứ điểm...
Trong suy nghĩ của Cựu chiến binh Nguyễn Đức Bình, nguyên Chỉ huy trận đánh cao điểm 689, vào ngày 7/7/1968, trận cuối cùng giải phóng Khe Sanh, Hướng Hóa vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Về thăm lại chiến trường, những ký ức cứ sống dậy trong tâm trí ông như mới vừa xảy ra.
Ông Bình nhớ lại trận đánh ác liệt trên điểm cao 689
Ông Bình kể lại: Ngày 6/7, Tiểu đoàn 3 nhận được lệnh đánh vào cao điểm 689, lúc này địch đang thất thủ và tuyên bố rút quân khỏi Khe Sanh. Trước tình hình trên, Ban chỉ huy trận đánh nhận định Tà Cơn là cứ điểm trọng yếu của địch nên theo kế hoạch, quân ta sẽ đánh thọc vào đây nhằm bẽ gãy âm mưu của chúng. Tôi được giao trọng trách là Đại đội phó chỉ huy trận đánh. Thời điểm này, tuyến hàng rào điện tử của địch đã được ta mở từ ngày 28/6, gồm 9 hàng rào, mỗi tuyến cách nhau 5m. Vào trận đánh, địch sử dụng vũ khí tối tân cùng các phương tiện hiện đại, chúng ném lựu đạn qua các cửa ngõ. Trong tình thế đó chúng tôi quyết định xông lên tấn công kẻ thù. Trận đánh diễn ra hết sức ác liệt, Mỹ - Ngụy được tăng cường quân số lớn hơn ta gấp nhiều lần, chính vì vậy quân ta cũng bị tổn thất lớn, Tiểu đoàn 3, C10 và C11 bị hy sinh gần 300 người. Dù chênh lệch về quân số nhưng trong trận đánh này, quân ta cũng tiêu diệt được hơn 300 quân địch.
Khi chúng ta chiếm được 2/3 chiến trường, quân Mỹ phản công ở đồi B và đồi C. Đến đêm 7/7, địch đã thất thủ tại chiến trường Khe Sanh, thừa thắng quân ta xông lên chiếm toàn bộ căn cứ. Địch phải lên trực thăng rút khỏi căn cứ Tà Cơn. Ngày 9/7, Khe Sanh, Hướng Hóa sạch bóng quân thù, đây cũng là huyện đầu tiên của miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Khu di tích Tà Cơn - nơi sẽ được dựng lại thời kỳ ác liệt nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh
Đến bây giờ nhắc lại trận chiến ở điểm cao 689, ông Bình vẫn chưa quên được hình ảnh liệt sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước lúc hy sinh, liệt sĩ Khoát đã móc túi lấy tiền đưa cho đồng đội nhờ nộp Đảng phí cho tổ chức Đảng. "Trước lúc anh Khoát ra đi, anh vẫn không quên nghĩa vụ của một người lính, người Đảng viên cách mạng" - giọng ông Bình trầm buồn.
Một kỷ niệm buồn khác khiến ông Bình day dứt, trong chận chiến ác liệt giữa ta và địch, anh Phương (một chiến sĩ của Tiểu đoàn 3) trong lúc xông trận đã bị địch bắn vào bụng. "Lúc đó, thân xác anh ấy ngả vào đầu tôi, máu me chảy khắp người... Thương tiếc cho những đồng đội đã ngã xuống, chúng tôi thề phải tiêu diệt toàn bộ cứ điểm của địch. Trước khi vào đây, tôi vẫn thường nằm mơ thấy anh".
Ngược dòng ký ức
Giữa trưa nắng chói chang của miền Trung, những Cựu chiến binh thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246 trở lại cứ điểm Tà Cơn để thăm lại chiến trường một thời ác liệt. Những kỷ niệm năm nào lại sống dậy trong tâm trí của mỗi người.
Cựu chiến binh Tiểu đoàn 3 chụp ảnh lưu niệm với Phóng viên chiến trường Trần Duy Hinh
Anh hùng LLVTND Nguyễn Hữu Quyền, xúc động nói: "Sau 45 năm, chúng tôi lại có dịp trở về Khe Sanh để dâng lên phần mộ các anh nén tâm nhang tưởng nhớ. Mỗi bước đi, chúng tôi nghe từng nhịp đập và hơi thở các anh, mong cho linh hồn các anh được yên nghỉ. Trong trận đánh tại điểm cao 689, ông Quyền đã lập nhiều thành tích và cũng là người được giao trọng trách phải cắm bằng được lá cờ giải phóng trên căn cứ Tà Cơn.
Anh hùng LLVTND Nguyễn Hữu Quyền kể lại chiến thắng Khe Sanh
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, Trưởng ban liên lạc, nguyên chiến sĩ "Tiểu đoàn K3 - Tam Đảo anh hùng" chưa thể quên được quá khứ hào hùng. Cái tên Tiểu đoàn K3 - Tam Đảo đã đi vào lịch sử với thắng lợi trong chiến dịch giải phóng Khe Sanh - đường 9, chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - nơi ta và địch giành nhau từng tấc đất, mỗi m2 là biết bao xương máu của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống. Nơi đây, các cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao quyết tâm: "K3 - Tam Đảo còn thì Thành cổ Quảng Trị còn". Suốt thời gian này, đơn vị của ông Hợi đã phải chịu biết bao tổn thất, phần lớn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh.
Những dòng ký ức năm nào cứ hiện về trong tâm trí Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi
Nhắc đến chiến thắng Khe Sanh, ông Hợi kể: Hồi đó, Khe Sanh được địch xem là "Điện Biên Phủ thứ 2" ở Việt Nam, có lúc địch tăng cường quân số lên vài nghìn người. Nhận được chỉ thị phải tiêu diệt địch ở Khe Sanh, đêm 28 rạng ngày 29/6/1968, Trung đội 1, Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 của Anh hùng, liệt sĩ Phạm Ngọc Khánh đã phản công địch khắp mọi hướng. Trong trận này ta đã tiêu diệt được 114 tên địch, phá hủy 3 hầm ngầm. Tham gia chiến dịch này, Tiểu đoàn 3 Tam Đảo có 37 người, đã hy sinh 13 người, bị thương 6 người. Sau trận này, Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 do anh Nguyễn Đức Bình chỉ huy đã mở một trận đánh quyết định, buộc địch phải rút lui khỏi Khe Sanh, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
Trong tâm trí của Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, mảnh đất Quảng Trị đã ăn sâu vào máu thịt, nơi đây có rất nhiều đồng đội của ông đã ngã xuống. Đến bây giờ nhắc lại ông vẫn thấy nhói lòng. Những kỷ niệm về một thời kỳ ác liệt được ông đưa vào tập "Nhật ký Nguyễn Văn Hợi: Từ Khe Sanh đến Thành cổ Quảng Trị" ghi lại những khoảnh khắc ông cùng động đội chiến đấu trên chiến trường và những kỷ niệm khó quên.
Theo Dantri
Tam Đảo - Điều hấp dẫn từ cái tên quen thuộc Lên Tam Đảo để nghỉ ngơi, ngủ một giấc trong không khí trong lành, café ngắm mây bay gió thổi, ăn một bữa ăn với ngọn su su làm món chính, thư thả dạo bộ trên những con đường dốc là một gợi ý hấp dẫn cho hai ngày cuối tuần. Tam Đảo - cái tên đã quá quen thuộc với người Hà...